- Biển số
- OF-143913
- Ngày cấp bằng
- 30/5/12
- Số km
- 6,486
- Động cơ
- 426,953 Mã lực
THI VÀO 10 MẤY MÔN LÀ ĐỦ?
Tuần trước, khi nghe tin Sở giáo dục Hà Nội quyết định khối 9 thi vào 10 chỉ thi 3 môn Toán, Văn, Anh, hầu hết các phụ huynh và học sinh đã thở phào nhẹ nhõm. Quyết định này đã giải tỏa bao lo lắng lâu nay, khi mà dịch bệnh Covid19 vẫn diễn biến phức tạp suốt cả năm học 2021-2022, và các con phải học online hầu như cả năm học. Dư luận đã phải dùng từ “ám ảnh” để nói về môn thi thứ tư cho kì thi vào 10. Như vậy, một kì thi rất quan trọng cho hàng triệu học sinh mà gây ra nỗi lo lắng cho cả phụ huynh và học sinh từ đầu năm học liệu có đáng để các nhà làm giáo dục phải suy nghĩ!
Ngày xưa, thế hệ chúng tôi 7x, 8x thi vào 10 chỉ có 2 môn là Toán, Văn. Rất công bằng và sòng phẳng, môn Toán thuộc về khối Khoa học tự nhiên (KHTN), môn Văn đại diện cho khối Khoa học xã hội (KHXH). Một kì thi chuyển cấp quan trọng chỉ cần những môn thi cơ bản và cô đọng để học sinh tập trung ôn thi, tránh gây lo lắng và xáo trộn. Hai môn thi gói gọn trong một ngày và hơn hết chúng tôi khi ra đời vẫn đảm bảo kiến thức phổ thông, và ai chăm chỉ quyết tâm, có đầu óc thì vẫn thành đạt.
Những người làm giáo dục có lí do để đưa thêm môn thi vào kì thi này: Ngoài môn Toán để học sinh nâng cao tư duy logic, tính toán nhanh; môn Văn để giao tiếp, để phát triển tâm hồn … thì môn Ngoại ngữ rất quan trọng để hội nhập với thế giới. Nhưng đến khi đưa môn thi thứ tư vào kì thi này thì nhiều người băn khoăn về mục đích của nó! Môn này lại đưa ra một cách “bí ẩn”, không cho biết trước. Mục đích của những người làm giáo dục rất rõ ràng: để học sinh không học lệch, để học sinh nắm rõ tất cả các kiến thức phổ thông. Đã có rất nhiều tranh luận xảy ra khi đưa thêm môn thi thứ tư này vào kì thi chuyển cấp: liệu có cần thiết không, liệu có nên bí mật đến tận tháng Ba không?! Và cuộc tranh luận chưa có hồi kết này gần như đã bị áp đặt, các chủ thể chịu tác động là các em học sinh, các bậc phụ huynh, các thầy cô giáo bậc THCS hầu như không được tham gia. Cuối cùng vẫn là ý chí của những người làm giáo dục, môn thi thứ tư đã được thông qua và trở thành thường niên.
Trong quá trình giảng dạy, để hỗ trợ thêm cho việc dạy học, tôi còn quan sát và tìm hiểu tâm sinh lí học sinh. Mấy năm gần đây, trên địa bàn thành phố Hà Nội, qua những cuộc khảo sát nhỏ với các em học sinh PTTH và thấy rằng: có một sự thiên lệch về giới tính trong các trường, số lượng các em học sinh nữ vượt trội hơn so với học sinh nam ở các trường điểm như Chu Văn An, Việt Đức, Trần Phú, Phan Đình Phùng …
Về quy luật khách quan thì số lượng các em về giới tính phải như nhau hoặc chênh lệch không lớn. Với khối KHTN thì nam nhiều hơn nữ, và khối KHXH thì nữ nhiều hơn nam. Liệu có phải mấy năm gần đây các em nữ học giỏi hơn các em nam nên có sự vượt trội về nữ ở các trường điểm?
