- Biển số
- OF-94242
- Ngày cấp bằng
- 6/5/11
- Số km
- 8,606
- Động cơ
- 486,460 Mã lực
Em đọc được bài này, nói thật xấu như thế (giá chỉ có 12k mà cho em, em nhận luôn!
http://vnexpress.net/gl/oto-xe-may/2012/03/phia-sau-that-bai-cua-honda-civic-2012/
Phía sau thất bại của Honda Civic 2012
Cuộc khủng hoảng năm 2008 khiến Honda nhận định khách hàng cần một chiếc xe giá rẻ nên thiết kế nội thất Civic thế hệ 9 vô cùng đơn giản. Trong khi xu thế lại hoàn toàn trái ngược.
Tương lai Honda có thể phụ thuộc vào hai kỹ sư làm việc trong một căn phòng ngoại ô Tokyo (Nhật Bản) với đường dây nóng nối thẳng tới ban điều hành tập đoàn. Nhiệm vụ của họ: "Hãy nói không".
Toshinobu Minami và Yoshinori Asahi, hai giám đốc sáng tạo, là kiểu người không chấp nhận sự tầm thường trong thiết kế. Họ ra sức ngăn cản những gì Honda đã làm trên chiếc Civic 2012, mẫu xe bị đánh giá là "rẻ tiền" tới mức mà khách hàng, thậm chí đối thủ cũng tự hỏi tại sao lại tồi như vậy.
"Thỉnh thoảng, chúng ta mất khả năng biểu lộ bản thân một cách thoải mái. Chúng tôi có rất nhiều nhà thiết kế, nhưng rồi khi được hỏi: Xe Honda nào bạn muốn mua nhất? Câu trả lời đôi khi là tờ giấy trắng", Asahi nói với Reuters.
Honda Civic bước sang thế hệ thứ 9. Thú nhận đáng ngạc nhiên ở một công ty luôn tự hào về chất lượng và sự bền bỉ, công ty đã làm điêu đứng các nhà sản xuất Mỹ bằng sản phẩm rẻ, tiết kiệm nhiên liệu như Civic. Honda tiên phong trong công nghệ CVCC trên động cơ (cảm hứng của cái tên Civic) cùng với hộp số 6 cấp hay hệ thống phun nhiên liệu trực tiếp.
Vài năm trở lại đây, những người từng đưa Honda lên đỉnh cao nắm cương vị mới, tự thỏa mãn với cái bóng của mình trong khi các giám đốc tài chính can thiệp sâu hơn vào thiết kế, bằng yêu cầu cắt bớt chỗ này hay chỗ kia.
"Chúng tôi ghét làm những thứ bị bắt buộc. Tôi muốn các kỹ sư thiết kế được lắng nghe", Asahi nói. Ông là người nặn nên chiếc Accord thế hệ thứ tư, một trong những dòng xe đơn giản và đẹp nhất của Honda.
Honda phải trả giá cho những sai lầm mang tính bảo thủ. Họ định hướng sai, trong khi Hàn Quốc lại nắm bắt tốt xu thế. Mùa hè năm ngoái, vừa ra mắt ở Mỹ Civic đã bị tạp chí Consumer Reports đưa ra khỏi danh sách "xe nên mua", lần đầu tiên kể từ 1993. Nội thất là nơi bị chê nhiều nhất.
Các quan chức Honda nhận ra sai lầm, dẫu rằng doanh số hai tháng đầu năm 2012 tăng trưởng khoảng 45%. Hãng nghiên cứu thị trường TrueCar cho biết kết quả chủ yếu đến từ khoản khuyến mãi 1.900 USD mà Honda tung ra hồi tháng 1.
John Mendel, giám đốc bán hàng Honda Mỹ cho biết phong cách nội thất Civic bắt nguồn từ những nhận định về khủng hoảng năm 2008. Honda phân tích khách hàng có thể muốn một sản phẩm rẻ tiền vì kinh tế có dấu hiệu đi xuống. Ngược với Honda, Hyundai, Ford và General Motors nhận ra rằng người mua sẵn sàng bỏ thêm tiền để có nội thất sang hơn, âm thanh hay hơn, nhiều trang bị như định vị và ghế sưởi.
"Chúng tôi đánh giá sai xu thế. Honda đi chệch và thị trường đi chệch một ít. Kết quả là Civic lãnh đủ", John Mendel nói.
Nội thất Civic 2012, thế hệ thứ 9, bị cho là quá đơn giản. Để sửa sai, hãng xe Nhật đang gấp rút thiết kế lại Civic dự kiến tung ra vào cuối năm 2012. Ít nhất những cải tiến có thể bảo vệ hình ảnh của mẫu xe đặc biệt quan trọng ở cả tương lai và quá khứ.
