Để hiểu thế nào là thiết bị giám sát hành trình chuẩn, các cụ tham khảo bài viết sau:
Định nghĩa thiết bị giám sát hành trình chuẩn?
Theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô, quy định các yêu cầu kỹ thuật tối thiểu đối với thiết bị giám sát hành trình sử dụng trên các loại xe ô tô thuộc đối tượng phải lắp đặt theo quy định của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, sản phẩm này là thiết bị điện tử được lắp trên xe ô tô để ghi, lưu trữ và truyền phát các thông tin bắt buộc liên quan trong hành trình của xe ô tô.
Thiết bị giám sát hành trình hay còn gọi là hộp đen ô tô, thiết bị định vị ô tô, thiết bị này được gắn trực tiếp trên xe khách, xe tải, xe bus, xe taxi, xe công trình,... nhằm cung cấp các thông tin về xe và tài xế như thời gian dừng đỗ, vị trí hiện tại, thời gian lái xe,...
Thiết bị giám sát hành trình là công cụ hữu hiệu để các tài xế và chủ doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, quản lý sát sao, nâng cao hiệu quả hoạt động.
Về cấu tạo cơ bản, thiết bị giám sát hành trình gồm có phần cứng (thiết bị) và phần mềm theo dõi. Khi ký hợp đồng sử dụng sản phẩm, khách hàng sẽ được cung cấp một thiết bị để lắp lên xe và cấp một tài khoản gồm tên đăng nhập và mật khẩu để sử dụng các tính năng quản lý, chiết xuất các báo cáo phù hợp.
Quy tắc hoạt động của thiết bị giám sát hành trình
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô cũng quy định về các chức năng tối thiểu của thiết bị này gồm có:
- Chức năng thông báo trạng thái hoạt động
- Chức năng ghi nhận thay đổi lái xe
- Chức năng cảnh báo đối với lái xe
- Chức năng ghi và lưu trữ dữ liệu trên thiết bị
- Chức năng truyền dữ liệu về máy chủ
- Chức năng cài đặt tham số
- Chức năng trích xuất dữ liệu qua cổng kết nối với máy tính.
Trên đây là một số chức năng tối thiểu của các thiết bị giám sát hành trình hợp chuẩn. Ngoài ra, do đặc thù của các doanh nghiệp kinh doanh vận tải, các nhà sản xuất phần mềm giám sát hành trình cũng có thể phát triển thêm các tính năng khác để tăng hiệu quả hoạt động.
Ngoài những yêu cầu cơ bản về tính năng hoạt động, Bộ GTVT cũng đưa ra các chuẩn về phần cứng của thiết bị. Theo đó, một bộ thiết bị giám sát hành trình hợp chuẩn sẽ phải có kết cấu đầy đủ như sau:
- Bộ vi xử lý;
- Bộ phận hiển thị và cảnh báo bằng đèn hoặc màn hình, còi hoặc loa;
- Bộ phận thu nhận thông tin lái xe (đầu đọc và thẻ nhận dạng lái xe) theo quy định tại Phụ lục C của Quy chuẩn này;
- Bộ phận nhận tín hiệu GPS;
- Bộ phận thu phát dữ liệu GSM;
- Đồng hồ thời gian thực được đồng bộ thời gian GPS (khi có tín hiệu GPS) và hiệu chỉnh theo giờ Việt Nam;
- Có ít nhất một cổng kết nối theo chuẩn RS 232 (DB9-Male, DTE);
- Bộ nhớ đảm bảo dung lượng để lưu giữ các dữ liệu tối thiểu 30 ngày gần nhất.
Định nghĩa thiết bị giám sát hành trình chuẩn?
Theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô, quy định các yêu cầu kỹ thuật tối thiểu đối với thiết bị giám sát hành trình sử dụng trên các loại xe ô tô thuộc đối tượng phải lắp đặt theo quy định của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, sản phẩm này là thiết bị điện tử được lắp trên xe ô tô để ghi, lưu trữ và truyền phát các thông tin bắt buộc liên quan trong hành trình của xe ô tô.
Thiết bị giám sát hành trình hay còn gọi là hộp đen ô tô, thiết bị định vị ô tô, thiết bị này được gắn trực tiếp trên xe khách, xe tải, xe bus, xe taxi, xe công trình,... nhằm cung cấp các thông tin về xe và tài xế như thời gian dừng đỗ, vị trí hiện tại, thời gian lái xe,...
Thiết bị giám sát hành trình là công cụ hữu hiệu để các tài xế và chủ doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, quản lý sát sao, nâng cao hiệu quả hoạt động.
Về cấu tạo cơ bản, thiết bị giám sát hành trình gồm có phần cứng (thiết bị) và phần mềm theo dõi. Khi ký hợp đồng sử dụng sản phẩm, khách hàng sẽ được cung cấp một thiết bị để lắp lên xe và cấp một tài khoản gồm tên đăng nhập và mật khẩu để sử dụng các tính năng quản lý, chiết xuất các báo cáo phù hợp.
Quy tắc hoạt động của thiết bị giám sát hành trình
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô cũng quy định về các chức năng tối thiểu của thiết bị này gồm có:
- Chức năng thông báo trạng thái hoạt động
- Chức năng ghi nhận thay đổi lái xe
- Chức năng cảnh báo đối với lái xe
- Chức năng ghi và lưu trữ dữ liệu trên thiết bị
- Chức năng truyền dữ liệu về máy chủ
- Chức năng cài đặt tham số
- Chức năng trích xuất dữ liệu qua cổng kết nối với máy tính.
Trên đây là một số chức năng tối thiểu của các thiết bị giám sát hành trình hợp chuẩn. Ngoài ra, do đặc thù của các doanh nghiệp kinh doanh vận tải, các nhà sản xuất phần mềm giám sát hành trình cũng có thể phát triển thêm các tính năng khác để tăng hiệu quả hoạt động.
Ngoài những yêu cầu cơ bản về tính năng hoạt động, Bộ GTVT cũng đưa ra các chuẩn về phần cứng của thiết bị. Theo đó, một bộ thiết bị giám sát hành trình hợp chuẩn sẽ phải có kết cấu đầy đủ như sau:
- Bộ vi xử lý;
- Bộ phận hiển thị và cảnh báo bằng đèn hoặc màn hình, còi hoặc loa;
- Bộ phận thu nhận thông tin lái xe (đầu đọc và thẻ nhận dạng lái xe) theo quy định tại Phụ lục C của Quy chuẩn này;
- Bộ phận nhận tín hiệu GPS;
- Bộ phận thu phát dữ liệu GSM;
- Đồng hồ thời gian thực được đồng bộ thời gian GPS (khi có tín hiệu GPS) và hiệu chỉnh theo giờ Việt Nam;
- Có ít nhất một cổng kết nối theo chuẩn RS 232 (DB9-Male, DTE);
- Bộ nhớ đảm bảo dung lượng để lưu giữ các dữ liệu tối thiểu 30 ngày gần nhất.