[Funland] Thủ tục chuyển nhượng BĐS ngoài KĐT

blackwhite1980

Xe tải
Biển số
OF-206247
Ngày cấp bằng
15/8/13
Số km
251
Động cơ
322,355 Mã lực
Chào CCCM.

Hiện nay phong trào mua đất làm second home hay nhà nghỉ cuối tuần cũng như làm home stay ở các huyện ngoại thành như Sóc Sơn, Ba Vì, Lương Sơn, Yên Bài, Sơn Tây... đang rất thịnh hành. Đặc điểm của những vùng này là khí hậu mát mẻ trong lành, giá đất đang khá hợp ví với những gia đình trung lưu trở lên. Tuy nhiên vấn đề về pháp lý cũng như thủ tục chuyển nhượng luôn là vấn đề đau đầu với mọi người vì sự phức tạp của nó. Vì nếu theo luật định thì đa số chỉ có GCN QSD đất rồi mới được chuyển nhượng, tuy nhiên nếu vậy thì đa phần sẽ mất đi cơ hội để mọi người mua được mảnh đất đẹp giá hợp lý khi mảnh đất chỉ có các giấy tờ khác có tính pháp lý thấp hơn.

Vậy nên em xin phép lập thớt để CCCM có chung niềm vui mua đất ngoại thành chưa có sổ đỏ để hỗ trợ nhau trong quá trình chuyển nhượng. Mong CCCM đóng góp ý kiến để mọi người có cái nhìn tổng quan nhất và tự tin giao dịch khi có nhu cầu. Tránh gặp rủi ro khi nghe tư vấn một chiều từ các VP nhà đất.

Hiện nay sơ bộ có thể chia các dạng pháp lý sơ bộ như sau:

1. Đất có sổ hồng (loại mới).
Đây là dạng pháp lý cao nhất, an tâm nhất khi giao dịch vì đã có dữ liệu và được quản lý bởi các cấp chính quyền rõ ràng rồi. Điều lưu ý khi giao dịch với loại này bây giờ mọi người sau khi ký hợp đồng mua bán công chứng là phải lên UBND phường/xã để lấy xác nhận đã đóng tiền thuế đất phi nông nghiệp và lên phòng TNMT để xác nhận sơ đồ kỹ thuật lô đất. Sau khi hoàn thành các bước trên thì mình nộp vào bộ phận một cửa là xong.

2. Đất có sổ đỏ (loại cũ)
Đa số dạng sổ này cũng có tính pháp lý tương tự như sổ hồng như mục 1. Tuy nhiên có một số TH đặc biệt (đất Sóc Sơn cấp sổ trước 2008 bị tương đối nhiều) thì có sổ này vẫn làm công chứng mua bán được nhưng khi lên nộp một cửa thì phòng TNMT không nhận do mảnh đất bị chồng lấn chẳng hạn (VD: sổ được cấp năm 2004 là đất ở và đất vườn nhưng năm 2008 lại được vẽ trên quy hoạch là đất rừng). TH hợp này rất rủi ro cho người mua do đã thanh toán tiền nhưng phải chờ (không có deadline) đợi chính quyền giải quyết bóc tách xem do lỗi quy hoạch hay do lỗi các cơ quan chính quyền ở thời điểm cấp sổ làm sai. Trường hợp này người mua rất khó nhận biết mà phải mang sổ đỏ đó lên hỏi địa chính cấp phường/xã hay quận/huyện mới biết được.

3. Đất ở có các giấy tờ quy định tại Điều 100 - Luật đất đai năm 2013 (Có những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp).
Trường hợp này đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì khi giao dịch bên bán nên tiến hành kê khai tại ủy ban xã phường hoặc văn phòng đăng ký quyền sử đụng đất cấp huyện để được cấp sổ rồi mới thực hiện giao dịch mua bán. Hồ sơ xin cấp sổ bao gồm:
- Đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Một trong các loại giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều 100 Luật đất đai 2013.

4. Đất ở không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 (Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp)
Theo điều 188 luật đất đai năm 2013 thì trường hợp này chưa làm được sổ đỏ ngay và cũng không được chuyển nhượng chính tắc được do không có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này mà chỉ có các giấy tờ như trích lục bản đồ thửa đất.
Thực tế vẫn có rất nhiều giao dịch bằng các hợp đồng mua bán mà có chứng thực của UBND cấp xã/phường, em cũng không rõ lắm về mặt pháp lý nên mong muốn nhận thêm góp ý của CCCM để những người đi sau biết các cách thức giao dịch thuận lợi và an toàn. Có gì chưa đúng mong các các cụ góp ý xây dựng để em chỉnh sửa lại.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top