Thuật ngữ của dân chụp ảnh

Biển số
OF-22
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
7,660
Động cơ
645,323 Mã lực
Em mới chụp được 1 thời gian ngắn, cũng chưa biết được nhiều. Nhưng qua tiếp xúc với 1 số bác thấy các bác già hồi trước chụp phim có 1 số thuật ngữ rất hay. Em ví dụ vài từ mà em biết, các bác @vunhat, @xentoc, @dungkhom đóng góp thêm nhé.

1. Cháy: cái này thì hầu như ai chụp ảnh cũng biết, phần bị sáng hết cỡ thành màu trắng, lúc đó thì vùng bị cháy đó mất hết chi tiết và chỉ còn màu trắng 100%

2. Bết : Là phần bị đen đặc, nghĩa là quá tối, phim hoặc sensor ko thể hiện được nữa. Lúc này phần bị bết chỉ còn 100% màu đen

3. Nguýt : là 1 phần của ảnh bị khuyết và hiện lên màu đen trong bức ảnh, thông thường nhất, rõ nhất là dùng ống kính của máy số crop 1.5, 1.6 lắp sang máy phim 35mm. Ảnh chỉ có 1 vòng tròn ở giữa là sáng có chi tiết, còn bao quanh là 1 viền đen. Nguýt cũng có thể là do đầu ống kính to quá che đèn flash tạo ra 1 quầng đen phía dưới bức ảnh .

4. Lốp sáng : Cái này giống hệt như cháy thì phải .

5. Lia, hay lia máy : Tương đương với panning trong tiếng Anh, tức là chụp ở tốc độ chậm vừa phải và vừa chụp vừa đuổi theo đối tượng đang di động. Lấy được nét đối tượng,còn khung cảnh thì nhoè .


Em chỉ biết đến thế thôi, các bác có kinh nghiệm gì thì đóng góp thêm nhé.
 

vunhat

Xe buýt
Biển số
OF-395
Ngày cấp bằng
19/6/06
Số km
784
Động cơ
587,890 Mã lực
Website
WWW.VUNHATCAMERA.COM
Bác nói hết mịa nó rồi éo có gì mà lói cả
à /6: "Halo": lớp tráng màu trên ống kính đã lão hóa or do lau nhiều quá => hình ảnh chụp ở ánh sáng mạnh ko tạo được đường viền rõ nét
VD: chụp một ông mặc áo trắng nõn đứng giữa trời nắng , hình ảnh kém cho thấy ,áo trắng ko rõ đường viền mà sẽ bị "bông " hình ảnh
Tạm thế đã ,nghĩ tiếp
 
Biển số
OF-22
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
7,660
Động cơ
645,323 Mã lực
Táng thêm 1 ít thuật ngữ tiếng Anh rồi bác nào dịch ra tiếng Việt cho em xem nó là cái gì nhé. Em ko biết trong tiếng Việt nó cái gì.

- Bokeh : là phần nhòa phía sau đối tượng chụp, hiệu ứng này tạo ra thông thường do ống kính có độ mở lớn, hoặc khi chụp bằng ống tele, người ta hay gọi là xóa phông đẹp, nhưng em thấy chưa chính xác lắm thì phải. Xóa phông là động từ, còn bokeh là danh từ.
 

xentoc

Xe buýt
Biển số
OF-848
Ngày cấp bằng
21/7/06
Số km
670
Động cơ
583,400 Mã lực
Nơi ở
Le Club 162 Phương Liệt
Em không biết gì nhiều, mấy cái biết lơ mơ bác cũng đã nói roài. Riêng về halo thì để em nghĩ thêm :^) dưng mà đại loại là lỗi do ống kính thu được khúc xạ của ánh sáng ngược nên thường có quầng ở góc trên ảnh
 

Cuti_95

Xe hơi
Biển số
OF-2422
Ngày cấp bằng
18/11/06
Số km
135
Động cơ
566,050 Mã lực
Lốp sáng có nghĩa là phần đó bị "cháy" có thể do nhiều nguyên nhân:
mặt trời chiếu h oawc võ flash quá gần
 

Cuti_95

Xe hơi
Biển số
OF-2422
Ngày cấp bằng
18/11/06
Số km
135
Động cơ
566,050 Mã lực
sorry wrong click

