- Biển số
- OF-150015
- Ngày cấp bằng
- 21/7/12
- Số km
- 27,404
- Động cơ
- 511,218 Mã lực
Cuộc hẹn hò định mệnh trên biển
INDONESIASau vụ mất tích của bạn gái trong lúc lặn biển, Sunny bị kết tội mưu sát, phạt treo cổ dù không có bằng chứng vật chất và thi thể nạn nhân không được tìm thấy.
Nusa Dua nằm ở phía Đông Nam của đảo Bali, được đánh giá là bãi biển đẹp, sạch sẽ, sang trọng và phát triển bậc nhất Indonesia, và cũng thuộc top 10 bãi biển đẹp nhất Châu Á.
Một buổi chiều mùa hè năm 1963, một cặp tình nhân người Singapore đến đây du lịch. Trong khi cô Jenny Cheok Cheng Kid lặn dưới nước với đầy đủ trang bị như bình ô xi, chân vịt lặn và dây bảo hiểm thì chồng chưa cưới Sunny Ang Soo Suan chờ ở trên thuyền cùng với người chèo thuyền.
Một lúc sau, Sunny đột nhiên ý thức được dường như Jenny đã ở dưới nước quá lâu nên thử kéo sợi dây nối đến người Jenny nhưng lại thấy nhẹ bẫng. Sunny kéo tiếp nhưng phía dưới chỉ có đầu dây trơ trọi. Vợ chưa cưới không thấy đâu.
Vùng biển này bề ngoài gió êm sóng lặng, nhưng trên thực tế tình hình dưới đáy lại phức tạp, có nhiều dòng chảy ngầm và nước xoáy. Cảnh sát Singapore vào cuộc, cho rằng sự tình không đơn giản là tai nạn.
Lực lượng cứu hộ tìm thi thể của Jenny nhưng không thấy. Ảnh: Straits Times
Sunny 24 tuổi, đến từ gia đình trung lưu, ngoại hình sáng, lịch thiệp. Jenny 22 tuổi, thôi học từ năm lớp 3. Cuối tháng 5/1963, họ gặp nhau tại một quán bar ở Singapore, nơi Jenny là nhân viên phục vụ. Cô ly hôn, sống cùng hai con.
Sunny săn đón Jenny quyết liệt và nhận được đồng ý. Một hôm Sunny lái xe cùng Jenny đến Kuala Lumpur du lịch. Trước khi quay về Singapore, Sunny đề nghị Jenny cùng mua bảo hiểm với mình, vì anh ta cho rằng đường đi rất xa, phải tự lái xe nên cần một sự bảo đảm nếu không may xảy ra chuyện ngoài ý muốn. Jenny nghe lời Sunny.
Trên đường về quả nhiên họ xảy ra tai nạn. Sunny nói hôm đó lúc đến một chỗ rẽ đột nhiên nghe thấy tiếng chó sủa nên giật mình mất lái làm chiếc xe lao lên vỉa hè. Trong tai nạn này, Sunny không bị thương, Jenny bị thương nhưng không nghiêm trọng, chỉ có chiếc xe xem như đã hỏng. Sau đó, hai người đi tàu về Singapore.
Lúc này, Sunny khuyên Jenny nên mua thêm bảo hiểm. Jenny nhanh chóng nhận lời.
Ngày 27/8, hai người thuê một chiếc thuyền nhỏ đến Nusa Dua lặn, người chèo là Joseph. Chiếc thuyền thả neo tại một vị trí sâu khoảng 10 mét. Jenny đeo trang bị vào, lặn xuống biển, Sunny và Joseph ở trên thuyền chờ.
Khoảng 10 phút sau, Jenny nổi lên mặt nước, gọi Sunny xuống lặn cùng với mình. Sunny thay bình ôxy cho Jenny, bảo cô cứ lặn xuống trước. Sunny khai thay đồ lặn, kiểm tra lại trang bị, lại phát hiện bình bị hở van. Joseph loay hoay giúp Sunny một hồi nhưng vẫn không khắc phục được. Một lúc lâu sau thì xảy ra việc Sunny kéo lên Jenny song chỉ còn một sợi dây.
Cảnh sát đường thủy Bali cùng năm ngư dân lặn xuống biển tìm Jenny, sau đó thợ lặn của hải quân Indonesia cũng tham gia tìm kiếm, nhưng chỉ tìm thấy cặp chân vịt bị gãy. Vết gãy không có vẻ tự nhiên mà giống như bị cắt bằng vật sắc.
16 tháng sau, Sunny bị cảnh sát Singapore bắt. Suốt bảy ngày thẩm vấn, Sunny đối đáp trôi chảy khiến cảnh sát rất đau đầu, bởi vì vụ án này có một vấn đề lớn là không tìm được thi thể nạn nhân, không thể khẳng định cô đã chết.
