Vậy kiếp trước bố với con gái làm tình với nhau hả mợ?
Hỏi thế mà Cụ cũng nghĩ ra để hỏi được? Tại sao cùng đọc bình luận của Mợ ấy mình thấy vui và người khác cũng vậy. Còn Cụ và một vài người thấy dị ứng và không vui? Nó chỉ khác nhau là ở Tâm ý.
Ngữ pháp của chúng ta rất đa nghĩa và bao hàm, có đủ các loại tu từ hoán dụ, ẩn dụ, ví von mà hiểu theo nghĩa nào cũng không sai.
"Người tình" mợ ấy nói ở đây chỉ sự yêu thương nuông chiều thứ tình cảm mà người ta thường chỉ dành cho nhau lúc đang yêu..
Người tình cũng được hiểu theo 2 nghĩa thông thường:
- Người để "làm tình" không nhất thiết phải có tình cảm.
- Người mình dành nhiều tình "cảm" ( người mình dành tình thương và tình yêu không nhất thiết phải làm tình mà vẫn gọi là người tình)
Theo quan niệm của Phật giáo thì có sự luôn hồi và đầu thai vào những kiếp sau. Nhiều người tin vào quan niệm này nên khi thấy những ông Bố yêu thương con gái, cưng chiều hết mực thường ví von rằng: Kiếp trước là người tình của nhau à mà sao kiếp này chiều chuộng thế ( Các ông Bố mà yêu con chắc cũng khó lý giải tại sao mình lại chiều con, nhường nhịn nó giống như hồi mới yêu vợ mình) tình nhân kiếp trước được hiểu theo ý này.
Chúng ta thường hiểu mọi vấn đề theo Tâm ý. Nghĩa là Tâm làm sao thì ý là vậy. Nếu Cụ hiểu theo ý mà Cụ đưa ra thì hãy khách quan xem lại Tâm của mình.
Trong cuộc sống mình cũng gặp rất nhiều người nói đạo lý nhưng sống rất đạo lý và cũng gặp nhiều người nói lý lẽ về đạo lý những sống lại ngược lại.
Mình cũng gặp vài người có thói quen bắt bẻ người khác về câu từ về lối sống về hành động. Nhưng họ lại không thể nói được những lời ái ngữ, yêu thương và chuẩn mực với vợ với con của họ. Khi gần những người thân thứ họ thể hiện là sự hơn thua, áp đặt và lý lẽ với những suy nghĩ thiếu tích cực.
Họ mâu thuẫn nhưng ko hề nhận ra sự mâu thuẫn của mình trong mọi việc. Con người họ như quả bom nổ chậm, đầy những năng lượng và suy nghĩ tiêu cực. Hễ gặp ai là xì vào người đó. Sống sao cũng không thể làm họ hài lòng.
PS: Trong quá trình chữa trị cho những bệnh nhân nghiện cờ bạc, game hoặc ma túy mình hay gặp phải những mẫu người như vậy. Ngoài ra rất nhiều người bình thường cũng mang trong mình Tâm bệnh : Áp đặt, Hơn thua, lý lẽ và bảo thủ...họ nói lý lẽ nhưng trong mình đầy khổ đau và phiền não. Họ cho mình là hiểu biết nhưng bản thân lại mất niềm tin vào cuộc sống. Vào những điều tích cực..
Họ nói rất nhiều về đạo lý, về lẽ phải nhưng dường như đó chính là điều họ đang kiếm tìm.