Lốp sáng là do bị over exposure cục bộ: thường là do

- chụp ảnh dượi năng chọi chang
- dèn flash quá gần (máy đời mới không bị thế)
- và một nguyên nhân nữa là do máy thằng cha stupid phòng lab cứ tự điều chỉnh cho ảnh sáng lên đều tức là các goc tối nhất của ảnh cũng phải sáng lên, làm cho chỗ mình đình nhấn bị overexposured. Chúng nó quan niệm ảnh đẹp là sáng và nét mà
 

vunhat

Xe buýt
Biển số
OF-395
Ngày cấp bằng
19/6/06
Số km
784
Động cơ
587,890 Mã lực
Website
WWW.VUNHATCAMERA.COM
Dễ hiểu nhất của từ "Lốp sáng" : là chụp với tốc độ và khẩu độ quá thấp so với điều kiện ánh sáng thực tế or chụp bắng đèn flash quá gần => Ảnh bị thừa sáng ="lốp sáng":D
 
Biển số
OF-22
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
7,660
Động cơ
645,323 Mã lực
Em tiếp về mấy cái thuật ngữ tiếng Anh nhé.

Vignetting In photography and optics, vignetting is a reduction in image brightness in the image periphery compared to the image center.

Cái này dịch ra thì đúng là nó tương đương với "nguýt" trong tiếng Việt rồi . Nghĩa là phần góc ảnh bị đen hơn phần trung tâm của ảnh.


Ảnh ví dụ:



Flare : là khi chụp thẳng hoặc cạnh 1 nguồn sáng mạnh, như chụp vào mặt trời, bóng đèn cao áp, sẽ có những tia, quầng ho ặc mờ trên ảnh. Tùy theo cấu tạo của ống kính mà có ống kính chống flare tốt hơn ống kính khác.

Cái flare này có giống halo ko hả bác @Vunhat

Ảnh ví dụ :
 
Chỉnh sửa cuối:

lengkeng

Xe tăng
Biển số
OF-105
Ngày cấp bằng
7/6/06
Số km
1,691
Động cơ
597,520 Mã lực
Cái này dân chụp ảnh nó hay gọi là "bay màu" thì phải :(
Bác nói hết mịa nó rồi éo có gì mà lói cả
à /6: "Halo": lớp tráng màu trên ống kính đã lão hóa or do lau nhiều quá => hình ảnh chụp ở ánh sáng mạnh ko tạo được đường viền rõ nét
VD: chụp một ông mặc áo trắng nõn đứng giữa trời nắng , hình ảnh kém cho thấy ,áo trắng ko rõ đường viền mà sẽ bị "bông " hình ảnh
Tạm thế đã ,nghĩ tiếp
 

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
10,856
Động cơ
686,853 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã

f-number = độ dài tiêu cự ống kính/ đường kính lỗ xuyên sáng

Cơ cấu chỉnh khẩu độ chính là một loại van tiết lưu ánh sáng đặt trong ống kính, cấu tạo bởi các lá thép mỏng chồng so le với nhau, ở giữa mở ra một lỗ tròn đồng tâm với các thấu kính.


Các cánh thép này có thể trượt trên nhau khi ta điều chỉnh để tạo ra độ mở lớn hay nhỏ cho ánh sáng đi qua. Hoạt động bóp nhỏ/mở rộng khẩu độ của ống kính giống như sự điều tiết của con ngươi mắt. Độ mở lớn hay nhỏ sẽ cho ánh sáng đi vào phim hay CCD (của digital camera) nhiều hay ít. Trị số khẩu độ được sắp xếp theo chuỗi lớn dần gọi là f-number. Độ mở ống kính là giá trị được xác định bởi độ dài tiêu cự (focal length = khoảng cách từ tâm ống kính tới mặt phim hay CCD) của nó với đường kính lỗ xuyên sáng do các lá thép mở ra.



Ví dụ: nếu ta có một ống kính tiêu cự 50 mm, đường kính lỗ xuyên sáng lớn nhất là 35 mm thì f-number gần bằng 1,4. Trên thân ống kính (hay thước đo khẩu độ của digital camera) khẩu độ được chia thành các nấc trong một chuỗi. Trong chuỗi này, trị số càng nhỏ thì độ mở ống kính càng lớn.



Trên một dãy ngang, các trị số liền kề chênh lệch nhau một khẩu (f-stop). Xoay vòng chỉnh từ 2 sang 2,8 là đóng một khẩu, về giá trị 1,4 là mở một khẩu. Theo chiều từ trái qua phải, trên một hàng ngang, lượng ánh sáng đi qua mỗi khẩu độ sẽ giảm còn một nửa. Hàng số bên dưới hiển thị các giá trị lệch nửa khẩu so với hàng trên. Ví dụ: từ 1,4 sang 1,8 là đóng hẹp lại nửa khẩu, nhưng khi chuyển từ 1,8 sang 2,5 tức là đóng một khẩu.



