[Funland] Thị trường bán lẻ Việt Nam và các nhà bán lẻ.

zorba

Xe điện
Biển số
OF-91518
Ngày cấp bằng
14/4/11
Số km
3,757
Động cơ
428,924 Mã lực
Hôm nay đọc được bài báo trên vnexpress về AEON - một nhà bán lẻ của Nhật Bản - sắp đầu tư vào VN.

http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/doanh-nghiep/nha-ban-le-lon-nhat-nhat-ban-dau-tu-vao-viet-nam-2904456.html

Lại nhớ đến bài báo em đọc cách đây chưa lâu về Oceanmart:

http://doanhnhan.vneconomy.vn/20130812012243301P0C5/ocean-retail-va-tham-vong-so-1-tren-thi-truong-ban-le.htm

Tự nhiên em muốn thảo luận về thị trường bán lẻ VN - một thị trường luôn lạc quan rằng "vô cùng tiềm năng và cực kỳ màu mỡ", nhưng lại liên tục rớt hạng trong bảng xếp hạng thị trường bán lẻ hấp dẫn, đến bây giờ thì đã mất hút hoàn toàn.

Em thuộc thế hệ sinh sau đẻ muộn, kiến thức và kinh nghiệm còn nghèo nàn nên nhìn nhận vấn đề rất non nớt, mong các cụ/mợ đóng góp thêm ý kiến thảo luận để em được học hỏi cùng.
 
Chỉnh sửa cuối:

zorba

Xe điện
Biển số
OF-91518
Ngày cấp bằng
14/4/11
Số km
3,757
Động cơ
428,924 Mã lực
Đầu tiên có lẽ sẽ nói về AEON, tạm coi là "nhà bán lẻ ngoại" trẻ nhất xâm nhập vào thị trường bán lẻ VN (đúng ra phải là thị trường bán lẻ kênh hiện đại VN) tính đến thời điểm hiện giờ. AEON rất tự tin khi đầu tư vào VN (tất nhiên rồi, không thì sao dám đầu tư, cả đống tiền cơ mà), người dân VN cũng rất kì vọng vào AEON, có lẽ bởi thiện cảm sẵn có dành cho đất nước Nhật Bản cùng với niềm tin vào sự uy tín trong cách làm việc của con người Nhật Bản. Hầu hết độc giả trong bài báo đều có niềm tin AEON sẽ thành công, nhưng em thì nghĩ AEON sẽ chật vật để tồn tại chứ khó thành công.

- Điểm thứ nhất: phong cách làm việc của Nhật khá cứng nhắc và thiếu sự linh hoạt, điểm mạnh của các nhà bán lẻ Nhật Bản là sự ổn định, nhưng trong môi trường cạnh tranh chưa lành mạnh như thị trường bán lẻ VN, nơi mà chiêu trò và sự chộp giật vẫn thịnh hành thì việc chậm thay đổi lại rất khó thích ứng. Các nhà bán lẻ Nhật đã có 2 bài học kinh nghiệm nhỏ cho sự thất bại, là trường hợp của Unimart và Familymart. Unimart chỉ là trường hợp nhỏ, đây là siêu thị có liên kết vốn của VN - Đài Loan - Nhật Bản, tuy chỉ dính máu ăn phần một chút, nhưng sự cứng nhắc trong việc điều hành khiến cho những chiến lược của siêu thị bị lệch khỏi quỹ đạo của guồng quay bán lẻ, và Unimart ngày một đi xuống, đến bây giờ chỉ còn lay lắt. Trường hợp gần nhất là Familymart, Nhật Bản đã phải rút vốn và bán lại cho BJC của Thái Lan. Em có một lần qua Nhật và thấy Familymart là chuỗi cửa hàng cực kỳ phát triển tại Nhật, cứ vài trăm mét lại có 1 cửa hàng Familymart, lúc nào cũng có khách ra vào cửa hàng, nhưng tại VN thì Nhật thất bại hoàn toàn.