Trên phương diện công tác trong ngành giáo dục hơn 20 năm, tôi có một sự giải thích một cách rất logic. Theo thiên hướng tự nhiên, con trai vượt trội con gái về các việc tính toán, những môn KHTN đại diện là môn Toán, các bạn gái thì cẩn thận trau truốt hơn nên mạnh về các môn KHXH đại diện là môn Văn. Ngày xưa chỉ thi hai môn Toán, Văn rất công bằng cho cả hai giới. Nhưng đến khi thêm môn thi thứ ba là Ngoại Ngữ, thêm một môn thuộc về khối KHXH. Như vậy là đã bắt đầu có sự thiên lệch về khối KHXH, một sự bất lợi nhỏ cho các em học sinh nam. Tôi không phủ nhận nhiều học sinh nam không hề kém hơn nữ về môn Ngoại Ngữ, nhưng có một sự thật là số lượng học sinh nữ học tốt Ngoại Ngữ áp đảo so với học sinh nam. Cũng rất tự nhiên khi mà học sinh nam học tốt các môn Vật lí, Hóa học tốt hơn học sinh nữ. Nhưng có chút may mắn là môn Ngoại Ngữ chỉ tính hệ số 1 trong khi Toán và Văn tính hệ số 2.
Điều này gây ra sự suy ngẫm khi mà mấy năm gần đây, môn thi thứ tư (nếu có) rơi vào môn Sử, lại là một môn thuộc về khối KHXH. Đó là sự bất lợi rất lớn cho các em học sinh nam, điều đó giải thích tại sao tổng điểm của các em học sinh nữ luôn vượt trội.
Hiện nay thi vào 10 còn khó hơn thi vào đại học. Thi vào đại học chỉ có 3 môn và các em học sinh còn được lựa chọn môn thi, khối thi theo thế mạnh của mình. Nhưng thi vào cấp 3 tự dưng lạm phát dần thành 3 môn, rồi 4 môn. Và theo ý chí của các nhà làm giáo dục, để đảm bảo các em không học lệch … thì có lẽ tương lai sẽ là 5, 6, hay 7 môn!
Mong rằng các nhà quản lí giáo dục suy nghĩ về điều này và bố trí các môn thi sao cho công bằng và hợp lí. Liệu có nhất thiết phải thi nhiều môn, và môn thi thứ tư (nếu phải có) là môn nào sao cho phù hợp. Và nên có những cuộc điều tra khảo sát nghiêm túc các em học sinh trúng tuyển các trường. Tránh gây ra những hệ lụy xã hội, cản trở ước mơ của các em vào các ngôi trường mơ ước.
Tuần trước, khi nghe tin Sở giáo dục Hà Nội quyết định khối 9 thi vào 10 chỉ thi 3 môn Toán, Văn, Anh, hầu hết các phụ huynh và học sinh đã thở phào nhẹ nhõm. Quyết định này đã giải tỏa bao lo lắng lâu nay, khi mà dịch bệnh Covid19 vẫn diễn biến phức tạp suốt cả năm học 2021-2022, và các con phải học online hầu như cả năm học. Dư luận đã phải dùng từ “ám ảnh” để nói về môn thi thứ tư cho kì thi vào 10. Như vậy, một kì thi rất quan trọng cho hàng triệu học sinh mà gây ra nỗi lo lắng cho cả phụ huynh và học sinh từ đầu năm học liệu có đáng để các nhà làm giáo dục phải suy nghĩ!
Ngày xưa, thế hệ chúng tôi 7x, 8x thi vào 10 chỉ có 2 môn là Toán, Văn. Rất công bằng và sòng phẳng, môn Toán thuộc về khối Khoa học tự nhiên (KHTN), môn Văn đại diện cho khối Khoa học xã hội (KHXH). Một kì thi chuyển cấp quan trọng chỉ cần những môn thi cơ bản và cô đọng để học sinh tập trung ôn thi, tránh gây lo lắng và xáo trộn. Hai môn thi gói gọn trong một ngày và hơn hết chúng tôi khi ra đời vẫn đảm bảo kiến thức phổ thông, và ai chăm chỉ quyết tâm, có đầu óc thì vẫn thành đạt.
Những người làm giáo dục có lí do để đưa thêm môn thi vào kì thi này: Ngoài môn Toán để học sinh nâng cao tư duy logic, tính toán nhanh; môn Văn để giao tiếp, để phát triển tâm hồn … thì môn Ngoại ngữ rất quan trọng để hội nhập với thế giới. Nhưng đến khi đưa môn thi thứ tư vào kì thi này thì nhiều người băn khoăn về mục đích của nó! Môn này lại đưa ra một cách “bí ẩn”, không cho biết trước. Mục đích của những người làm giáo dục rất rõ ràng: để học sinh không học lệch, để học sinh nắm rõ tất cả các kiến thức phổ thông. Đã có rất nhiều tranh luận xảy ra khi đưa thêm môn thi thứ tư này vào kì thi chuyển cấp: liệu có cần thiết không, liệu có nên bí mật đến tận tháng Ba không?! Và cuộc tranh luận chưa có hồi kết này gần như đã bị áp đặt, các chủ thể chịu tác động là các em học sinh, các bậc phụ huynh, các thầy cô giáo bậc THCS hầu như không được tham gia. Cuối cùng vẫn là ý chí của những người làm giáo dục, môn thi thứ tư đã được thông qua và trở thành thường niên.
Trong quá trình giảng dạy, để hỗ trợ thêm cho việc dạy học, tôi còn quan sát và tìm hiểu tâm sinh lí học sinh. Mấy năm gần đây, trên địa bàn thành phố Hà Nội, qua những cuộc khảo sát nhỏ với các em học sinh PTTH và thấy rằng: có một sự thiên lệch về giới tính trong các trường, số lượng các em học sinh nữ vượt trội hơn so với học sinh nam ở các trường điểm như Chu Văn An, Việt Đức, Trần Phú, Phan Đình Phùng …
Về quy luật khách quan thì số lượng các em về giới tính phải như nhau hoặc chênh lệch không lớn. Với khối KHTN thì nam nhiều hơn nữ, và khối KHXH thì nữ nhiều hơn nam. Liệu có phải mấy năm gần đây các em nữ học giỏi hơn các em nam nên có sự vượt trội về nữ ở các trường điểm?
Trên phương diện công tác trong ngành giáo dục hơn 20 năm, tôi có một sự giải thích một cách rất logic. Theo thiên hướng tự nhiên, con trai vượt trội con gái về các việc tính toán, những môn KHTN đại diện là môn Toán, các bạn gái thì cẩn thận trau truốt hơn nên mạnh về các môn KHXH đại diện là môn Văn. Ngày xưa chỉ thi hai môn Toán, Văn rất công bằng cho cả hai giới. Nhưng đến khi thêm môn thi thứ ba là Ngoại Ngữ, thêm một môn thuộc về khối KHXH. Như vậy là đã bắt đầu có sự thiên lệch về khối KHXH, một sự bất lợi nhỏ cho các em học sinh nam. Tôi không phủ nhận nhiều học sinh nam không hề kém hơn nữ về môn Ngoại Ngữ, nhưng có một sự thật là số lượng học sinh nữ học tốt Ngoại Ngữ áp đảo so với học sinh nam. Cũng rất tự nhiên khi mà học sinh nam học tốt các môn Vật lí, Hóa học tốt hơn học sinh nữ. Nhưng có chút may mắn là môn Ngoại Ngữ chỉ tính hệ số 1 trong khi Toán và Văn tính hệ số 2.
Điều này gây ra sự suy ngẫm khi mà mấy năm gần đây, môn thi thứ tư (nếu có) rơi vào môn Sử, lại là một môn thuộc về khối KHXH. Đó là sự bất lợi rất lớn cho các em học sinh nam, điều đó giải thích tại sao tổng điểm của các em học sinh nữ luôn vượt trội.
Hiện nay thi vào 10 còn khó hơn thi vào đại học. Thi vào đại học chỉ có 3 môn và các em học sinh còn được lựa chọn môn thi, khối thi theo thế mạnh của mình. Nhưng thi vào cấp 3 tự dưng lạm phát dần thành 3 môn, rồi 4 môn. Và theo ý chí của các nhà làm giáo dục, để đảm bảo các em không học lệch … thì có lẽ tương lai sẽ là 5, 6, hay 7 môn!
Mong rằng các nhà quản lí giáo dục suy nghĩ về điều này và bố trí các môn thi sao cho công bằng và hợp lí. Liệu có nhất thiết phải thi nhiều môn, và môn thi thứ tư (nếu phải có) là môn nào sao cho phù hợp. Và nên có những cuộc điều tra khảo sát nghiêm túc các em học sinh trúng tuyển các trường. Tránh gây ra những hệ lụy xã hội, cản trở ước mơ của các em vào các ngôi trường mơ ước.