Trên thước đo khẩu độ của các ống kính thông thường không nhất thiết phải có hàng số bên dưới. Cũng không có ống kính nào được thiết kế với dải khẩu độ rộng như trên. Độ mở lớn nhất (tương đương với số f-number nhỏ nhất) tùy thuộc vào thiết kế của nhà sản xuất và thường biểu thị độ nhạy của ống kính. Chỉ số này thường được in thẳng trên sản phẩm quang học như một thông số căn bản. Ví dụ: Carl Zeiss Vario Sonnar 2-2-4/ 9,7-48,5. Có nghĩa là: nhà sản xuất Carl Zeiss, loại zoom Vario Sonnar, độ mở tối đa của ống kính thay đổi từ f2 đến f2,4 khi điều chỉnh tiêu cự từ 9,7 mm đến 48,5 mm.







Với các ống kính autofocus hoặc loại gắn liền trên compact digital camera, người ta không thiết kế vòng chỉnh khẩu độ. Trị số độ mở ống kính được điều chỉnh bằng một bánh xe trên thân máy hoặc thông qua menu hiển thị trên màn hình LCD.



Tuy chức năng chính của cơ cấu chỉnh khẩu độ là điều chỉnh lượng ánh sáng đi vào phim, nó còn có tác dụng chi phối độ nét sâu (depth of field) trên hình ảnh cuối cùng ghi vào phim hoặc CCD. Độ mở càng nhỏ thì ảnh càng nét sâu, độ mở càng lớn thì vùng ảnh rõ càng cạn.



Những ống kính hiện đại luôn ở trong trạng thái mở lớn nhất để hỗ trợ ánh sáng cho việc canh nét. Chỉ khi có trập nhấn xuống thì cơ phận chỉnh khẩu độ mới đóng các lá thép lại theo thông số xác định trước. Tuy nhiên, điều này lại dẫn đến một nhược điểm là khung cảnh hiện ra trong kính ngắm luôn ở tình trạng nét nông nhất và không phản ánh đúng chiều sâu ảnh trường thực tế sẽ được ghi hình.







Ở một số máy chuyên nghiệp hiện đại, nhược điểm này được khắc phục bằng nút bấm xem trước vùng ảnh rõ (depth of field preview button). Khi nút này được nhấn, máy sẽ điều chỉnh các lá thép đóng lại theo khẩu độ định trước để người chụp thấy chiều sâu ảnh thực tế sẽ được ghi vào phim.



Trên những ống kính đời cũ, các tay máy chỉ xác định được chiều sâu nét và vòng chỉnh khẩu độ. Những máy ảnh chuyên nghiệp hiện đại thường được lập trình sẵn để tự động đặt khẩu độ tạo ra vùng ảnh rõ mong muốn. Tính năng này có tên gọi là depth program. Khi kích hoạt chế độ này, người chụp chỉ cần canh nét lần lượt vào điểm gần nhất sau đó tới điểm xa nhất mà anh ta muốn lấy vào hình ảnh cuối cùng, máy sẽ tự tính ra khẩu độ tối ưu cho tình huông đó. Kết quả là trên hình ảnh nhận được, tất cả các vật thể nằm giữa hai điểm đầu cuối vừa chọn đều rõ nét.

(Theo NGHE NHÌN)
 

vunhat

Xe buýt
Biển số
OF-395
Ngày cấp bằng
19/6/06
Số km
784
Động cơ
587,890 Mã lực
Website
WWW.VUNHATCAMERA.COM
[
Flare : là khi chụp thẳng hoặc cạnh 1 nguồn sáng mạnh, như chụp vào mặt trời, bóng đèn cao áp, sẽ có những tia, quầng ho ặc mờ trên ảnh. Tùy theo cấu tạo của ống kính mà có ống kính chống flare tốt hơn ống kính khác.

Cái flare này có giống halo ko hả bác @Vunhat

Ảnh ví dụ :
[/QUOTE]


Thực ra FLARE nói về cấu tạo ống kính khi chụp vào những nơi anh sáng mạnh mà cho ra bức ảnh ko được trong trẻo
Còn "halo" Chụp áo trắng ko thôi đã "Bông "ảnh roài
 

