Giáo dục VN đáng lẽ cải tiến được và có thể phát triển tốt. Nhưng tân quan, tân chính sách, tư duy nhiệm kỳ, chưa kể lợi ích nhóm nên dù đã thực hiện cải tiến nhiều lần trong mấy chục năm qua nhưng đều là cải lùi. Con cái chúng ta và bản thân cả các bố mẹ, ông bà đều bị cuốn hút vào học để thi, để lấy bằng cấp. Coi đó là tiêu chí chính mà quên đi nhiệm vụ học là để biến các HS thành người có ích, biết chủ động độc lập trong suy nghĩ .... Còn kiến thức chỉ là một phần vì học là cả đời, kiến thức liên tục được bổ sung, thay đổi. Học hôm nay có thể chưa thích ứng với hôm sau. Nhưng nếu học được cách tư duy thì dù có thay đổi vẫn có thể thích ứng, học lại, học thêm được.
Bên Tây cơ bản họ chỉ học đến lớp 9 là đã phân hóa thành 2 ngả rõ ràng: đi học nghề hoặc đi học phổ thông tiếp để vào ĐH. Bời vì cơ bản kiến thức nền tảng nhất thì học hết 9 lớp là có thể hiểu và tiếp tục làm nghề được rồi. Ở ta do tư duy lệch nên cứ phải hết lớp 12, hết ĐH, nay thì đua nhau Th.s rồi TS nhưng thực chất là học vẹt, copy past, học mẹo là chính. Chúng ta tự hào với các HS đoạt giải quốc tế, nhưng thử hỏi bao người trong số đó đã thành nhân vật sáng giá trong khoa học, quản lý .... phục vụ cho đất nước ?
Thật nực cười khi tuyển công nhân may thôi cũng cần tốt nghiệp lớp 12, trong khi đó nếu chỉ cần học hết lớp 9 mà đi học may ngay thì 3 năm (tương đương thời gian xong lớp 12) đã thành người đạp máy khâu thuần thục, có khi thành nghệ nhân ko chừng.