- Điểm thứ 2: Hướng đi của siêu thị là "uy tín chất lượng sản phẩm" -> ok. Nhưng AEON sẽ làm thế nào với logistic lởm khởm của VN. Thiệt tình bạn nào cũng thích "uy tín chất lượng sản phẩm", Metro, BigC, Saigon Coop, Fivimart, Hiway.... nếu làm được thì các bạn khác cũng làm luôn rồi, không đợi AEON vào tiên phong.
Và một chiến lược nữa của AEON: "mua sắm không chỉ là mua bán mà còn để trải nghiệm, giải trí, thư giãn". Nếu AEON xác định đi theo con đường này, thì chính xác AEON đang đi lại con đường của BigC, và để vượt qua được cái bóng của BigC, có lẽ AEON sẽ cần một sự đầu tư khổng lồ. BigC đã quá thành công trong việc ghi dấu ấn trong lòng người tiêu dùng. Người ta nhắc đến BigC như một đại từ thay thế cho từ "siêu thị", giống như Honda là từ thay cho "xe máy" mà người dân miền Nam vẫn quen dùng. Nếu đi về các vùng tỉnh lẻ, người dân có thể không biết Saigon Coop là gì, không biết Metro, không biết Fivimart, không biết Intimex, nhưng chắc chắn họ biết chính xác BigC là nơi bán hàng hóa, rất đẹp, rất rộng, và đặc biệt hàng hóa rất rẻ, rất nhiều khuyến mại. Với những người dân thành thị có thể quen với việc mua sắm trong các siêu thị lớn, nhưng với người dân thuộc các tỉnh ngoại thành, việc đi BigC không còn là đi siêu thị nữa, mà giống như một chuyến du lịch, vừa mua sắm, vừa ngắm nghía, vừa giải trí, vui chơi. AEON đã bị muộn khi đầu tư vào VN nếu đi theo con đường đó.
- Điểm thứ 3: thị trường bán lẻ VN không màu mỡ với 90 triệu dân, vì kênh hiện đại chỉ chiếm chưa đến 30% , tức là chỉ có khoảng 27 triệu dân, và mỗi năm con số chuyển từ kênh truyền thống sang kênh hiện đại chỉ từ 1 - 3%, có nghĩa là có thêm khoảng 0.9 - 2.7 triệu dân nữa. 5 năm nữa thị trường bán lẻ hiện đại sẽ phục vụ cho khoảng 31.5 - 40.5 triệu dân. Tính theo thời điểm hiện tại, bây giờ đang có khoảng hơn 1000 siêu thị (tạm lấy con số 1000 cho tròn), như vậy nếu chia đều ra mỗi siêu thị phục vụ khoảng 27000 người, con số không lớn.
 

zorba

Xe điện
Biển số
OF-91518
Ngày cấp bằng
14/4/11
Số km
3,757
Động cơ
428,924 Mã lực
Lắm chữ quá. Mai em sẽ tính nốt đoạn thị trường bán lẻ với 27 triệu dân.
 
Chỉnh sửa cuối:

xherox

Xe điện
Biển số
OF-45438
Ngày cấp bằng
4/9/09
Số km
4,067
Động cơ
495,999 Mã lực
Nơi ở
around the world
Càng nhiều nhà đầu tư mở siêu thị , người tiêu dùng càng có lợi. Em ủng hộ.
 

lanhchuachaplin

Xe điện
Biển số
OF-98927
Ngày cấp bằng
6/6/11
Số km
2,433
Động cơ
421,825 Mã lực
Nơi ở
❤❤❤-----Người giời-----❤❤❤
chắc tại kinh tế đang xuống quá, dân tiết kiệm chi tiêu nên xuống hạng tạm thời, bao giờ kinh tế lên thì chắc vào top trở lại.
 

lanhchuachaplin

Xe điện
Biển số
OF-98927
Ngày cấp bằng
6/6/11
Số km
2,433
Động cơ
421,825 Mã lực
Nơi ở
❤❤❤-----Người giời-----❤❤❤
em thấy ưu điểm của Nhật là chưa cần làm gì đã có niềm tin của người tiêu dùng về chất lượng rồi, còn Big C thì thỉnh thoảng lại có phốt, mà e thấy big C cũng nhàm quá rồi. Chỉ cần có 1 cái AEON bằng 1/3 hay 1/4 Big C ở ko quá xa nhà thì em cũng sẵn sàng bye bye BigC ngay và luôn.
Em thấy phải có 1 thằng Nhật đi đầu về chất lượng thành công thì mới mong cứu được cái cảnh mỗi mớ rau 1 giọt thuốc sâu, mỗi cân thịt 1 lạng thuốc như bây giờ.
 
