Mời các cụ đọc và đàm đạo:
Thu phí Quốc lộ 3 mới: "Bày cỗ cho ông xơi"?
"Thu nhập chỉ đủ ở phòng trọ bình dân, nhưng đóng góp lại ở mức khách sạn 5 sao sẽ e ngại phát sinh nhiều bất cập trong xã hội".
Đầu tư Quốc lộ 3 mới thành đường cao tốc, thu phí?
Ông Huỳnh Văn Tuấn – Phó Hiệu trưởng trường Cao đẳng GTVT - TP.HCM cho biết, đề xuất của Liên danh các nhà thầu sẽ đầu tư hoàn chỉnh các hạng mục của dự án quốc lộ 3 mới đoạn Hà Nội-Thái Nguyên đáp ứng quy mô cao tốc, nâng tốc độ khai thác trên toàn tuyến này lên 100-120km/giờ đồng thời thanh toán nợ cho các nhà thầu xây lắp do nguồn vốn thiếu trong quá trình thực hiện dự án là vô lý.
"Quốc lộ 3 mới đoạn Hà Nội - Thái Nguyên có tổng mức đầu tư hơn 10.000 tỉ đồng từ vốn vay ODA Nhật Bản và vốn đối ứng của Việt Nam. Nay các nhà thầu vào muốn đầu tư các hạng mục gồm: thi công hoàn chỉnh quy mô mặt cắt ngang đoạn km26+900-km63+800, tăng chiều rộng làn xe và dải an toàn, thi công các điểm dừng khẩn cấp; thảm lớp bê tông nhựa tạo nhám; hoàn thiện hệ thống an toàn giao thông, trạm dịch vụ và nhà điều hành đường cao tốc, hệ thống thu phí kín, hệ thống giao thông thông minh (ITS), hoàn thiện các đường gom với tổng mức đầu tư dự kiến là 3.258 tỷ đồng không khác nào “bày cỗ cho ông xơi”, ông Tuấn nói.
Ông Tuấn cho rằng, đây là dự án đã hoàn thiện được sử dụng vốn vay ODA và vốn đối ứng của nhà nước. Chuyện này không khác nào buộc người dân vào tình thế vừa phải đóng thuế trả nợ vốn vay nay lại phải trả thêm phí BOT là hoàn toàn không hợp lý.
Vấn để đặt ra là công tác xây dựng dự án có vấn đề gì không? Chi phí đã được tính đúng, tính đủ hay chưa. Nếu đã tính đúng, tính đủ tại sao phải huy động thêm vốn? Tại sao dân phải chịu thêm loại phí BOT mới?
Đưa ra giả thiết lý giải vấn đề này, ông Tuấn cho rằng có thể trong quá trình xây dựng, lập dự toán nguồn vốn đầu tư đã không được tính đúng, tính đủ hoặc do đội vốn, chi phí phát sinh dẫn tới thiếu vốn phải huy động thêm. Đây là hệ quả của tình trạng “tư duy chắp vá” và người dân phải lãnh hậu quả.
“Gánh nặng ODA không ai khác chính là nhà nước trả thông qua hình thức thu thuế của dân. Vốn đối ứng của chính phủ cũng chính là nguồn tiền từ ngân sách, nói cách khác cũng là tiền thuế của dân. Vì vậy, không có lý do gì phải thu thêm phí khác trên đoạn đường này nữa”, ông Tuấn nói.
Vị Phó hiệu trưởng cho rằng, trong trường hợp, thiếu vốn, cần trả nợ chỉ được thu phí trong phạm vi số vốn BOT được đầu tư thêm. Như vậy mức thu phải thấp, thời gian thu ngắn không thể thu phí cho cả dự án như vậy.
Ông Bùi Danh Liên – Chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội nói thẳng: “Đây là hiện tượng thuế chồng phí”.
Dự án sử dụng hơn 10.000 tỷ đồng vốn vay ODA và vốn đối ứng của chính phủ. Nếu Bộ GTVT đồng ý cần phải nói rõ với dư luận việc hai nhà đầu tư cùng đầu tư trên một tuyến đường cái khó của Bộ GTVT là gì, vướng mắc ở đâu? Vì sao phải thu thêm phí? Thu thế nào, thu bao nhiêu…? Bộ GTVT phải có giải thích tường minh, rõ ràng trước dư luận và người dân.
