Thao tác kỹ thuật lái xe ô tô lên, xuống dốc an toàn

3_banh

Xe điện
Biển số
OF-52404
Ngày cấp bằng
8/12/09
Số km
2,971
Động cơ
479,337 Mã lực
Thưa các bạn, lên xuống dốc là việc làm bắt buộc mà chúng ta thường gặp khi lái xe trên đường. Lên xuống dốc khi trời mưa thì lại càng phải chý ý nhiều hơn.
Để có thể lái xe lên xuống dốc và đặc biệt là lái lùi xe thì việc đầu tiên là phải luyện lái nhìn gương chiếu hậu ở hai bên và gương chiếu hậu ở trong xe. Tuyệt đối không nên hạ gương rồi thò đầu ra nhìn về phía sau để lái. Nếu phải hạ gương để thò đầu ra để lái lùi xe thì có thể kết luận ngay là không đủ bản lĩnh lái lùi xa được, chứ chưa nói đến chính bản thân lái xe khi thò đầu ra ngoài cửa để lùi xe thì đã đặt mình vào tình trạng nguy hiểm.
Để nâng cao khả năng căn chỉnh lái khi lùi xe, tôi vẫn thường đem xe ra luyện theo đường zic zac. Thời tôi thi bằng lái xe thì lái lùi theo vạch ziczac là bắt buộc. Tôi cũng cho rằng bài tập này rất cần thiết vì nó luyện cho người lái cảm nhận mặt đường từ đó để tăng cảm giác lái, nâng cao sự khéo léo cho người lái.
Trước tiên các bạn nên luyện lái một tay thật tốt, thật linh động, tay không cầm chặt vô lăng, chỉ cầm lỏng để có thể xoa trên vô lăng. Luyện lái một tay thật tốt cả tay phải và tay trái vì khi lùi xe thì ta chỉ lái một tay, tay kia còn dành để điều khiển phanh tay bổ trợ thêm khi cần. Lái một tay trái thì tay cầm vô lăng ở vị trí số 10, nếu lái một tay phải thì tay cầm vô lăng ở vị trí số 2. Ở những vị trí này tay sẽ đủ lực nhất để "vặn" vô lăng và cũng có hành trình lớn để lái. Ngón tay cái duỗi thẳng và nằm dọc trên mặt trước vô lăng, tuyệt đối không quặp ngón tay cái vào lòng vô lăng, vì khi quặp ngón tay cái như thế thì ta không thể xoa vô lăng được, mà có xoa được vô lăng thì mới có thể lái một cách linh hoạt.
Khi lùi xe ta nên hạ thấp bớt gương chiếu hậu để dễ căn đường. Ta cứ giả sử như đã thuần thuộc kỹ thuật dùng chân ga, dùng chân côn ( đối với xe số sàn), với xe số tự động thì mợi việc trở nên đơn giản hơn nhiều. Tôi xin được nói tiếp. Trước khi lùi xe, bất cứ là lùi trên đường phẳng hay lùi xuống dốc thì việc đầu tiên là đưa mắt nhìn toàn tuyến lùi để nhanh chóng có vài nhận xét và ghi nhớ những đặc điểm của đoạn lùi, việc này là vô cùng cần thiết, nếu lùi đến đâu nhìn đến đấy mà không có khái niệm về toàn tuyến thì lái rất chậm, có thể có trường hợp bị lâm vào tình trạng chọn nhầm giải pháp, khi phát hiện ra thì: Ôi thôi, tiến thoái lưỡng nan.
Bắt đầu lùi, ta không thể cùng lúc nhìn được hai bên thân xe, và cũng không thể hoàn toàn nhìn gương chiếu hậu trong xe để lái. Vậy tốt nhất là ta chọn một bên xe làm chính để căn đường, chọn bên nào thì tuỳ tình trạng đường mà đưa ra quyết định. Chọn một bên làm chính để căn lái, thỉnh thoảng lại liếc sang bên kia, thỉnh thoảng lại nhìn gương chiếu hậu trong xe để có thể nhìn xa toàn tuyến. Bình tĩnh dùng một tay để lái, xoa tay để quay vô lăng. Tôi nói là xoa tay, nhưng không phải với cái cách là xoè thẳng hoàn toàn bàn tay rồi xoa bằng lòng bàn tay (như một vài bác tài lái xe khách khi quay đầu xe), Ta xoa tay để có thể dùng một tay vần vô lăng nhưng khi cần chỉ cần bóp lại thì tay ta đã cầm chắc chắn vô