Sunny Ang Soo khi bị bắt. Ảnh: Straits Times
Cuối cùng vụ án vẫn được xét xử, trở thành màn đấu trí giữa công tố viên Francis Seow và bị cáo. Seow quyết định tìm đột phá khẩu từ phương hướng khác. Đầu tiên, ông chỉ ra, sau vụ án, người nhà của Sunny từng đút lót người chèo thuyền Joseph.
Seow mời một chuyên gia lặn ra trình bày. Vị này cho hay khi lặn dưới biển sâu, một khi bị mất chân vịt, người lặn rất khó giữ thăng bằng, hơn nữa Jenny không hề có nhiều kinh nghiệm lặn nên khi mất chân vịt chắc chắn sẽ cực kì hoảng loạn Vì vậy rất có khả năng Jenny đã chết, thi thể bị nước biển đẩy tới một nơi không ai tìm thấy.
Từ góc độ tâm lí học tội phạm, công tố viên Seow hỏi bị cáo: Biết vùng biển này không quá phù hợp cho hoạt động lặn, tại sao còn dẫn bạn gái đến, vì sao không xuống lặn mà vẫn ở trên thuyền? Sunny trả lời bởi vì lần trước hai người cũng đến đó lặn nhưng không gặp nguy hiểm. Đồng thời không phải mình không lặn mà là người đàn ông lịch thiệp phải luôn ưu tiên phụ nữ trước.
Seow tiếp tục hỏi: Khi phát hiện Jenny biến mất, vì sao Sunny không lập tức lặn xuống tìm? Sau đó khi cảnh sát và ngư dân xuống biển tìm Jenny, Sunny cũng vẫn đứng trên thuyền, không lặn xuống, không làm gì, thậm chí chân vẫn khô.
Sunny đáp Jenny là vợ chưa cưới nên hơn ai hết anh ta chắc chắn rất muốn tìm. Nhưng quan sát mặt biển, hoàn toàn không có bọt khí nổi lên nên chắc chắn là Jenny đã chết. Biển rộng như vậy, biết lặn đi đâu tìm?
Công tố viên Francis Seow. Ảnh: Straits Times
Quảng cáo
Về vấn đề bảo hiểm, công tố viên nói Jenny mua bảo hiểm có giá trị thanh toán lên đến 400.000 SGD trong khi chỉ là một nhân viên quán bar, thu nhập mỗi tháng 300 SGD, còn phải nuôi hai đứa con. Vì sao phải bỏ nhiều tiền ra mua bảo hiểm như vậy? Hơn nữa người thụ hưởng bảo hiểm lại là mẹ của Sunny, chưa từng gặp Jenny bao giờ.
Ngoài ra, theo phản hồi của công ty bảo hiểm, một ngày sau khi Jenny mất tích, Sunny đã đến các công ty bảo hiểm yêu cầu bồi thường nhưng bị từ chối. Từ đó đến khi bị bắt, Sunny vẫn thường xuyên đòi tiền.
Sunny vẫn phủ nhận giết bạn gái, giải thích việc đi khắp nơi tìm công ty bảo hiểm đòi tiền vì Jenny còn có hai đứa con, phải có người bỏ tiền chăm sóc nuôi dưỡng. "Tôi muốn chịu trách nhiệm với con cô ấy, tôi không làm gì thẹn với lương tâm", anh ta khai.
Dù trước đó Singapore chưa từng xét xử một vụ giết người nào mà không có thi thể người bị hại, cuối cùng bồi thẩm đoàn nhất trí nhận định Sunny có tội, đã tuyên án tử hình.
Sunny lập tức chống án, sau đó vẫn giữ thái độ bình thản trong tù, hàng ngày vẫn đọc sách báo như bình thường. Đến tháng 11/1966, khi được cha thông báo đơn chống án bị bác, Sunny suy sụp bật khóc.
Trước nguy cơ lập tức phải lên giá treo cổ, Sunny yêu cầu xin giám định tinh thần. Các chuyên gia tâm lí học và tội phạm học đến gặp Sunny tiến hành trao đổi nhiều lần, đồng thời cũng gặp gỡ cha mẹ, anh em của Sunny. Cuối cùng họ kết luận tinh thần Sunny rất bình thường, IQ rất cao, lên đến 128, không có lý do thoát án tử.
Ngày 6/2/1967, Sunny bị treo cổ. Thi thể Jenny, sau 60 năm, vẫn chưa được tìm thấy.