Không thể có chuyện nhập nhèm, bất hợp lý khiến người dân phải đi trả nợ cho cả nguồn đầu tư ban đầu lại phải trả nợ cho cả các hạng mục làm thêm. Bộ GTVT phải tính toán một cách minh bạch, bảo vệ quyền lợi cho người tham gia giao thông.
Ông Liên lo ngại, có vấn đề lợi ích nhóm trong thu thuế, phí giao thông. Ông vừa xem lại danh sách đóng phí của một chiếc xe giường nằm ở bến xe Nước Ngầm. Trong một tháng chiếc xe này phải trả 12 triệu cho tiền phí qua cầu cho chiều đi và về. Tức là, người dân và các phương tiện tham gia giao thông đang phải chịu gánh nặng quá lớn vì phí BOT.
Ông Liên kiến nghị, Bộ GTVT và các cơ quan chức năng phải tính toán cho kỹ nếu không sẽ dẫn tới tình trạng "thu nhập chỉ đủ ở phòng trọ bình dân, nhưng đóng góp lại ở mức khách sạn 5 sao", ông lo ngại sẽ phát sinh nhiều bất cập trong xã hội.
Được biết đề xuất trên gồm Công ty Cổ phần Việt Xuân Mới, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Sản xuất, thương mại, dịch vụ Yên Khách và Công ty Cổ phần Đầu tư xây lắp dầu khí IMICO. Nếu được Bộ GTVT chấp thuận, dự kiến công tác lựa chọn nhà đầu tư và ký hợp đồng vào tháng 10/2015, hoàn thành công tác xây dựng vào tháng 5/2016.
Liên danh các nhà dầu tư cũng đưa ra lộ trình thu phí từ tháng 6/2016 với sáu trạm thu phí kín trên toàn tuyến. Thời gian khai thác thu phí hoàn vốn dự kiến là 21 năm 6 tháng."
An An / Báo Đất Việt
Thu phí Quốc lộ 3 mới: "Bày cỗ cho ông xơi"?
"Thu nhập chỉ đủ ở phòng trọ bình dân, nhưng đóng góp lại ở mức khách sạn 5 sao sẽ e ngại phát sinh nhiều bất cập trong xã hội".
Đầu tư Quốc lộ 3 mới thành đường cao tốc, thu phí?
Ông Huỳnh Văn Tuấn – Phó Hiệu trưởng trường Cao đẳng GTVT - TP.HCM cho biết, đề xuất của Liên danh các nhà thầu sẽ đầu tư hoàn chỉnh các hạng mục của dự án quốc lộ 3 mới đoạn Hà Nội-Thái Nguyên đáp ứng quy mô cao tốc, nâng tốc độ khai thác trên toàn tuyến này lên 100-120km/giờ đồng thời thanh toán nợ cho các nhà thầu xây lắp do nguồn vốn thiếu trong quá trình thực hiện dự án là vô lý.
"Quốc lộ 3 mới đoạn Hà Nội - Thái Nguyên có tổng mức đầu tư hơn 10.000 tỉ đồng từ vốn vay ODA Nhật Bản và vốn đối ứng của Việt Nam. Nay các nhà thầu vào muốn đầu tư các hạng mục gồm: thi công hoàn chỉnh quy mô mặt cắt ngang đoạn km26+900-km63+800, tăng chiều rộng làn xe và dải an toàn, thi công các điểm dừng khẩn cấp; thảm lớp bê tông nhựa tạo nhám; hoàn thiện hệ thống an toàn giao thông, trạm dịch vụ và nhà điều hành đường cao tốc, hệ thống thu phí kín, hệ thống giao thông thông minh (ITS), hoàn thiện các đường gom với tổng mức đầu tư dự kiến là 3.258 tỷ đồng không khác nào “bày cỗ cho ông xơi”, ông Tuấn nói.