lăng, muốn thế ta không duỗi thẳng bàn tay mà khom bàn tay - ngón tay khom vào theo chiều tròn của vô lăng, vì ngón tay cái không quặp vào lòng vô lăng nên ta vẫn xoa vòng quanh vô lăng dễ dàng. Tôi nói tuyệt đối không xoa bằng cách xoè và duỗi thẳng bàn tay vì rất nhiều trường hợp đường xấu, lổn nhổn đá nhỏ, đường trơn, hoặc bùn lầy làm cho xe lắc lư, tay lái có thể bị vằng làm rơi tay ra khỏi vô lăng. Nếu đang lùi mà xe bị ngoáy đầu thì sẽ ra sao nếu như tay bị văng ra khỏi vô lăng?
Ở đây ta cũng nên phân ra các trường hợp: Xe một cầu trước, xe một cầu sau và xe 2 cầu. xe số sàn và xe số tự động.
Sẽ là dễ hơn nhiều nếu là xe 2 cầu, vì vậy tôi chỉ tập trung nói về xe một cầu số sàn.
Xe một cầu trước - nếu đường trơn lầy thì khi lùi sẽ phải hết sức thận trọng vì xe rất có thể bị ngoáy đầu xe do cầu chủ động ở đầu xe mà xe lại lùi vì vậy sẽ làm cho xe ngoáy đầu dữ dội khi đường trơn hoặc khi bánh sau sa vào ổ gà. Xe đang lùi, bánh sau sa vào ổ gà – có nghĩa là hai bánh trước ra sức đẩy mà xe không đi được, như vậy nhất định xe sẽ bị ngoáy đầu, đầu xe đánh võng sang hai bên. Các bạn hãy hình dung: Nếu là lùi xuống dốc đường trơn mà xe lại bị ngoáy đầu, nếu một bên là vách núi dựng đứng, bên kia là vực sâu – tôi không dám mô tả tiếp theo cái hậu quả khốc liệt thêm được. Các bạn, ta phải lái hết sứ từ tốn, không được ga cao đột ngột, không quay vô lăng quá giật khửu. Sử dụng chân côn , chân ga và chân phanh thật nhuần nhuyễn tinh tế thì mới thoát hiểm được trong tình thế đường mà tôi nếu trên. Thông thường, thì người lái xe hay bị bản năng điều khiển sai chân phanh, rất nhiều trường hợp tự mình làm khó mình khi phanh gấp đột ngột theo phản xạ. Lẽ ra phải bình tĩnh đệm nhẹ nhàng thì lại đạp cứng phanh. Dù cho xe có hệ thống phannh ABS thì vẫn không giúp ích được nhiều cho lái xe, vì ta có lùi được tốc độ cao đâu, xe lùi chậm thì nhiều khi hệ thông ABS cũng không kích hoạt, có xe hệ thống này cũng không nhạy cảm ( thí dụ như xe Ford Everest ). Khi ta lái xe trên đường cứng và khi trên đường bùn lầy thì chân phanh cũng phải khác nhau. Trên đường cứng mà xe có hệ thông ABS thì các bạn nên phanh tương đối mạnh, đủ lực và không cần phanh nhấp nhả vì đã có ABS làm thay việc đó. Trên đường lầy, tốc độ xe chậm không đủ kích hoạt ABS vì thế cho dù là xe hiện đại có hệ thống ABS thì ta vẫn cần phanh theo kiểu nhấp nhả để chống bó cứng phanh mà gây ra mất lái.
Nếu là xe một cầu sau - sẽ thuận lợi hơn nhiều khi ta buộc phải lái lùi xe xuống dốc trời mưa, đường trơn. Tại sao vậy? Là xe một cầu sau, khi ta lùi xe thì chính cái xe đã trở thành một cầu trước, cầu chủ động lôi xe xuống dốc – vì thế ít gây ra tình trạng ngoáy đầu xe, xe ít bị ngoáy phía sau (đầu Capo xe).
Theo tôi, để có thể lùi xe tốt xuống dốc thì kỹ thuật vận hành chân côn, chân ga, chân phanh phải luyện thật tinh tế. Dùng chân ga tinh tế không những tránh cho xe gầm rú, tránh cho xe lắc mông, lắc đầu mà còn làm cho xe đi không bị giật cục. Tất nhiên, xe sẽ ăn ít xăng hơn - đây là điều bạn dễ dàng kiểm nghiệm.
Dù là lái xe lên dốc hay xuống dốc, dù là tiến hay lùi thì cũng không bao giờ được đánh lái chuyển hướng đột ngột, đặc biệt là ở tình huống đường trơn.

