Các hãng đều không có con số chính xác cho cái này vì hao dầu có rất nhiều lý do. Trừ khi sau này các ông ấy nghĩ ra cái công nghệ bôi trơn khác còn không xe mới hay cũ kiểu gì nó cũng có tí dầu chui vào buồng đốt. Nếu xe ko bị chảy dầu mà ăn dầu thì có nhiều lý do:
1. Máy: bản thân các hãng sản xuất đều có sai số ở khoảng cách giữ các bộ phận, sai số bề mặt bộ phận ... Trong quá trình test và chạy thử nghiệm, đều có một khoảng giới hạn tiêu thụ. Công nghệ chế tạo máy (em chỉ nói đến vấn đề vật liệu, ko nói đến vấn đề kiểu truyền động các kiểu) càng cao thì cùng với máy như thế, tiêu thụ càng ít dầu. Trừ khi con xe đấy thuộc loại trâu bò hầm hố còn nếu chỉ là loại xe bình thường mà ăn dầu lắm có nghĩa là công nghệ chế tạo máy sida, nhưng mà ko sida thì khó mà rẻ được.
2. Các chi tiết máy: bản thân các chi tiết máy, gioăng phớt... làm bằng các vật liệu khác nhau. Điều này dẫn đến giãn nở trong quá trình làm việc là khác nhau (tất nhiên vẫn trong phạm vi chấp nhận được của OEM), oxi hóa khác nhau, ăn mòn khác nhau, phản ứng với dầu là khác nhau. Trong quá trình làm việc, dầu nó chạy lung tung thì hiển nhiên sẽ hao. Cái này lại dính đến công nghệ chế tạo máy (em ko nói xe cũ)
3. Có sự đánh đổi giữa độ nhớt của dầu và sự tiêu thụ xăng. Xăng đổ thường xuyên chứ dầu thì mấy khi, thế nên các bố OEM giờ xài dầu loãng, bắt đầu nghĩ ra 1 đống công thức để giải quyết bài toán dầu phải loãng đi nhưng không ảnh hưởng đến máy vì chả ông nào thích mua 1 con xe ăn dầu thì bình thường nhưng uống xăng như uống phi la tốp cả. Bây giờ các bác OEM trong list hay xài 5w30 và mấy bác bán dầu cũng anh ới anh à 5w30, bản thân ông này loãng (em ko bảo các bác chuyển qua xài 40 50 nhé) máy chạy lâu nóng nó còn loãng nữa, thế thì hiển nhiên dễ hao. Dầu loãng thì máy mát chạy khỏe nhưng tốn dầu, hay mòn. Dầu đặc thì máy gầm, nóng máy, tốn xăng... Khoảng 70% công sinh ra để giải quyết vấn đề ma sát các loại của ông ô tô, khoảng 30% để cái xe nó phi nhanh hơn con trâu của các cụ nhà ta, dầu loãng so với dầu đặc thì hiển nhiên ma sát ít hơn nhưng nếu chi tiết thì nó còn phụ thuộc tải và tốc độ. Nhưng đấy chỉ là căn cứ vào tiêu chuẩn SAE, cái quan trọng hơn liên quan đến cơm cháo gạo tiền thì chả thấy bố nào làm dầu in trên tem (ít nhất là em chưa ngó thấy ở Việt Nam mặc dù em xe em chui gara các tỉnh cũng có, vào hãng cũng rồi) cũng chả thấy bố bán dầu nào nói là chỉ số nhớt HTHS. Buôn bán ở Việt Nam mình vui thật
4. Nếu muốn các OEM có thể làm ra các máy tiêu thụ rất ít dầu nhưng nó lại liên quan đến tuổi thọ của dầu. Cũng như lượng tiêu hao dầu của xe, thường các hãng sản xuất dầu đều không nói đến tuổi thọ, ví dụ như Mobil nói nếu nguyên đai nguyên kiện bảo quản tốt để 10 năm ko vấn đề. Nhưng vấn đề là khi đã cho vào chạy máy, tuổi thọ còn rất ngắn, không có mấy ông làm dầu dám đảm bảo cho vào máy để 6 tháng 1 năm vẫn ok. Bản thân dầu khi ra ngoài đã bị oxi hóa, dưới tác động của nhiệt, điều kiện hoạt động của máy đẩy nhanh quá trình oxi hóa của dầu, sinh ra cặn, keo ... gây ảnh hưởng đến máy. Với công nghệ dầu động cơ nó như thế thì chả ông OEM nào đổ 1 đống tiền vào làm 1 cái máy ăn rất ít dầu để rồi ông sử dụng đến hẹn lại lên ko hao dầu mấy cũng vẫn phải thay mới vì giá sẽ cao.
Chưa tính đến lọc gió, lọc dầu ... cách các bác lái xe, các thể loại ảnh hưởng. Nói thấy hao quá so với sách thì ra gara, nó bảo bổ máy mà xe cũ quá rồi thì đem lên Thái Nguyên nấu rồi mua xe khác.