Có rất nhiều cụ thắc mắc cái này, vì văn bản luật nó chồng chéo quá.
Em nghiên cứu các nghị định 27-2010, ND34-2010, ND71-2010 thì thấy thế này:
- Thông tư 45 chỉ áp dụng đối với lực lượng CSGT, không có quy định áp dụng đối với lực lượng cảnh sát khác khi hỗ trợ CSGT, nên các lực lượng CS khác thì vẫn tiếp tục hoạt động như trước theo quy định tại ND27-2010.
- Trong ND27-2010, các lực lượng CS khác được phép huy động để "hỗ trợ" CSGT theo kế hoạch được lập, có thể phối hợp với CSGT hoặc độc lập tác chiến. Đây là cái làm loạn cào cào, vì ai mà hỏi được cái kế hoạch nó lập như thế nào, truy ra thì lấy lý do "bí mật an ninh" để giấu cái kế hoạch ấy đi". Nên CS khác như CA phường, quận, 113, CSCĐ... được quyền làm thay CSGT, chỉ "phải thường xuyên thông báo cho lực lượng Cảnh sát giao thông đường bộ" chứ không cần phải đi cùng. Mà cùng chiến tuyến với nhau, xxx có thể bao che lẫn nhau, xác nhận rằng ông này thường xuyên thông báo là ổn
- Trong ND34-2010, điều 48, mục 5 có quy định:
5. Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Thanh tra đường bộ xử phạt đối với các hành vi vi phạm áp dụng thí điểm trong khu vực nội thành của các đô thị loại đặc biệt theo thẩm quyền quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều này.
HN, SG, Đà Nẵng... đều là đô thị đặc biệt, mấy loại xxx trên đều có quyền theo các mục 3, 4 của điều 48 (rất dài, không tiện trích dẫn), tức là gần hết quyền của CSGT và TTGT. Vậy nó bắt bừa phứa cũng là đúng luật quy định (dù luật là bất hợp lý).
- Trong TT45 quy định có thẻ mới được xử phạt. Nhưng không có thẻ cũng vẫn được dừng xe các cụ lại và gọi sếp đến để xử, tức là còn phiền hà hơn cho dân khi không được xử phạt ngay và luôn trong trường hợp dân muốn theo luật nhà nước, mất thời gian chờ đợi.
Vậy là dù có TT45 cũng chả có gì thay đổi, ai cũng có quyền phạt như trước. Có điều, nếu bọn dân phòng nhảy ra chặn xe, các cụ kiện chết *** nó đi bởi bọn ấy không có quyền.