Có vài kinh nghiệm nhỏ bé của riêng mình tôi xin góp cùng các bạn, viết thêm e dài dòng, chả biết có giúp ích gì không cho các bạn mới lái xe nữa.
Tôi kể tình huống lùi xe mà tôi đã gặp phải để các bạn thư giãn thêm. Cách đây 9 năm đường lên Điện Biên chưa nâng cấp như hiện này, toàn tuyến còn rất xấu, đường nhỏ, nhấp nhổ. Đèo Pha Đin quanh co uốn lượn, mặt đường bé tí gồ nghề ổ gà. Trong lần đó tôi lái xe lên Điện Biên, đang leo lên đèo, lên được khoảng 1/3 đèo thì có một chiếc SUV xin vượt. Đường quanh co rất hẹp, không có một đoạn thẳng nào đủ để tôi có thể nép vào cho xe sau vượt, vì thế mà tôi chưa cho xe sau vượt ngay. Đến đoạn tôi thấy có thể cho vượt, tôi liền nháy xi nhan và nép xe vào sát bên đường để xe sau vượt qua. Xe sau vượt qua, vượt khoảng vài chục mét thì xe đó dừng lại giữa đường. Ngay lập tức tôi dự đoán: xe kia sau khi vượt qua thì muốn gây sự với tôi vì cho là tôi cố ý gây khó khăn không cho vượt. Tôi cũng dừng xe giữa đường. Xe kia thấy tôi dừng xe thì liền lùi xe lại gần xe tôi. Thấy thế tôi cũng lùi xe, họ lùi thì tôi cũng lùi mà tôi thì lùi nhanh hơn nhiều ( các bạn, cả hai xe chúng tôi khi đó là lùi xe xuống đèo Pha Đin). Hai xe cứ thế thi nhau lùi, biết không thể lùi xe xuống đèo bằng tôi được thì xe kia dừng lại và cho hai cậu nhảy xuống chạy lại phía xe của tôi. Tôi đã giả vờ sợ và lùi tiếp thêm một đoạn nữa để kéo hai cậu kia rời xa xe của họ. Khi tôi thấy khoảng cách hai xe đã tương đối, lập tức tôi bất ngờ dừng lại và rú ga tiến lên, tôi tiến thẳng đến hai cậu đang chạy lại xe tôi. Thấy tôi bất ngờ dừng lùi rồi tiến lên, sợ bị tôi đâm nên hai cậu kia quay đầu ù té chạy ngược lên đèo về phía xe của chúng, rồi cả lũ lái xe đi thẳng.
Các bạn, văn không hay, chữ không tốt, chỉ có tấm lòng. Biết đến đâu tôi góp đến đấy vì thế không khỏi khiếm khuyết lan man mông lung. Tôi cũng tham gia một số diễn đàn nhưng cuối cùng chỉ kết với cái diễn đàn này vì tôi thấy ở đây niềm vui, thư giãn, cơ hội học hỏi. Tôi rất thích cái sự tếu táo của anh em. Nhiều diễn đàn khác rơi vào tình trạng cãi nhau như mổ bò, xúc phạm nhau nặng nề làm mất đi cảm hứng.
Cánh lái xe chúng ta vào đây là có cùng đam mê vi vu bên tay lái, chinh phục mỏi nẻo đường vì thế giúp nhau trao dồi thêm bản lĩnh cũng là việc cần thiết. Kể ra thì cũng còn rất nhiều điều muốn trao đổi cùng anh em, nhưng lại ngại làm anh em nhức đầu với mớ kinh nghiệm bé tí của mình.
Vài nét tham gia cho vui, đừng ném đá tảng mà làm tắc đường nhé.:21::21::21:
Chúc năm mới vui vẻ, thành đạt, bình an.
Bài của cụ hay quá, nhưng cụ chưa nói đến xe AT, cụ hay cụ nào có kinh nghiệm lên, xuống dốc xe AT thì phổ biết cho ae cái nhỉ.
 

ninhcd

Xe tăng
Biển số
OF-59832
Ngày cấp bằng
24/3/10
Số km
1,095
Động cơ
453,315 Mã lực
Cảm ơn các Bác đã chia sẻ cho ae những kinh nghiêm bổ ích,
 

soccermad

Xe hơi
Biển số
OF-13576
Ngày cấp bằng
28/2/08
Số km
143
Động cơ
519,430 Mã lực
Bác cho thêm kinh nghiệm lên xuống dốc đối với xe số tự động.
 

duvd

Xe hơi
Biển số
OF-24535
Ngày cấp bằng
21/11/08
Số km
101
Động cơ
492,266 Mã lực
Nơi ở
Thành Công
Em thấy xuống dốc cao thì cứ về số 2 rồi đệm phanh là an toàn nhất !
 

