- Biển số
- OF-4419
- Ngày cấp bằng
- 25/4/07
- Số km
- 2,567
- Động cơ
- 574,133 Mã lực
- Tuổi
- 40
- Nơi ở
- Hà Nội
- Website
- nexco.com.vn
Kính lái ô tô là nơi mà chịu nắng nhiều nhất mà người lái lại luôn cần để quan sát nên việc chống tia gây hại (tia UV) là rất cần thiết. Kính lái ô tô lại không có chỗ để máy đo thông thường kẹp vào để đo. Chúng tôi sẽ dùng máy đo thương hiệu Linshang mã 110H để đo. Máy này có thể đo trên kính lái ô tô, ngoài việc cho biết thông số cản tia cực tím (UVR) còn cho biết các thông số cản hồng ngoại (IRR) và truyền sáng (VLT).
Trong ánh nắng mặt trời thì có 3 tia. Thứ nhất là tia sáng nhìn thấy, độ truyền sáng là VLT. Ánh sáng nhìn thấy nếu cao quá cũng gây nóng, chói, hại mắt. Thứ 2 là tia hồng ngoại, thông số cản tia hồng ngoại là IRR. Tia hồng ngoại mang nhiệt chủ yếu và cũng gây hại, không hề có lợi. Thứ 3 là tia cực tím, thông số cản tia cực tím là UVR. Tia cực tím hầu như không mang nhiệt (chỉ chiếm 2% nhiệt) nhưng lại là tia gây hại chính tới mắt, da.
Kết quả khá là bất ngờ. Hầu hết các kính ô tô nguyên bản (chưa dán phim cách nhiệt) của nhiều hãng xe từ cũ (cách đây hơn 10 năm) tới mới đều cản được 99% tia UV trở lên.
Đây là thông số cản UV của các loại xe (xem ảnh kèm theo):
1/ Vinfast E 34: UVR 100%, IRR 66%.
2/ Mitsubishi Attrage: UVR 100%, IRR 63%.
3/ Honda Accrod: UVR 100%, IRR 64%.
4/ Vinfast Fadil: UVR 100%, IRR 70%.
5/ Toyota Vios: UVR 100%, IRR 51%.
6/ Chevrolet Cruze: UVR 100%, IRR 68%.
7/ Toyota Camry: UVR 99%, IRR 73%.
8/ Mazda Premacy: UVR 99%, IRR 70%.
9/ Toyota Altis: UVR 99%, IRR 64%.
10/ Vinfast Lux A: UVR 99%, IRR 78%.
Như vậy kính lái ô tô nguyên bản đã bảo vệ người lái rất tốt khỏi tia gây hại UV. Nên người lái xe cũng không cần lo lắng về việc tìm cách ngăn tia UV ở kính lái. Ngoài ra các phim cách nhiệt hiện nay từ mức trung bình trở lên đều có có chỉ số UVR trên 99%.
Tia UV thì gây hại nhưng lại hầu như không mang nhiệt. Tia hồng ngoại (IR) mang nhiệt nhưng lại không cần thiết. Theo thông số trên thì các kính lái ô tô vẫn chưa cản tối đa tia hồng ngoại nên nếu muốn mát hơn, giảm chói tốt thì xem thông số IRR, VLT, mà không cần quan tâm tới chỉ số cản tia cực tím (UVR).
Trong ánh nắng mặt trời thì có 3 tia. Thứ nhất là tia sáng nhìn thấy, độ truyền sáng là VLT. Ánh sáng nhìn thấy nếu cao quá cũng gây nóng, chói, hại mắt. Thứ 2 là tia hồng ngoại, thông số cản tia hồng ngoại là IRR. Tia hồng ngoại mang nhiệt chủ yếu và cũng gây hại, không hề có lợi. Thứ 3 là tia cực tím, thông số cản tia cực tím là UVR. Tia cực tím hầu như không mang nhiệt (chỉ chiếm 2% nhiệt) nhưng lại là tia gây hại chính tới mắt, da.
Kết quả khá là bất ngờ. Hầu hết các kính ô tô nguyên bản (chưa dán phim cách nhiệt) của nhiều hãng xe từ cũ (cách đây hơn 10 năm) tới mới đều cản được 99% tia UV trở lên.
Đây là thông số cản UV của các loại xe (xem ảnh kèm theo):
1/ Vinfast E 34: UVR 100%, IRR 66%.
2/ Mitsubishi Attrage: UVR 100%, IRR 63%.
3/ Honda Accrod: UVR 100%, IRR 64%.
4/ Vinfast Fadil: UVR 100%, IRR 70%.
5/ Toyota Vios: UVR 100%, IRR 51%.
6/ Chevrolet Cruze: UVR 100%, IRR 68%.
7/ Toyota Camry: UVR 99%, IRR 73%.
8/ Mazda Premacy: UVR 99%, IRR 70%.
9/ Toyota Altis: UVR 99%, IRR 64%.
10/ Vinfast Lux A: UVR 99%, IRR 78%.
Như vậy kính lái ô tô nguyên bản đã bảo vệ người lái rất tốt khỏi tia gây hại UV. Nên người lái xe cũng không cần lo lắng về việc tìm cách ngăn tia UV ở kính lái. Ngoài ra các phim cách nhiệt hiện nay từ mức trung bình trở lên đều có có chỉ số UVR trên 99%.
Tia UV thì gây hại nhưng lại hầu như không mang nhiệt. Tia hồng ngoại (IR) mang nhiệt nhưng lại không cần thiết. Theo thông số trên thì các kính lái ô tô vẫn chưa cản tối đa tia hồng ngoại nên nếu muốn mát hơn, giảm chói tốt thì xem thông số IRR, VLT, mà không cần quan tâm tới chỉ số cản tia cực tím (UVR).
Chỉnh sửa cuối: