- Biển số
- OF-473000
- Ngày cấp bằng
- 25/11/16
- Số km
- 619
- Động cơ
- 200,444 Mã lực
- Tuổi
- 50
http://tuoitre.vn/tin/kinh-te/20161214/them-mot-cong-ty-con-cua-pvn-lo-nghin-ti/1235716.html
Thêm một công ty con của PVN lỗ nghìn tỉ
TTO - Công ty TNHH MTV Công nghiệp tàu thủy Dung Quất sau khi được Vinashin bàn giao cho Tập đoàn Dầu khí VN đã được đầu tư thêm ngàn tỉ nhưng đến nay vẫn thua lỗ...
14/12/2016 14:01 GMT+7
Tại xưởng nhà máy đóng tàu Dung Quất. Ảnh: DQS
Xưởng nhà máy đóng tàu Dung Quất - Ảnh: DQS
Bộ Công thương vừa có báo cáo gởi Thủ tướng, đề xuất các phương án nhằm xử lý dứt điểm các vấn đề không thể giải quyết được tại Công ty TNHH MTV Công nghiệp tàu thủy Dung Quất (DQS, thuộc Tập đoàn Dầu khí VN).
Theo báo cáo này, DQS đang có tổng số nợ phải trả lên đến hơn 6.893 tỉ đồng, lỗ lũy kế gần 3.684 tỉ đồng (tính đến cuối tháng 6-2016).
Riêng năm 2016 DQS dự kiến tiếp tục lỗ hơn 103 tỉ đồng. Vốn chủ sở hữu của DQS đến 30-6-2016 đã bị âm 1.180,3 tỉ đồng.
Được biết DQS sau khi được chuyển giao nguyên trạng từ Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy VN - Vinashin (nay là Tổng công ty Công nghiêp tàu thủy Việt Nam - SBIC) sang Tập đoàn Dầu khí VN (PVN) từ tháng 7-2010 đến nay đã hoàn thành một số dự án đóng mới và sửa chữa nhiều công trình.
Tuy nhiên, để cứu nhà máy đang trong tình trạng thua lỗ, hoạt động kém hiệu quả, PVN đã nỗ lực cứu nhà máy bằng cách chuyển giao cho DQS 5.095,4 tỉ đồng, bao gồm 1.990,5 tỉ đồng góp vốn điều lệ và 3.104,9 tỉ đồng để thanh toán nợ nhưng vẫn không cải thiện được tình hình.
Trong báo cáo trình Chính phủ của Bộ Công thương, ba phương án xử lý DQS đã được đưa ra: tiếp tục tái cơ cấu, duy trì DQS là đơn vị thành viên của PVN; chuyển giao nguyên trạng DQS về Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy VN (SBIC) hoặc phá sản.
Trước thực trạng của DQS, Bộ Công thương đánh giá nếu thực hiện phương án phá sản sẽ có nhiều khó khăn nhất định và gây ra thiệt hại về tài chính. Tuy nhiên, nếu các phương án khác không khả thi “thì đây là phương án cuối cùng có thể xem xét”.
Tuy nhiên, khi đề xuất chính thức, Bộ Công thương thống nhất trình phương án chuyển giao nguyên trạng DQS từ PVN về SBIC (theo hình thức tăng giảm vốn giữa doanh nghiệp nhà nước).
Giao PVN phối hợp với SBIC đề xuất phương án cụ thể, bao gồm phương thức chuyển giao, giải pháp xử lý tài chính (đặc biệt là các khoản nợ) cơ chế chính đặc thù, gồm việc cho phép áp dụng các cơ chế đặc thù hiện nay của SBIC đối với DQS…
Thêm một công ty con của PVN lỗ nghìn tỉ
TTO - Công ty TNHH MTV Công nghiệp tàu thủy Dung Quất sau khi được Vinashin bàn giao cho Tập đoàn Dầu khí VN đã được đầu tư thêm ngàn tỉ nhưng đến nay vẫn thua lỗ...
14/12/2016 14:01 GMT+7
Tại xưởng nhà máy đóng tàu Dung Quất. Ảnh: DQS
Xưởng nhà máy đóng tàu Dung Quất - Ảnh: DQS
Bộ Công thương vừa có báo cáo gởi Thủ tướng, đề xuất các phương án nhằm xử lý dứt điểm các vấn đề không thể giải quyết được tại Công ty TNHH MTV Công nghiệp tàu thủy Dung Quất (DQS, thuộc Tập đoàn Dầu khí VN).
Theo báo cáo này, DQS đang có tổng số nợ phải trả lên đến hơn 6.893 tỉ đồng, lỗ lũy kế gần 3.684 tỉ đồng (tính đến cuối tháng 6-2016).
Riêng năm 2016 DQS dự kiến tiếp tục lỗ hơn 103 tỉ đồng. Vốn chủ sở hữu của DQS đến 30-6-2016 đã bị âm 1.180,3 tỉ đồng.
Được biết DQS sau khi được chuyển giao nguyên trạng từ Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy VN - Vinashin (nay là Tổng công ty Công nghiêp tàu thủy Việt Nam - SBIC) sang Tập đoàn Dầu khí VN (PVN) từ tháng 7-2010 đến nay đã hoàn thành một số dự án đóng mới và sửa chữa nhiều công trình.
Tuy nhiên, để cứu nhà máy đang trong tình trạng thua lỗ, hoạt động kém hiệu quả, PVN đã nỗ lực cứu nhà máy bằng cách chuyển giao cho DQS 5.095,4 tỉ đồng, bao gồm 1.990,5 tỉ đồng góp vốn điều lệ và 3.104,9 tỉ đồng để thanh toán nợ nhưng vẫn không cải thiện được tình hình.
Trong báo cáo trình Chính phủ của Bộ Công thương, ba phương án xử lý DQS đã được đưa ra: tiếp tục tái cơ cấu, duy trì DQS là đơn vị thành viên của PVN; chuyển giao nguyên trạng DQS về Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy VN (SBIC) hoặc phá sản.
Trước thực trạng của DQS, Bộ Công thương đánh giá nếu thực hiện phương án phá sản sẽ có nhiều khó khăn nhất định và gây ra thiệt hại về tài chính. Tuy nhiên, nếu các phương án khác không khả thi “thì đây là phương án cuối cùng có thể xem xét”.
Tuy nhiên, khi đề xuất chính thức, Bộ Công thương thống nhất trình phương án chuyển giao nguyên trạng DQS từ PVN về SBIC (theo hình thức tăng giảm vốn giữa doanh nghiệp nhà nước).
Giao PVN phối hợp với SBIC đề xuất phương án cụ thể, bao gồm phương thức chuyển giao, giải pháp xử lý tài chính (đặc biệt là các khoản nợ) cơ chế chính đặc thù, gồm việc cho phép áp dụng các cơ chế đặc thù hiện nay của SBIC đối với DQS…