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
10,856
Động cơ
686,853 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
*Thân máy: Một thân máy cho dù của bất kỳ hãng nào, nói chung gồm những bộ phận cơ bản sau: - Núm quay tua phim về, - Vòng tốc độ, - Cần lên phim, - Lẫy gạt chụp chồng hình (tuỳ từng máy có máy có, máy không) , - Vòng ABC về nhiếp ảnh chỉnh độ nhạy bắt sáng của phim., - Đế cắm đèn chụp (đèn flash), - , Lẫy chụp tự động, - Nút nhả để tua phim về, - N út chụp, - Nắp lưng máy.
Khi mở nắp lưng máy ra ta sẽ thấy 1 màng chắn nằm ở khoảng giữa của thân. Màng chắn này chính là "cửa trập". đây là bộ phận quan trọng nhất của thân máy, có liên quan mật thiết tới tốc độ chụp. Tốc độ càng cao màng trập chuyển động càng nhanh và ngược lại. Tuỳ từng loại máy mà chất liệu làm và kiểu hướng chuyển động cũng khác nhau, nhưng chúng có 1 điểm chung là rất mỏng vì vậy khi mở nắp để lắp hay lấy phim tránh không chạm, hay làm trầy xước nó . Đặc biệt khi chụp nửa chừng mà muốn tháo, cắt phim thì rất cẩn thận với mũi kéo vì lúc đó toàn bộ máy nằm trong "túi đen", mắt không nhìn thấy mà chỉ thao tác bằng cảm giác thôi.

Ống kính: Đây là bộ phận quan trọng quyết định chất lượng của ảnh, nó là bộ phận quang học để thu hình ảnh từ hình thật bằng phương tiện "truyền" là ánh sáng để lưu lại trên phim chụp. Vì là bộ phận quang học n ên ống kính gồm nhiều thấu kính gép lại nên có thể nói chất lượng của thấu kính quyết định chất lượng ống k ính. Thấu kính có lượng quang sai ít sẽ càng cho ra hình ảnh sắc nét, trung thực hơn. dựa v ào điểm này nên các nhà sản xuất cho ra đời nhiều loại ống kính với các chất lượng khác nhau, chẳng hạn cùng ống kính do Nikkor sản xuất như zoom 28 - 70 G, nhưng nếu đổi thành 28-70 ED thì chất lượng và giá cả của 2 loại đó hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên tiền nào của đấy nếu có it tiền thì chỉ cần chạy loại G thôi cũng đã thấy đẹp rồi nên mọi người cũng không nên băn khoăn khi thấy mình ít ti n quá. Song nên nhớ bao giờ cũng ưu tiên đầu tư vào ống kính nhiều hơn là cho thân máy.

*Cấu tạo ống kính: ống kính bao giờ cũng có hai bộ phận cơ bản là thấu kính và cửa mở sáng. Với mỗi loại ống kính khác nhau thì số lượng, cấu tạo và hình dáng của các thấu kính này cũng khác nhau.
Cửa mở sáng: Thường được làm bằng các lá thép mỏng xếp vòng tròn có nguyên lý hoạt động xòe ra cụp vào như chiếc quạt giấy. Chúng được dùng để khống chế, điều chỉnh lượng ánh sáng mang thông tin của hình ảnh vào phim.
Trên ống kính trong bài viết này (máy Nilon FM2) với ống Normal thường có 3 vòng trị số, còn các ống khác chỉ có 2 vòng.: vòng điều chỉnh sáng, vòng tính độ nét sâu của ảnh, vòng lấy nét.
Vòng điều chỉnh ánh sáng (cửa sáng, điều sáng...) (1) có Các trị số thường thấy trên ống kính là: 1, 4; 2; 8; 4; 5, 6; 8; 11; 16; 22... (trị số 5,6 và 8 được gọi là độ mở trung bình). Trị số càng lớn tức là cửa sáng càng đóng nhỏ và ngược lại. Cửa sáng càng mở to độ nét sâu càng nông, ngược lại cửa sáng càng khép nhỏ (22, 31...) thì độ nét sâu càng lớn.
Vòng lấy nét (còn gọi là focus) (2) tuỳ từng loại ống kính mà các trị số ghi trên vạch này khác nhau tính bằng feet (f) hay met (m).
Vòng tĩnh (vòng c ô ố đ ịnh ) để tính độ nét sâu của ảnh (3) Trên vòng này người ta in hai dòng chữ số giống nhau tính từ tâm điểm của vòng này về bên trái và phải. VD: Trên ống Nikon normal: độ nét 5m và mở 5,6 thì độ nét sâu của ảnh là từ 3,8m đến 6,2m
*Các loại ống kính
Ống Normal: là ống tiêu chuẩn, trong bài này có tiêu cự f= 50mm, góc chụp của nó là 46 độ. Ống này có ưu điểm là không làm biến dạng vật chụp nên thường được dùng chụp lại tranh ảnh, bản đồ...
Ống góc rộng (Wide): là ống kính có tiêu cự nhỏ hơn 50mm, góc chụp lớn hơn 46 độ, độ nét sâu lớn, hay được dùng trong chụp quảng cáo, phong cảnh.
Ống ống góc hẹp (Tele): là ống kính có tiêu cự lớn hơn 50mm, góc chụp nhỏ hơn 46 độ. Do tiêu cự dài nên độ nét sâu kém, góc chụp hẹp thường dùng chụp các vật ở xa, chụp chân dung, tĩnh vật (để xoá mờ phông phía sau làm nổi chủ đề).
Ống Zoom: là ống kính thay đổi được nhiều tiêu cự khác nhau, vì tiêu cực của ống có thể thay đổi nên ống này có tính đa năng dùng cho nhiều chủ đề khác nhau.
Ống Micro hay Macro: là ống kính để chụp các vật có kích thước nhỏ