smallboy

Xe tăng
Biển số
OF-48846
Ngày cấp bằng
16/10/09
Số km
1,306
Động cơ
471,440 Mã lực
nếu xuong dốc xe 4wd co nen de che do 2 cau khong nhi ? hay chi can D2 la ok ???
 

supernoob

Xe hơi
Biển số
OF-59095
Ngày cấp bằng
14/3/10
Số km
112
Động cơ
444,620 Mã lực
Thưa các bạn, lên xuống dốc là việc làm bắt buộc mà chúng ta thường gặp khi lái xe trên đường. Lên xuống dốc khi trời mưa thì lại càng phải chý ý nhiều hơn.
Để có thể lái xe lên xuống dốc và đặc biệt là lái lùi xe thì việc đầu tiên là phải luyện lái nhìn gương chiếu hậu ở hai bên và gương chiếu hậu ở trong xe. Tuyệt đối không nên hạ gương rồi thò đầu ra nhìn về phía sau để lái. Nếu phải hạ gương để thò đầu ra để lái lùi xe thì có thể kết luận ngay là không đủ bản lĩnh lái lùi xa được, chứ chưa nói đến chính bản thân lái xe khi thò đầu ra ngoài cửa để lùi xe thì đã đặt mình vào tình trạng nguy hiểm.
Để nâng cao khả năng căn chỉnh lái khi lùi xe, tôi vẫn thường đem xe ra luyện theo đường zic zac. Thời tôi thi bằng lái xe thì lái lùi theo vạch ziczac là bắt buộc. Tôi cũng cho rằng bài tập này rất cần thiết vì nó luyện cho người lái cảm nhận mặt đường từ đó để tăng cảm giác lái, nâng cao sự khéo léo cho người lái.
Trước tiên các bạn nên luyện lái một tay thật tốt, thật linh động, tay không cầm chặt vô lăng, chỉ cầm lỏng để có thể xoa trên vô lăng. Luyện lái một tay thật tốt cả tay phải và tay trái vì khi lùi xe thì ta chỉ lái một tay, tay kia còn dành để điều khiển phanh tay bổ trợ thêm khi cần. Lái một tay trái thì tay cầm vô lăng ở vị trí số 10, nếu lái một tay phải thì tay cầm vô lăng ở vị trí số 2. Ở những vị trí này tay sẽ đủ lực nhất để "vặn" vô lăng và cũng có hành trình lớn để lái. Ngón tay cái duỗi thẳng và nằm dọc trên mặt trước vô lăng, tuyệt đối không quặp ngón tay cái vào lòng vô lăng, vì khi quặp ngón tay cái như thế thì ta không thể xoa vô lăng được, mà có xoa được vô lăng thì mới có thể lái một cách linh hoạt.
Khi lùi xe ta nên hạ thấp bớt gương chiếu hậu để dễ căn đường. Ta cứ giả sử như đã thuần thuộc kỹ thuật dùng chân ga, dùng chân côn ( đối với xe số sàn), với xe số tự động thì mợi việc trở nên đơn giản hơn nhiều. Tôi xin được nói tiếp. Trước khi lùi xe, bất cứ là lùi trên đường phẳng hay lùi xuống dốc thì việc đầu tiên là đưa mắt nhìn toàn tuyến lùi để nhanh chóng có vài nhận xét và ghi nhớ những đặc điểm của đoạn lùi, việc này là vô cùng cần thiết, nếu lùi đến đâu nhìn đến đấy mà không có khái niệm về toàn tuyến thì lái rất chậm, có thể có trường hợp bị lâm vào tình trạng chọn nhầm giải pháp, khi phát hiện ra thì: Ôi thôi, tiến thoái lưỡng nan.
Bắt đầu lùi, ta không thể cùng lúc nhìn được hai bên thân xe, và cũng không thể hoàn toàn nhìn gương chiếu hậu trong xe để lái. Vậy tốt nhất là ta chọn một bên xe làm chính để căn đường, chọn bên nào thì tuỳ tình trạng đường mà đưa ra quyết định. Chọn một bên làm chính để căn lái, thỉnh thoảng lại liếc sang bên kia, thỉnh thoảng lại nhìn gương chiếu hậu trong xe để có thể nhìn xa toàn tuyến. Bình tĩnh dùng một tay để lái, xoa tay để quay vô lăng. Tôi nói là xoa tay, nhưng không phải với cái cách là xoè thẳng hoàn toàn bàn tay rồi xoa bằng lòng bàn tay (như một vài bác tài lái xe khách