Đề xuất ghi hình giám sát mọi tổ CSGT
Cảnh sát giao thông trên toàn quốc có thể sẽ bị giám sát bởi nhiều loại camera khác nhau trong quá trình tuần tra, nếu không chấp hành sẽ bị xử lý.
Đây là một trong số các điểm mới của Dự thảo Luật đảm bảo trật tự an toàn giao thông mà Chính phủ đang lấy ý kiến góp ý trong hai tháng kể từ ngày 1/6.
Cán bộ, chiến sĩ thuộc Cục CSGT được trang bị camera gắn ngực ghi hình trong quá trình làm nhiệm vụ trên cao tốc Hà Nội-Hải Phòng. Ảnh: Bá Đô
Ngày 3/6, đại tá Đỗ Thanh Bình, Cục phó Cục CSGT, Bộ Công an (đơn vị chủ trì soạn thảo dự Luật) cho biết với ý tưởng này, Bộ Công an sẽ trang bị, lắp đặt các thiết bị kỹ thuật để giám sát cảnh sát giao thông khi làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát trên mọi tuyến đường.
Các thiết bị giám sát cảnh sát làm nhiệm vụ sẽ bao gồm hệ thống camera giám sát lắp đặt trên mọi tuyến đường, camera hành trình, loại đeo trên người cảnh sát và camera cầm tay.
Theo lãnh đạo Cục CSGT để các loại thiết bị này giám sát hiệu quả thì các tổ công tác buộc phải sử dụng trong suốt quá trình thực thi nhiệm vụ trên đường. "Việc này nhằm áp dụng công nghệ vào giám sát công khai, minh bạch hoạt động của cảnh sát", đại tá Bình nhấn mạnh.
Hiện nay Bộ Công an đã trang bị thí điểm cho một số đơn vị của Cục và một số địa phương đã trang bị camera giám sát cầm tay, đeo ngực nhưng trên quy mô nhỏ đã mang lại hiệu quả tốt. "Tương lai, nếu Luật này có hiệu lực sẽ là cơ sở để trang bị cho cảnh sát giao thông trên toàn quốc", đại diện Cục CSGT nói.
Để việc giám sát quá trình làm nhiệm vụ của CSGT đạt hiệu quả, theo đại tá Bình, nếu Luật được thông qua, Bộ Công an sẽ xây dựng các quy định, văn bản để hướng dẫn việc ghi âm, ghi hình và gắn với các chế tài xử lý với các trường hợp cố tình không chấp hành ghi hình khi làm nhiệm vụ. "Với các trường hợp vi phạm có thể kỷ luật, xử phạt hành chính và các hình thức xử lý tương ứng theo các quy định của pháp luật và của Bộ Công an", đại tá Bình nhấm mạnh.
Ngoài hình thức giám sát cảnh sát làm nhiệm vụ bằng các loại camera, thiết bị kỹ thuật trên thì Bộ Công an cũng nêu rõ người dân và các cơ quan có thẩm quyền được phép giám sát hoạt động của cảnh sát theo quy định.
Cụ thể, người dân được ghi hình, ghi âm cảnh sát làm nhiệm vụ, tuy nhiên việc giám sát này không được làm ảnh hưởng đến hoạt động của cảnh sát và người dân buộc phải đứng ở phía ngoài khu vực cảnh sát làm việc.
Cảnh sát giao thông trên toàn quốc có thể sẽ bị giám sát bởi nhiều loại camera khác nhau trong quá trình tuần tra, nếu không chấp hành sẽ bị xử lý.
Đây là một trong số các điểm mới của Dự thảo Luật đảm bảo trật tự an toàn giao thông mà Chính phủ đang lấy ý kiến góp ý trong hai tháng kể từ ngày 1/6.
Cán bộ, chiến sĩ thuộc Cục CSGT được trang bị camera gắn ngực ghi hình trong quá trình làm nhiệm vụ trên cao tốc Hà Nội-Hải Phòng. Ảnh: Bá Đô
Ngày 3/6, đại tá Đỗ Thanh Bình, Cục phó Cục CSGT, Bộ Công an (đơn vị chủ trì soạn thảo dự Luật) cho biết với ý tưởng này, Bộ Công an sẽ trang bị, lắp đặt các thiết bị kỹ thuật để giám sát cảnh sát giao thông khi làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát trên mọi tuyến đường.
Các thiết bị giám sát cảnh sát làm nhiệm vụ sẽ bao gồm hệ thống camera giám sát lắp đặt trên mọi tuyến đường, camera hành trình, loại đeo trên người cảnh sát và camera cầm tay.
Theo lãnh đạo Cục CSGT để các loại thiết bị này giám sát hiệu quả thì các tổ công tác buộc phải sử dụng trong suốt quá trình thực thi nhiệm vụ trên đường. "Việc này nhằm áp dụng công nghệ vào giám sát công khai, minh bạch hoạt động của cảnh sát", đại tá Bình nhấn mạnh.
Hiện nay Bộ Công an đã trang bị thí điểm cho một số đơn vị của Cục và một số địa phương đã trang bị camera giám sát cầm tay, đeo ngực nhưng trên quy mô nhỏ đã mang lại hiệu quả tốt. "Tương lai, nếu Luật này có hiệu lực sẽ là cơ sở để trang bị cho cảnh sát giao thông trên toàn quốc", đại diện Cục CSGT nói.
Để việc giám sát quá trình làm nhiệm vụ của CSGT đạt hiệu quả, theo đại tá Bình, nếu Luật được thông qua, Bộ Công an sẽ xây dựng các quy định, văn bản để hướng dẫn việc ghi âm, ghi hình và gắn với các chế tài xử lý với các trường hợp cố tình không chấp hành ghi hình khi làm nhiệm vụ. "Với các trường hợp vi phạm có thể kỷ luật, xử phạt hành chính và các hình thức xử lý tương ứng theo các quy định của pháp luật và của Bộ Công an", đại tá Bình nhấm mạnh.
Ngoài hình thức giám sát cảnh sát làm nhiệm vụ bằng các loại camera, thiết bị kỹ thuật trên thì Bộ Công an cũng nêu rõ người dân và các cơ quan có thẩm quyền được phép giám sát hoạt động của cảnh sát theo quy định.
Cụ thể, người dân được ghi hình, ghi âm cảnh sát làm nhiệm vụ, tuy nhiên việc giám sát này không được làm ảnh hưởng đến hoạt động của cảnh sát và người dân buộc phải đứng ở phía ngoài khu vực cảnh sát làm việc.