(nghethuatnhiepanh.com)
 

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
10,856
Động cơ
686,853 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
*Độ nhạy của phim:
Là độ nhạy bắt sáng của phim thường được ký hiệu: ASA, ISO, DIN..., 100 Asa = 100 Iso = 20 Din. Phim có độ nhậy bắt sáng càng cao thì độ mịn càng kém, và ngược lại phim có độ nhạy thấp thì cho độ mịn cao. Độ nhạy trong khoảng t ừ 20 đ ến 60 ASA là phim có độ nhạy thấp. 100, 200 ASA là phim có độ nhạy trung bình, thông thường ta dùng phim này, vừa phù hợp với ánh sáng hay gặp lại vừa cho độ mịn tương đối ổn. Từ 400 ASA trở lên là phim có độ nhạy cao, thường dùng nơi có ánh sáng yếu, hoặc chụp thể thao vì trong hoàn cảnh này tốc độ di chuyển của đối tượng chụp rất nhanh phải chụp ở tốc độ cao thì mới "bắt chết" đối tượng chụp được.
*Nhiệt độ màu: đơn vị tính là Kelvins(K), đây là nhiệt độ của ánh sáng, nó phản ánh sắc độ của vật chụp, mỗi nguồn sáng khác nhau có 1 nhiệt độ màu khác nhau và do vậy khi chụp mầu sắc cho ra cũng khác nhau. Ánh sáng cho mầu sắc trung thực nhất đó là ánh sáng ban ngày, (daylight) hay còn gọi "ánh sáng trắng", nó có nhiệt độ màu khoảng 5400 độ K. Tuy nhiên trong một ngày tuỳ từng thời điểm khác nhau thì nhiệt độ màu của ánh sáng cũng khác nhau. Buổi sáng trước 9h, nhiệt độ màu là trên 6000 độ K, Từ 9h - 12h = 5200 - 5700 độ K, Buổi chiều từ 13h - 16h = 4500 - 4000 độ K. Còn khi hoàng hôn 16h - 18h thì nhiệt độ màu từ 4000 - 2500 độ K. Nếu nhiệt độ màu từ 6000 độ K trở lên (ánh sáng đèn tuýp) thường cho sắc xanh của Neon, từ 5200 - 5800 độ K (ánh sáng đèn điện tử (flash)) cho màu trung thực, còn từ 4500 độ K trở xuống (ánh sáng đèn vàng (đèn tóc tròn)) thì cho sắc vàng đỏ.
Căn cứ vào nhiệt độ mầu thì hiện trên thị trường có 2 loại phim: Phim có ký hiệu Daylight (phim chụp cho ánh sáng ban ngày tự nhiên, ánh sáng trắng) và Phim dùng cho đèn Tunsram (đèn có sắc thái vàng đỏ, bóng điện vàng) nên khi mua phim thì cần lưu ý cho đúng loại nếu không khi chụp sẽ sai mầu. khắc phục tình trạng này người ta chế tạo ra các kính lọc để chuyển đổi nhiệt độ màu của các nguồn sáng. VD: từ nguồn sáng có nhiệt độ màu 6.300 độ k sang 5400 độ k hay từ 4300 thành 5400 độ k.

Ánh sáng ngược, ánh sáng thuận:
Ánh sáng ngược là ánh sáng mà nguồn sáng được chiếu từ phía sau lưng của đối tượng chụp như mặt trời chiếu sau lưng chiếu lên. Ánh sáng thuận (hay xuôi sáng) là ánh sáng phát ra từ phía người chụp
Tiêu cự:
là khả năng phóng đại của ống kính, tiêu cự càng ngắn góc chụp càng rộng và ngược lại tiêu cự càng dài góc chụp càng hẹp.