Chỉnh sửa cuối:

civic 209

Xe hơi
Biển số
OF-297050
Ngày cấp bằng
30/10/13
Số km
118
Động cơ
312,060 Mã lực
nhiều nhà bán lẻ ta mua hàng càng lợi mà bác
 

duongqua

Xe container
Biển số
OF-192732
Ngày cấp bằng
6/5/13
Số km
6,671
Động cơ
536,776 Mã lực
wallmart vào có lẽ sẽ đánh bật được Metro và Big C ah
 

boy_xedap

Xe điện
Biển số
OF-7160
Ngày cấp bằng
17/7/07
Số km
2,901
Động cơ
565,997 Mã lực
Nơi ở
Loanh quanh Tam Trinh, Hà Nội
Em cũng ủng hộ thằng Nhật
 

Doanphuong

Xe hơi
Biển số
OF-154245
Ngày cấp bằng
27/8/12
Số km
108
Động cơ
354,800 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Nói chung chất lượng và tiêu chuẩn Nhật Bản thì rất tốt, có thêm 1 đại gia bán lẻ của NB thì lựa chọn của ntd sẽ rộng và tốt hơn.
 

lyna81

Xe điện
Biển số
OF-118809
Ngày cấp bằng
31/10/11
Số km
2,165
Động cơ
399,293 Mã lực
Nơi ở
HN
Website
www.pantino.vn
ưu điểm của hàng nhật là có sẵn về tính ổn định và chất lượng được đề cao, đó là một khía cạnh mà nhà bán lẻ nhật bản chắc chắn sẽ khai thác mạnh, nếu khai thác thêm lĩnh vực giá cả hàng hóa nữa thì nhà bán lẻ nhật bản sẽ là một đối thủ khá nặng ký
Unimart chết bởi một lý do đơn giản là giá cả hàng hóa tại siêu thị này luôn đắt gấp mấy lần so với các siêu thị khác do dù thực phẩm tại đó luôn tươi ngon và chưa bị dính phốt bao giờ. Siêu thị là phục vụ đại đa số dân chúng chứ ko thể phục vụ một phân khúc hẹp giành cho người giàu, bởi người giàu họ có nhiều sự lựa chọn hơn là đến siêu thị để mua thức ăn đảm bảo (cụ thể là gửi gà nuôi ở quê, thịt nuôi ở quê- đấy là em đang nói về phương diện thực phẩm).
Người việt nam vốn tôn sùng hàng nhật, cứ cái gì có chữ made in japan là người mua rất thích cho dù giá có cao hơn. Với giai đoạn hiện tại khi mà hàng trung quốc đang đội lốt tràn lan trên thị trường, niềm tin tiêu dùng đang bị lung lay, cả xã hội đang bài trừ hàng tàu, nếu siêu thị nhật tạo được lòng tin cho người tiêu dùng thì họ sẽ có thị trường. Mà bản thân em nghĩ, nhà bán lẻ nhật bản đã nghiên cứuu rất kỹ vấn đề tâm lý tiêu dùng này mới nhảy vào việt nam trong giai đoạn hiện nay, nếu để một vài năm nữa, khi mà các nhà bán lẻ thái lan đổ bộ với giá rẻ hơn thì lại là một điều khó khăn lớn.
Sáng ra thấy topic của mợ tạm post thế đã, em ko phải là dân marketing hay kinh doanh chuyên nghiệp, chỉ là phân tích dựa trên tâm lý tiêu dùng mà thôi. Có gì mong mợ bỏ qua
 

cunilo

Xe tải
Biển số
OF-115867
Ngày cấp bằng
7/10/11
Số km
216
Động cơ
388,112 Mã lực
Theo em biết thì năm 2015 HN sẽ có AEON mall ở Gia Lâm.hơi xa nhưng em cũng đợi nó vậy
 

haiconchuot

Xe tải
Biển số
OF-26689
Ngày cấp bằng
31/12/08
Số km
441
Động cơ
490,790 Mã lực
Nhà em cũng gần 1 siêu thị mini bán đồ nhật mà gấu đã mê mệt với hàng hóa của nó. Quả thật nếu có cái siêu thị này thì chắc gấu nhà sẽ là khách hàng trung thành!
 