Civic là sản phẩm đưa cái tên Honda lên bản đồ thế giới năm 1972. Với giá tương đương 12.000 USD hiện nay và khẩu hiệu "đưa bạn tới bất cứ đâu", Civic chinh phục người Mỹ nhờ tiết kiệm nhiên liệu vào đúng cuộc khủng hoảng dầu lửa lần thứ nhất. Civic hiện chiếm một phần năm trong tổng số 3 triệu ôtô Honda bán ra mỗi năm.
Sai lầm về định hướng không đơn giản như vẻ bề ngoài. Ẩn chứa phía sau, nguy hiểm hơn, là sự tự đánh mất tinh thần của người sáng lập Soichiro Honda. Honda luôn luôn coi mình là hãng công nghệ và Tổng giám đốc luôn là kỹ sư.
"Cấu trúc là thế, nhưng văn hóa công ty có thể không còn. Không ai trong chúng tôi, kể cả các quản lý cao nhất, từng làm việc với Soichiro Honda. Tất cả là thế hệ mới", Minami nói.
Thời Soichiro Honda còn lãnh đạo, các kỹ sư rất sợ mỗi khi ông bất ngờ tới thăm. Ông đối lập hoàn toàn với bộ phận kinh doanh và giống như Steve Jobs trong ngành xe hơi. Triết lý của ông rất đơn giản là "cải tiến công nghệ" và "đừng nói nó quá đắt". Tất cả mọi thứ ông làm đều vì công nghệ tốt và phong cách tốt.
Những người điều hành Honda đang tìm lại triết lý đó. Yamamoto, giám đốc trung tâm R&D gửi tin nhắn tới kỹ sư thiết kế: "Đừng để ý tới bộ phận khác muốn gì". "Tôi muốn nhân viên của mình làm việc một cách thoải mái nhất".
Trong quá khứ, bộ phận thiết kế không cần phải xin phép để thay đổi một bản vẽ. Họ ngồi cùng nhau, làm việc bí mật để đưa ra hình hài một mẫu xe phù hợp. Họ thường dùng thuật ngữ "behind the screen" để chỉ những vị sếp có tinh thần Soichiro Honda.
Giờ đây, Honda ra quy định đội ngũ thiết kế liên hệ trực tiếp với Tổng giám đốc Takanobu Ito. Ông cũng chia Honda thành 3 mảng, một phụ trách Acura, một đảm nhiệm xe cỡ trung và một dành cho xe cỡ nhỏ. Tất cả nhằm giúp quyết định sớm được thực thi.
Sức ép đang đè lên vai Asahi và Minami. Cả hai phải chắc chắn rằng các thế hệ xe mới hấp dẫn khách hàng. Để làm điều đó, họ trả lại nhiều hồ sơ về phòng vẽ. "Sức ép rất lớn, ngột ngạt như toàn bộ không khí trong phòng bị rút hết. Nhưng đó là công việc", Minami nói.
* Ảnh chi tiết Honda Civic thế hệ thứ 9 * Ảnh Honda Civic thế hệ 8 tại Việt Nam
http://vnexpress.net/gl/oto-xe-may/2012/03/phia-sau-that-bai-cua-honda-civic-2012/
Phía sau thất bại của Honda Civic 2012
Cuộc khủng hoảng năm 2008 khiến Honda nhận định khách hàng cần một chiếc xe giá rẻ nên thiết kế nội thất Civic thế hệ 9 vô cùng đơn giản. Trong khi xu thế lại hoàn toàn trái ngược.
Tương lai Honda có thể phụ thuộc vào hai kỹ sư làm việc trong một căn phòng ngoại ô Tokyo (Nhật Bản) với đường dây nóng nối thẳng tới ban điều hành tập đoàn. Nhiệm vụ của họ: "Hãy nói không".
Toshinobu Minami và Yoshinori Asahi, hai giám đốc sáng tạo, là kiểu người không chấp nhận sự tầm thường trong thiết kế. Họ ra sức ngăn cản những gì Honda đã làm trên chiếc Civic 2012, mẫu xe bị đánh giá là "rẻ tiền" tới mức mà khách hàng, thậm chí đối thủ cũng tự hỏi tại sao lại tồi như vậy.
"Thỉnh thoảng, chúng ta mất khả năng biểu lộ bản thân một cách thoải mái. Chúng tôi có rất nhiều nhà thiết kế, nhưng rồi khi được hỏi: Xe Honda nào bạn muốn mua nhất? Câu trả lời đôi khi là tờ giấy trắng", Asahi nói với Reuters.
Vài năm trở lại đây, những người từng đưa Honda lên đỉnh cao nắm cương vị mới, tự thỏa mãn với cái bóng của mình trong khi các giám đốc tài chính can thiệp sâu hơn vào thiết kế, bằng yêu cầu cắt bớt chỗ này hay chỗ kia.