Độ nét sâu của ảnh:
là khoảng nét tính từ vật chụp ra phía trước và phía sau vật được chụp. Khoảng nét này phụ thuộc vào độ mở và tiêu cự. Cửa sáng càng mở rộng độ nét sâu càng hẹp, càng khép sâu độ nét sâu càng lớn. Tiêu cự càng dài cho độ nét sâu càng hẹp và ngược lại. VD: Chụp phong cảnh đòi hỏi nét sâu nên ta dùng ống kính có tiêu cự ngắn và đóng hết ống kính. Chụp chân dung, để nổi bật chủ đề (xoá phông, làm nhoè phía sau chủ đề chụp) nên dùng ống kính có tiêu cự dài và mở hết ống kính.

Tốc độ chụp:
Là khoảng thời gian từ khi ta bấm máy chụp để màn trập mở ra đến khi màn trập đóng vào. Màn trập (hay cửa trập) được hiểu như cánh cửa của thân máy ảnh. Khi ấn nút chụp thì màn trập mở ra để nhận "thông tin" (là nguồn sáng mang "tín hiệu" của đối tượng chụp) đi qua ống kính ghi lại trên film, và khi buông tay khỏi nút chụp thì màn trập đóng vào. Tốc độ từ 1/15 trở xuống được gọi là tốc độ chậm, dùng chụp cảnh đêm, ánh sáng yếu hay tạo dòng nước chảy thành các dải lụa mờ. Khi chụp nên dùng chân máy và dây bấm chụp. Ký hiệu B trên vòng tốc độ là tốc độ chụp chậm theo ý muốn, cửa trập được mở cho đến khi nào ta bỏ tay khỏi nút chụp thì lúc đó cửa trập đóng. Tốc độ này rất thuận tiện khi chụp là pháo hoa.Tốc độ từ: 1/30 -1/125 là trung bình, từ 1/500 trở lên là cao, tốc độ cao dùng để bắt chết hình ảnh trong thể thao hay vật di động.... Ngoài ra trên vòng tốc độ còn các ký hiệu khác như hình bóng điện hay tia chớp đó là tốc độ "ăn đèn" của máy, nghĩa là tốc độ kể từ nó trở xuống máy luôn luôn cho chụp với đèn điện tử flash.

Thời chụp:
là sự phối hợp giữa tốc độ chụp và cửa điều sáng, chẳng hạn thời chụp 125-5,6 nghĩa là bức ảnh đó được chụp ở tốc độ 1/125, cửa sáng mở 5,6.
Ba yếu tố: tốc độ, cửa sáng, độ nhạy của phim có mối quan hệ rất mật thiết với nhau, cứ tăng một nấc của yếu tố này thì phải giảm một nấc của yếu tố kia. Trong rất nhiều trường hợp người ta vận dụng mối tương tác này để tính cho đúng sáng như khi chụp đêm, chụp chồng hình....
VD: Một bức ảnh có thời chụp: 1/125-5,6 với ISO 100 là đúng sáng, ta có thể
đổi thành các thời chụp sau mà vẫn đảm bảo đúng sáng như ban đầu: 250 - 4 - ISO 100, 500 - 2,8 - ISO 100 hoặc 125 - 4 - ISO 80, 125 - 8 - ISO 200

(nghethuatnhiepanh.com)
 
Biển số
OF-22
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
7,660
Động cơ
645,323 Mã lực
Viền tím :

Chromatic aberration and Purple fringing: Hai thuật ngữ này gần giống nhau, nói đến hiện tượng chụp ảnh ra đối tượng bị viền tím. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến xảy ra hiện tượng nhưng tập trung chủ yếu vào một số yếu tố. Ống kính chất lượng thấu kính ko tốt, lớp phủ thấu kính ko tốt, tấm lowpass filter của sensor kém.

ví dụ:
 
Chỉnh sửa cuối:

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
10,856
Động cơ
686,853 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
hé hé cũng là thuật ngữ nhá
bởi em có ông bạn mình ngồi nói thân máy vơí ông skính với ổng 1 lúc ổng hỏi lại thân máy là gì vậy bay?? Á coi như công toi cả buổi chiều ngồi tao đàn.
nói thật vơí bác NZA chứ L thì có gì mà review. mà có rview thfi chắc gì đã rview ngon hơn bậc cha chú thôi cứ đi "trần thuật lại" cho nó lành chứ rview mà sai ối ng đánh cho hỏng ngưòi á
 

vunhat

Xe buýt
Biển số
OF-395
Ngày cấp bằng
19/6/06
Số km
784
Động cơ
587,890 Mã lực
Website
WWW.VUNHATCAMERA.COM
Theo em nên viết những gì bằng kinh nghiệm của mình vẫn hay hơn là cop ở đâu đó
Nhất đây là box nhiếp ảnh
 

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
10,856
Động cơ
686,853 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
Hầu như mọi máy ảnh trên thị trường hiện nay đều có một cách thức nào đó để điều chỉnh độ phơi sáng, kể cả những máy tự động hoàn toàn. Hệ thống đo sáng mà phần lớn máy ảnh sử dụng được gọi là "bù trừ độ phơi sáng".