zorba

Xe điện
Biển số
OF-91518
Ngày cấp bằng
14/4/11
Số km
3,757
Động cơ
428,924 Mã lực
Càng nhiều nhà đầu tư mở siêu thị , người tiêu dùng càng có lợi. Em ủng hộ.
nhiều nhà bán lẻ ta mua hàng càng lợi mà bác
Tất nhiên càng nhiều nhà bán lẻ thì người tiêu dùng càng có nhiều sự lựa chọn và việc cạnh tranh giữa các nhà bán lẻ sẽ tạo cho người tiêu dùng được hưởng một số lợi ích. Nhưng thực sự người tiêu dùng chỉ có lợi khi nền kinh tế khỏe mạnh và sự cạnh tranh là lành mạnh.
Ví dụ như thực phẩm trong các siêu thị hiện tại, đây là câu chuyện em hóng hớt được thôi, các siêu thị đều mong muốn mang lại cho khách hàng sản phẩm với chất lượng tốt nhất và giá cả rẻ nhất, nhưng vì khách hàng chạy theo giá, nên buộc siêu thị phải nhập "hàng trộn" để đảm bảo lợi nhuận cho siêu thị, hoặc là việc chơi chiêu để dìm hàng nhau => không phải sự cạnh tranh nào cũng mang lại lợi ích cho người tiêu dùng.
 

luot_song

Xe container
Biển số
OF-65216
Ngày cấp bằng
29/5/10
Số km
5,596
Động cơ
481,018 Mã lực
Thôi cứ vào đi để cho người tiêu dùng nhanh chóng thành thượng đế và bà con thất nghiệp có việc làm
Việt nam có anh Ocean Mall thấy mở cũng nhiều
Quan trọng là nguồn hàng nữa
 

xe365vn

Xe lăn
Biển số
OF-23687
Ngày cấp bằng
6/11/08
Số km
10,536
Động cơ
583,977 Mã lực
Nơi ở
xe365vn
doanh thu nghìn tỷ ko bằng thằng bán bia hơi :D
 

zorba

Xe điện
Biển số
OF-91518
Ngày cấp bằng
14/4/11
Số km
3,757
Động cơ
428,924 Mã lực
chắc tại kinh tế đang xuống quá, dân tiết kiệm chi tiêu nên xuống hạng tạm thời, bao giờ kinh tế lên thì chắc vào top trở lại.
Nếu theo những tiêu chí chấm điểm của AT Kearney thì thị trường VN bị rớt hạng là do chính sách và thủ tục hành chính của nước mình còn rườm rà, gây cản trở cho các nhà phân phối; tỉ trọng bán lẻ hiện đại thấp (30%), doanh số bán lẻ bình quân đầu người đô thị thấp và đặc biệt tốc độ tăng trưởng thấp.

Về tốc độ tăng trưởng thì em xin chia sẻ một góc nhìn của em: hiện tại các siêu thị đều trong gia đoạn làm ăn chật vật. Hai ông lớn tăng trưởng mạnh nhất là BigC và SG Coop, khoảng 40 - 50%. Nhưng thực tế chỉ khoảng 50-60% con số tăng trưởng kia là thực tế bán lẻ, còn lại là tăng trưởng ảo do các siêu thị "bán sỉ" để đạt target. Việc bán sỉ với TPR cao (tỉ lệ chiết khấu khuyến mại) khiến cho hàng hóa từ kênh hiện đại quay về kênh truyền thống, và tác động ngược lại kênh hiện đại: không bán được hàng. Cái này gọi là channel conflict. Tất nhiên khủng hoảng kinh tế vẫn là tác động lớn nhất đến việc tăng trưởng của thị trường bán lẻ, nhưng channel conflict cũng là một yếu tố đáng lưu tâm.
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top