"Chúng tôi ghét làm những thứ bị bắt buộc. Tôi muốn các kỹ sư thiết kế được lắng nghe", Asahi nói. Ông là người nặn nên chiếc Accord thế hệ thứ tư, một trong những dòng xe đơn giản và đẹp nhất của Honda.
Honda phải trả giá cho những sai lầm mang tính bảo thủ. Họ định hướng sai, trong khi Hàn Quốc lại nắm bắt tốt xu thế. Mùa hè năm ngoái, vừa ra mắt ở Mỹ Civic đã bị tạp chí Consumer Reports đưa ra khỏi danh sách "xe nên mua", lần đầu tiên kể từ 1993. Nội thất là nơi bị chê nhiều nhất.
Các quan chức Honda nhận ra sai lầm, dẫu rằng doanh số hai tháng đầu năm 2012 tăng trưởng khoảng 45%. Hãng nghiên cứu thị trường TrueCar cho biết kết quả chủ yếu đến từ khoản khuyến mãi 1.900 USD mà Honda tung ra hồi tháng 1.
John Mendel, giám đốc bán hàng Honda Mỹ cho biết phong cách nội thất Civic bắt nguồn từ những nhận định về khủng hoảng năm 2008. Honda phân tích khách hàng có thể muốn một sản phẩm rẻ tiền vì kinh tế có dấu hiệu đi xuống. Ngược với Honda, Hyundai, Ford và General Motors nhận ra rằng người mua sẵn sàng bỏ thêm tiền để có nội thất sang hơn, âm thanh hay hơn, nhiều trang bị như định vị và ghế sưởi.
"Chúng tôi đánh giá sai xu thế. Honda đi chệch và thị trường đi chệch một ít. Kết quả là Civic lãnh đủ", John Mendel nói.
Civic là sản phẩm đưa cái tên Honda lên bản đồ thế giới năm 1972. Với giá tương đương 12.000 USD hiện nay và khẩu hiệu "đưa bạn tới bất cứ đâu", Civic chinh phục người Mỹ nhờ tiết kiệm nhiên liệu vào đúng cuộc khủng hoảng dầu lửa lần thứ nhất. Civic hiện chiếm một phần năm trong tổng số 3 triệu ôtô Honda bán ra mỗi năm.
Sai lầm về định hướng không đơn giản như vẻ bề ngoài. Ẩn chứa phía sau, nguy hiểm hơn, là sự tự đánh mất tinh thần của người sáng lập Soichiro Honda. Honda luôn luôn coi mình là hãng công nghệ và Tổng giám đốc luôn là kỹ sư.
"Cấu trúc là thế, nhưng văn hóa công ty có thể không còn. Không ai trong chúng tôi, kể cả các quản lý cao nhất, từng làm việc với Soichiro Honda. Tất cả là thế hệ mới", Minami nói.
Thời Soichiro Honda còn lãnh đạo, các kỹ sư rất sợ mỗi khi ông bất ngờ tới thăm. Ông đối lập hoàn toàn với bộ phận kinh doanh và giống như Steve Jobs trong ngành xe hơi. Triết lý của ông rất đơn giản là "cải tiến công nghệ" và "đừng nói nó quá đắt". Tất cả mọi thứ ông làm đều vì công nghệ tốt và phong cách tốt.
Những người điều hành Honda đang tìm lại triết lý đó. Yamamoto, giám đốc trung tâm R&D gửi tin nhắn tới kỹ sư thiết kế: "Đừng để ý tới bộ phận khác muốn gì". "Tôi muốn nhân viên của mình làm việc một cách thoải mái nhất".
Trong quá khứ, bộ phận thiết kế không cần phải xin phép để thay đổi một bản vẽ. Họ ngồi cùng nhau, làm việc bí mật để đưa ra hình hài một mẫu xe phù hợp. Họ thường dùng thuật ngữ "behind the screen" để chỉ những vị sếp có tinh thần Soichiro Honda.
Giờ đây, Honda ra quy định đội ngũ thiết kế liên hệ trực tiếp với Tổng giám đốc Takanobu Ito. Ông cũng chia Honda thành 3 mảng, một phụ trách Acura, một đảm nhiệm xe cỡ trung và một dành cho xe cỡ nhỏ. Tất cả nhằm giúp quyết định sớm được thực thi.
Sức ép đang đè lên vai Asahi và Minami. Cả hai phải chắc chắn rằng các thế hệ xe mới hấp dẫn khách hàng. Để làm điều đó, họ trả lại nhiều hồ sơ về phòng vẽ. "Sức ép rất lớn, ngột ngạt như toàn bộ không khí trong phòng bị rút hết. Nhưng đó là công việc", Minami nói.
* Ảnh chi tiết Honda Civic thế hệ thứ 9 * Ảnh Honda Civic thế hệ 8 tại Việt Nam