Cứ để nó theo đúng qui luật tự nó sẽ sống. Cứu nó rồi nó lại đâm ra nhờn thuốc đến lúc đó muốn cứu cũng chẳng được. Mấy thằng hiệp hội BĐS ngu vãi lúa, nó ví BĐS VN với của Mỹ thì đúng là chịu nó rồi. BĐS Mỹ nó vận hành theo đúng qui luật thị trường và hoàn toàn minh bạch. Theo đó giá cả BĐS luôn tuân thủ qui luật giá trị và phù hợp với nhu cầu và khả năng thanh toán của từng bộ phận dân cư. Tại Mỹ, đất đai là của tư nhân do đó người ta đầu tư theo cung cầu thị trường và hoàn toàn minh bạch. CĐT không có chuyện xin xỏ chạy dự án cũng chẳng có chuyện vận động gầm bàn rồi xin điều chỉnh qui hoạch, thỏa thuận xây dựng, thỏa thuận chiều cao. Mà những cái thỏa thuận này đều tiền cả. Mỹ giải cứu là giải cứu thị trường tài chính chứ không phải BĐS. BĐS chỉ là hệ lụy của thị trường tài chính khi các tổ chức tín dụng và các NH cho vay bừa bãi thiếu kiểm soát. Khi nền kinh tế vận hành hoàn hảo thì không có vấn đề gì nhưng ai học được chữ ngờ khi kinh tế toàn cầu suy thoái. Người lao động mất việc làm, mất khả năng thanh toán nợ NH đến hạn làm cho những món nợ đó thành nợ xấu. Những BĐS kiểu đó bên Mỹ giao dịch theo kiểu thuê mua nghĩa là hàng tháng anh trả tiền như tiền thuê nhà sau thời hạn bao lâu thì nhà đó thuộc về anh. Trong trường hợp gần đến hạn chuyển sở hữu mà anh mất thanh khoản thì dù chỉ còn 1 năm anh cũng vẫn bị thu nhà phát mại. Khi nhiều BĐS bị phát mại thì cung vượt quá cầu làm cho BĐS mất giá. NH bị chôn vốn trong BĐS sẽ dẫn tối khả năng thanh khoản kém thậm chí phá sản. Khi NH phá sản đó là mối nguy cho nền kinh tế nên buộc phải giải cứu. Còn BĐS ở VN lại hoàn toàn ngược lại. Nhiều NH giải ngân cho các Cty sân sau chứ không phải người có nhu cầu về nhà ở thực sự và đặc biệt là giá nhà quá ảo không đúng giá trị thực của nó. Việc giải cứu có lẽ chỉ làm hại nền kinh tế mà thôi