Bỏ khung giá đất quá lạc hậu để thu được thuế giao dịch nhiều cho nhà nước ( cái này đã hiệu quả khi thử nghiệm rung lắc vừa qua của cq thuế khiến thu về ngân sách trong gd mua bán tăng vọt), tránh bọn mất dạy chạy dự án dùng chính quyền thu hồi đất đền bù với giá rẻ mạt cho người dân. Ngược lại nhà nước cũng phải trả tiền thu hồi đúng giá thị trường nếu thực hiện các dự án lấy đất .
Thu hồi giá cao thì cuối cùng dân phải chịu mua giá cao thôi, nhà nước chỉ có việc trung gian thôi mà. Còn đang đất nông nghiệp chuyển đất ở , chênh lệch địa tô thì nhà nước vẫn ẵm cả thôi, chứ đất đấy của nhà nước giao dân sx, được thu hồi, ghép, đổi bất kì lúc nào, đền bù ở đây với ý nghĩa chuyển đổi việc làm, chứ ko phải bồi thường chuyển chỗ ở. Còn dự án hạ tầng xã hội , điện đường trường trạm thu hồi thì quyết liệt thu hồi trước khi dự luật này trình ra.
Cái quan trọng khi các chính sách trên ra đời là :
- nhà nước tăng thu thuế rất mạnh, nếu tính đúng tính đủ, tiền thuế đất sẽ tăng vọt, chiếm tới 20-40% nguồn thu của các địa phương, chỉ sau VAT
- nhà nước rảnh nợ khi cho doanh nghiệp pt dự án tự đi deal với dân, đỡ kiện cáo nhức đầu.
- công khai minh bạch hơn, chấm mút ít đi, quan đỡ đi tù hơn, phải ăn kín hơn
- thu được nguồn thuế lớn do có thuế bđs mới đánh trên người sở hữu nhiều bđs, bđs để hoang hoá... , ổn định tâm lí xã hội, ngắn hạn kéo giảm giá thuê nhà, và bđs. Nhưng về lâu dài sẽ là gánh nặng cho xã hội do nguồn thu thuế tăng lên, mọi chi phí người tiêu dùng cuối là đội thuê nhà phải chịu.
Tóm lại, nhà nước tăng thu, dân cả giàu và nghèo tăng chi, bị mất tiền nhưng dân thì vui, nhà nước vui, còn quan chức thì hơi không vui.