Ông Tuấn cho rằng, đây là dự án đã hoàn thiện được sử dụng vốn vay ODA và vốn đối ứng của nhà nước. Chuyện này không khác nào buộc người dân vào tình thế vừa phải đóng thuế trả nợ vốn vay nay lại phải trả thêm phí BOT là hoàn toàn không hợp lý.
Vấn để đặt ra là công tác xây dựng dự án có vấn đề gì không? Chi phí đã được tính đúng, tính đủ hay chưa. Nếu đã tính đúng, tính đủ tại sao phải huy động thêm vốn? Tại sao dân phải chịu thêm loại phí BOT mới?
Đưa ra giả thiết lý giải vấn đề này, ông Tuấn cho rằng có thể trong quá trình xây dựng, lập dự toán nguồn vốn đầu tư đã không được tính đúng, tính đủ hoặc do đội vốn, chi phí phát sinh dẫn tới thiếu vốn phải huy động thêm. Đây là hệ quả của tình trạng “tư duy chắp vá” và người dân phải lãnh hậu quả.
“Gánh nặng ODA không ai khác chính là nhà nước trả thông qua hình thức thu thuế của dân. Vốn đối ứng của chính phủ cũng chính là nguồn tiền từ ngân sách, nói cách khác cũng là tiền thuế của dân. Vì vậy, không có lý do gì phải thu thêm phí khác trên đoạn đường này nữa”, ông Tuấn nói.
Vị Phó hiệu trưởng cho rằng, trong trường hợp, thiếu vốn, cần trả nợ chỉ được thu phí trong phạm vi số vốn BOT được đầu tư thêm. Như vậy mức thu phải thấp, thời gian thu ngắn không thể thu phí cho cả dự án như vậy.
Ông Bùi Danh Liên – Chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội nói thẳng: “Đây là hiện tượng thuế chồng phí”.
Dự án sử dụng hơn 10.000 tỷ đồng vốn vay ODA và vốn đối ứng của chính phủ. Nếu Bộ GTVT đồng ý cần phải nói rõ với dư luận việc hai nhà đầu tư cùng đầu tư trên một tuyến đường cái khó của Bộ GTVT là gì, vướng mắc ở đâu? Vì sao phải thu thêm phí? Thu thế nào, thu bao nhiêu…? Bộ GTVT phải có giải thích tường minh, rõ ràng trước dư luận và người dân.
Không thể có chuyện nhập nhèm, bất hợp lý khiến người dân phải đi trả nợ cho cả nguồn đầu tư ban đầu lại phải trả nợ cho cả các hạng mục làm thêm. Bộ GTVT phải tính toán một cách minh bạch, bảo vệ quyền lợi cho người tham gia giao thông.
Ông Liên lo ngại, có vấn đề lợi ích nhóm trong thu thuế, phí giao thông. Ông vừa xem lại danh sách đóng phí của một chiếc xe giường nằm ở bến xe Nước Ngầm. Trong một tháng chiếc xe này phải trả 12 triệu cho tiền phí qua cầu cho chiều đi và về. Tức là, người dân và các phương tiện tham gia giao thông đang phải chịu gánh nặng quá lớn vì phí BOT.
Ông Liên kiến nghị, Bộ GTVT và các cơ quan chức năng phải tính toán cho kỹ nếu không sẽ dẫn tới tình trạng "thu nhập chỉ đủ ở phòng trọ bình dân, nhưng đóng góp lại ở mức khách sạn 5 sao", ông lo ngại sẽ phát sinh nhiều bất cập trong xã hội.
Được biết đề xuất trên gồm Công ty Cổ phần Việt Xuân Mới, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Sản xuất, thương mại, dịch vụ Yên Khách và Công ty Cổ phần Đầu tư xây lắp dầu khí IMICO. Nếu được Bộ GTVT chấp thuận, dự kiến công tác lựa chọn nhà đầu tư và ký hợp đồng vào tháng 10/2015, hoàn thành công tác xây dựng vào tháng 5/2016.
Liên danh các nhà dầu tư cũng đưa ra lộ trình thu phí từ tháng 6/2016 với sáu trạm thu phí kín trên toàn tuyến. Thời gian khai thác thu phí hoàn vốn dự kiến là 21 năm 6 tháng."
An An / Báo Đất Việt