Khang Diệp
(Theo Straits Times)
INDONESIASau vụ mất tích của bạn gái trong lúc lặn biển, Sunny bị kết tội mưu sát, phạt treo cổ dù không có bằng chứng vật chất và thi thể nạn nhân không được tìm thấy.
Nusa Dua nằm ở phía Đông Nam của đảo Bali, được đánh giá là bãi biển đẹp, sạch sẽ, sang trọng và phát triển bậc nhất Indonesia, và cũng thuộc top 10 bãi biển đẹp nhất Châu Á.
Một buổi chiều mùa hè năm 1963, một cặp tình nhân người Singapore đến đây du lịch. Trong khi cô Jenny Cheok Cheng Kid lặn dưới nước với đầy đủ trang bị như bình ô xi, chân vịt lặn và dây bảo hiểm thì chồng chưa cưới Sunny Ang Soo Suan chờ ở trên thuyền cùng với người chèo thuyền.
Một lúc sau, Sunny đột nhiên ý thức được dường như Jenny đã ở dưới nước quá lâu nên thử kéo sợi dây nối đến người Jenny nhưng lại thấy nhẹ bẫng. Sunny kéo tiếp nhưng phía dưới chỉ có đầu dây trơ trọi. Vợ chưa cưới không thấy đâu.
Vùng biển này bề ngoài gió êm sóng lặng, nhưng trên thực tế tình hình dưới đáy lại phức tạp, có nhiều dòng chảy ngầm và nước xoáy. Cảnh sát Singapore vào cuộc, cho rằng sự tình không đơn giản là tai nạn.
Lực lượng cứu hộ tìm thi thể của Jenny nhưng không thấy. Ảnh: Straits Times
Sunny 24 tuổi, đến từ gia đình trung lưu, ngoại hình sáng, lịch thiệp. Jenny 22 tuổi, thôi học từ năm lớp 3. Cuối tháng 5/1963, họ gặp nhau tại một quán bar ở Singapore, nơi Jenny là nhân viên phục vụ. Cô ly hôn, sống cùng hai con.
Sunny săn đón Jenny quyết liệt và nhận được đồng ý. Một hôm Sunny lái xe cùng Jenny đến Kuala Lumpur du lịch. Trước khi quay về Singapore, Sunny đề nghị Jenny cùng mua bảo hiểm với mình, vì anh ta cho rằng đường đi rất xa, phải tự lái xe nên cần một sự bảo đảm nếu không may xảy ra chuyện ngoài ý muốn. Jenny nghe lời Sunny.
Trên đường về quả nhiên họ xảy ra tai nạn. Sunny nói hôm đó lúc đến một chỗ rẽ đột nhiên nghe thấy tiếng chó sủa nên giật mình mất lái làm chiếc xe lao lên vỉa hè. Trong tai nạn này, Sunny không bị thương, Jenny bị thương nhưng không nghiêm trọng, chỉ có chiếc xe xem như đã hỏng. Sau đó, hai người đi tàu về Singapore.
Lúc này, Sunny khuyên Jenny nên mua thêm bảo hiểm. Jenny nhanh chóng nhận lời.
Ngày 27/8, hai người thuê một chiếc thuyền nhỏ đến Nusa Dua lặn, người chèo là Joseph. Chiếc thuyền thả neo tại một vị trí sâu khoảng 10 mét. Jenny đeo trang bị vào, lặn xuống biển, Sunny và Joseph ở trên thuyền chờ.
Khoảng 10 phút sau, Jenny nổi lên mặt nước, gọi Sunny xuống lặn cùng với mình. Sunny thay bình ôxy cho Jenny, bảo cô cứ lặn xuống trước. Sunny khai thay đồ lặn, kiểm tra lại trang bị, lại phát hiện bình bị hở van. Joseph loay hoay giúp Sunny một hồi nhưng vẫn không khắc phục được. Một lúc lâu sau thì xảy ra việc Sunny kéo lên Jenny song chỉ còn một sợi dây.
Cảnh sát đường thủy Bali cùng năm ngư dân lặn xuống biển tìm Jenny, sau đó thợ lặn của hải quân Indonesia cũng tham gia tìm kiếm, nhưng chỉ tìm thấy cặp chân vịt bị gãy. Vết gãy không có vẻ tự nhiên mà giống như bị cắt bằng vật sắc.
16 tháng sau, Sunny bị cảnh sát Singapore bắt. Suốt bảy ngày thẩm vấn, Sunny đối đáp trôi chảy khiến cảnh sát rất đau đầu, bởi vì vụ án này có một vấn đề lớn là không tìm được thi thể nạn nhân, không thể khẳng định cô đã chết.