Về mặt lý thuyết, độ sáng của đối tượng được chụp là yếu tố quan trọng nhất quyết định độ phơi sáng của ảnh. Do đó, tất cả các máy ảnh đều phải đo độ sáng của đối tượng trước khi căn cứ vào thông số đo sáng để chọn độ mở ống kính và tốc độ chụp để ảnh có độ phơi sáng hợp lý nhất.

Thế nhưng, hệ thống tự động của máy ảnh không phải lúc nào cũng làm việc chính xác. Một số đối tượng nhất định có thể làm cho hệ thống đo sáng "nhầm lẫn", tức là định lượng độ sáng của ánh sáng từ đối tượng thấp hơn hoặc cao
hơn trị số thực, và ảnh chụp được sẽ có độ phơi sáng cao hơn hoặc thấp hơn mức chuẩn. Trong những tình huống này, cách duy nhất để khắc phục sự sai sót của máy ảnh tự động là sử dụng chức năng bù trừ độ phơi sáng.

Phần lớn máy ảnh số hiện nay có dải giá trị bù trừ độ phơi sáng là ± 2EV (cộng hoặc trừ 2 EV), nhưng một số máy lại có dải giá trị nhỏ hơn ((±1.5EV) hoặc lớn hơn (±3EV). EV là chữ viết tắt của Exposure Value (giá trị phơi sáng), và được sử dụng để định lượng độ sáng. Để hiểu thế nào là 1 EV, ta giả sử rằng một lượng ánh sáng nhất định đi tới cảm biến ảnh ở một độ mở ống kính và tốc độ chụp cho trước cho trị số x EV. Nếu giữ nguyên độ mở ống kính và giảm tốc độ chụp đi đúng một nửa giá trị ban đầu thì giá trị phơi sáng của ảnh sẽ giảm đi 1 EV; và khi độ sáng của ánh sáng đi tới cảm biến ảnh tăng gấp đôi thì giá trị phơi sáng của ảnh sẽ tăng lên 1 EV.



Do đó, khi giá trị phơi sáng tăng, ảnh sẽ sáng hơn; và khi nó giảm thì ảnh sẽ tối hơn. Với hầu hết máy ảnh, giá trị phơi sáng có thể được điều chỉnh theo "gia số", "khoảng" hay "bậc", với giá trị nhỏ hơn 1 EV. Giá trị tương ứng của gia số, khoảng hay bậc này thường là 1/3 EV và đôi khi là 1/2 EV (tuỳ máy).

Bức ảnh trên minh hoạ một đối tượng được chụp không có sự bù trừ độ phơi sáng (0,0 EV), khi tăng giá trị phơi sáng lên 5 EV và giảm đi 5 EV.

Trên thực tế, chế độ chỉnh tay của máy ảnh số cho phép người chụp tăng hoặc giảm độ sáng của ảnh một cách có mục đích bằng cách thay đối tốc độ chụp hoặc độ mở ống kính.

Đối với những máy ảnh số, nguyên lý và quy trình diễn ra tương tự, nhưng có máy thay đổi độ mở ống kính, có máy lại thay đổi tốc độ chụp để đạt được một thông số bù trừ độ phơi sáng nào đó. Điểm khác biệt này do kiểu thiết kế của từng máy ảnh quyết định. Những người sử dụng máy ảnh tự động cần phải biết rằng việc thử nghiệm trước để biết được một cách chính xác máy ảnh của mình thay đổi độ phơi sáng theo cơ chế nào là hết sức cần thiết. Ví dụ, nếu máy tăng độ mở ống kính (để lấy được nhiều ánh sáng vào ống kính hơn) thì việc chọn một giá trị bù trừ độ phơi sáng dương có thể làm giảm độ sâu trường ảnh. Ngược lại, nếu máy giảm tốc độ chụp để có thời gian phơi sáng dài hơn (do đó ảnh sẽ sáng hơn) thì hiện tượng nhoè hình có thể xuất hiện do máy rung. Tuy nhiên, phần lớn máy ảnh điều chỉnh tốc độ chụp trước, sau đó mới đến độ mở và chỉ khi sự thay đổi của tốc độ chụp xuống đến một ngưỡng mà tại đó rung động của máy ảnh có thể gây nhoè hình.

Chúng ta cùng xem xét sự thay đổi của độ phơi sáng khi lần lượt thay đổi tốc độ chụp và độ mở ống kính qua những minh hoạ dưới đây.