Sunny Ang Soo khi bị bắt. Ảnh: Straits Times
Cuối cùng vụ án vẫn được xét xử, trở thành màn đấu trí giữa công tố viên Francis Seow và bị cáo. Seow quyết định tìm đột phá khẩu từ phương hướng khác. Đầu tiên, ông chỉ ra, sau vụ án, người nhà của Sunny từng đút lót người chèo thuyền Joseph.
Seow mời một chuyên gia lặn ra trình bày. Vị này cho hay khi lặn dưới biển sâu, một khi bị mất chân vịt, người lặn rất khó giữ thăng bằng, hơn nữa Jenny không hề có nhiều kinh nghiệm lặn nên khi mất chân vịt chắc chắn sẽ cực kì hoảng loạn Vì vậy rất có khả năng Jenny đã chết, thi thể bị nước biển đẩy tới một nơi không ai tìm thấy.
Từ góc độ tâm lí học tội phạm, công tố viên Seow hỏi bị cáo: Biết vùng biển này không quá phù hợp cho hoạt động lặn, tại sao còn dẫn bạn gái đến, vì sao không xuống lặn mà vẫn ở trên thuyền? Sunny trả lời bởi vì lần trước hai người cũng đến đó lặn nhưng không gặp nguy hiểm. Đồng thời không phải mình không lặn mà là người đàn ông lịch thiệp phải luôn ưu tiên phụ nữ trước.
Seow tiếp tục hỏi: Khi phát hiện Jenny biến mất, vì sao Sunny không lập tức lặn xuống tìm? Sau đó khi cảnh sát và ngư dân xuống biển tìm Jenny, Sunny cũng vẫn đứng trên thuyền, không lặn xuống, không làm gì, thậm chí chân vẫn khô.
Sunny đáp Jenny là vợ chưa cưới nên hơn ai hết anh ta chắc chắn rất muốn tìm. Nhưng quan sát mặt biển, hoàn toàn không có bọt khí nổi lên nên chắc chắn là Jenny đã chết. Biển rộng như vậy, biết lặn đi đâu tìm?
Công tố viên Francis Seow. Ảnh: Straits Times
Quảng cáo
Về vấn đề bảo hiểm, công tố viên nói Jenny mua bảo hiểm có giá trị thanh toán lên đến 400.000 SGD trong khi chỉ là một nhân viên quán bar, thu nhập mỗi tháng 300 SGD, còn phải nuôi hai đứa con. Vì sao phải bỏ nhiều tiền ra mua bảo hiểm như vậy? Hơn nữa người thụ hưởng bảo hiểm lại là mẹ của Sunny, chưa từng gặp Jenny bao giờ.
Ngoài ra, theo phản hồi của công ty bảo hiểm, một ngày sau khi Jenny mất tích, Sunny đã đến các công ty bảo hiểm yêu cầu bồi thường nhưng bị từ chối. Từ đó đến khi bị bắt, Sunny vẫn thường xuyên đòi tiền.
Sunny vẫn phủ nhận giết bạn gái, giải thích việc đi khắp nơi tìm công ty bảo hiểm đòi tiền vì Jenny còn có hai đứa con, phải có người bỏ tiền chăm sóc nuôi dưỡng. "Tôi muốn chịu trách nhiệm với con cô ấy, tôi không làm gì thẹn với lương tâm", anh ta khai.
Dù trước đó Singapore chưa từng xét xử một vụ giết người nào mà không có thi thể người bị hại, cuối cùng bồi thẩm đoàn nhất trí nhận định Sunny có tội, đã tuyên án tử hình.
Sunny lập tức chống án, sau đó vẫn giữ thái độ bình thản trong tù, hàng ngày vẫn đọc sách báo như bình thường. Đến tháng 11/1966, khi được cha thông báo đơn chống án bị bác, Sunny suy sụp bật khóc.
Trước nguy cơ lập tức phải lên giá treo cổ, Sunny yêu cầu xin giám định tinh thần. Các chuyên gia tâm lí học và tội phạm học đến gặp Sunny tiến hành trao đổi nhiều lần, đồng thời cũng gặp gỡ cha mẹ, anh em của Sunny. Cuối cùng họ kết luận tinh thần Sunny rất bình thường, IQ rất cao, lên đến 128, không có lý do thoát án tử.
Ngày 6/2/1967, Sunny bị treo cổ. Thi thể Jenny, sau 60 năm, vẫn chưa được tìm thấy.
Khang Diệp
(Theo Straits Times)
Cuộc hẹn hò định mệnh trên biển
Indonesia- Sau vụ mất tích của bạn gái trong lúc lặn biển, Sunny bị kết tội mưu sát, phạt treo cổ dù không có bằng chứng vật chất và thi thể nạn nhân không được tìm thấy.
vnexpress.net