Ở trường hợp này, hệ thống đo sáng tự động chọn độ mở ống kính là f6,2 và tốc độ chụp là 1/100 để cân bằng nguồn sáng mạnh và nền ảnh tối. Trong trường hợp này, gia số bù trừ độ phơi sáng là 0 EV.

Khi camera được yêu cầu giảm độ phơi sáng của ảnh, nó sẽ tăng tốc độ chụp trước (lên 1/500), còn độ mở ống kính vẫn được giữ nguyên ở mức f6,2.

Tuy nhiên, khi cần tăng độ phơi sáng của ảnh, máy không chỉ giảm tốc độ chụp mà còn tăng độ mở ống kính. Nếu độ mở ống kính được giữ nguyên thì máy sẽ phải giảm tốc độ chụp đến một mức mà rung động của máy có thể gây nhoè hình.

Biết được khi nào cần sử dụng hệ thống bù trừ độ phơi sáng nghe qua thì có vẻ rất đơn giản. Theo nhiều nhiếp ảnh gia có kinh nghiệm thì một số đối tượng có khả năng "đánh lừa" hệ thống đo sáng, đặc biệt là khi chúng "thống trị" khung hình, chẳng hạn như tuyết, nước, đại dương, cát dưới ánh nắng mặt trời. Khi chụp tuyết, nếu không biết cách xử lý ảnh rất dễ bị xám. Vì vậy, bạn luôn phải nhớ bù trừ độ phơi sáng ở mức giá trị dương bằng cách "ép" máy giảm tốc độ chụp để làm tăng độ sáng cho anh, nhờ đó khiến cho tuyết có màu trắng thay vì màu xám.

Một nguyên tắc nữa cần phải lưu ý là trước khi chụp, bạn cần phải kiểm tra xem trong khung hình xem có một trong hai yếu tố sau hay không:

Thứ nhất, khi một vùng rộng trong khung hình bị choán bởi một chất đồng nhất như nước, tuyết...vv

Thứ hai, trong khung hình có sự tương phản về độ sáng, tức là sự chênh lệch lớn về độ sáng giữa vùng ảnh sáng và vùng ảnh tối, và đối tượng chính nằm ở một trong các vùng đó.

Trong những trường hợp trên, bạn phải cẩn thận khi ngắm chụp và nên chọn chế độ bù trừ độ phơi sáng nếu cảm thấy ảnh có khả năng không có độ phơi sáng chuẩn.

Chế độ bù trừ độ phơi sáng cũng có thể được sử dụng để tăng hoặc giảm độ tương phản và độ mịn (cũng như độ nhám) của ảnh. Ở chế độ mặc định, hầu hết máy ảnh số luôn tìm cách cân bằng độ phơi sáng trên toàn bộ khung hình, mà trong một vài trường hợp thì sự cân bằng đó là không chính xác. Chẳng hạn như những bức tường đá thường có diện mạo hơi phẳng với độ phơi sáng tiêu chuẩn. Chọn mức bù trừ độ phơi sáng âm sẽ làm tăng độ tương phản của toàn ảnh, khiến cho độ nhám của đá trở nên rõ hơn (dễ nhận thấy đối với mắt người hơn). Những ảnh dưới đây sẽ minh hoạ hiệu ứng đó. Chúng được chụp ở chế độ đen trắng để bạn có thể nhận biết được sự khác biệt dễ dàng hơn so với những ảnh màu.

Một tính năng khác, trước đây chỉ có mặt ở các máy cao cấp, đang ngày càng trở nên phổ biến ở máy ảnh số, là chế độ chụp bù trừ độ phơi sáng tự động. Những máy có chế độ này tự thiết lập các thông số bù trừ độ phơi sáng khác nhau và ghi lại từ 3 đến 5 hình tương ứng với các thông số bù trừ độ phơi sáng khác nhau đó.

Theo thứ tự từ trái sang phải: ảnh chụp có độ phơi sáng thấp hơn mức tính toán, đúng mức tính toán và cao hơn mức tính toán.
Theo thứ tự từ trái sang phải: ảnh chụp có độ phơi sáng thấp hơn mức tính toán, đúng mức tính toán và cao hơn mức tính toán.

Thường thì máy ảnh cho phép người sử dụng chọn mức bù trừ (chẳng hạn như 0,3, 0,7 hoặc 1 EV), sau đó máy sẽ chụp một ảnh ở độ phơi sáng mà nó tính toán được, một ảnh có độ phơi sáng thấp hơn và một ảnh có độ phơi sáng cao hơn độ phơi sáng tính toán đó.

(sohoa.net)
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top