khi quay đầu xe), Ta xoa tay để có thể dùng một tay vần vô lăng nhưng khi cần chỉ cần bóp lại thì tay ta đã cầm chắc chắn vô lăng, muốn thế ta không duỗi thẳng bàn tay mà khom bàn tay - ngón tay khom vào theo chiều tròn của vô lăng, vì ngón tay cái không quặp vào lòng vô lăng nên ta vẫn xoa vòng quanh vô lăng dễ dàng. Tôi nói tuyệt đối không xoa bằng cách xoè và duỗi thẳng bàn tay vì rất nhiều trường hợp đường xấu, lổn nhổn đá nhỏ, đường trơn, hoặc bùn lầy làm cho xe lắc lư, tay lái có thể bị vằng làm rơi tay ra khỏi vô lăng. Nếu đang lùi mà xe bị ngoáy đầu thì sẽ ra sao nếu như tay bị văng ra khỏi vô lăng?
Ở đây ta cũng nên phân ra các trường hợp: Xe một cầu trước, xe một cầu sau và xe 2 cầu. xe số sàn và xe số tự động.
Sẽ là dễ hơn nhiều nếu là xe 2 cầu, vì vậy tôi chỉ tập trung nói về xe một cầu số sàn.
Xe một cầu trước - nếu đường trơn lầy thì khi lùi sẽ phải hết sức thận trọng vì xe rất có thể bị ngoáy đầu xe do cầu chủ động ở đầu xe mà xe lại lùi vì vậy sẽ làm cho xe ngoáy đầu dữ dội khi đường trơn hoặc khi bánh sau sa vào ổ gà. Xe đang lùi, bánh sau sa vào ổ gà – có nghĩa là hai bánh trước ra sức đẩy mà xe không đi được, như vậy nhất định xe sẽ bị ngoáy đầu, đầu xe đánh võng sang hai bên. Các bạn hãy hình dung: Nếu là lùi xuống dốc đường trơn mà xe lại bị ngoáy đầu, nếu một bên là vách núi dựng đứng, bên kia là vực sâu – tôi không dám mô tả tiếp theo cái hậu quả khốc liệt thêm được. Các bạn, ta phải lái hết sứ từ tốn, không được ga cao đột ngột, không quay vô lăng quá giật khửu. Sử dụng chân côn , chân ga và chân phanh thật nhuần nhuyễn tinh tế thì mới thoát hiểm được trong tình thế đường mà tôi nếu trên. Thông thường, thì người lái xe hay bị bản năng điều khiển sai chân phanh, rất nhiều trường hợp tự mình làm khó mình khi phanh gấp đột ngột theo phản xạ. Lẽ ra phải bình tĩnh đệm nhẹ nhàng thì lại đạp cứng phanh. Dù cho xe có hệ thống phannh ABS thì vẫn không giúp ích được nhiều cho lái xe, vì ta có lùi được tốc độ cao đâu, xe lùi chậm thì nhiều khi hệ thông ABS cũng không kích hoạt, có xe hệ thống này cũng không nhạy cảm ( thí dụ như xe Ford Everest ). Khi ta lái xe trên đường cứng và khi trên đường bùn lầy thì chân phanh cũng phải khác nhau. Trên đường cứng mà xe có hệ thông ABS thì các bạn nên phanh tương đối mạnh, đủ lực và không cần phanh nhấp nhả vì đã có ABS làm thay việc đó. Trên đường lầy, tốc độ xe chậm không đủ kích hoạt ABS vì thế cho dù là xe hiện đại có hệ thống ABS thì ta vẫn cần phanh theo kiểu nhấp nhả để chống bó cứng phanh mà gây ra mất lái.
Nếu là xe một cầu sau - sẽ thuận lợi hơn nhiều khi ta buộc phải lái lùi xe xuống dốc trời mưa, đường trơn. Tại sao vậy? Là xe một cầu sau, khi ta lùi xe thì chính cái xe đã trở thành một cầu trước, cầu chủ động lôi xe xuống dốc – vì thế ít gây ra tình trạng ngoáy đầu xe, xe ít bị ngoáy phía sau (đầu Capo xe).
Theo tôi, để có thể lùi xe tốt xuống dốc thì kỹ thuật vận hành chân côn, chân ga, chân phanh phải luyện thật tinh tế. Dùng chân ga tinh tế không những tránh cho xe gầm rú, tránh cho xe lắc mông, lắc đầu mà còn làm cho xe đi không bị giật cục. Tất nhiên, xe sẽ ăn ít xăng hơn - đây là điều bạn dễ dàng kiểm nghiệm.
Dù là lái xe lên dốc hay xuống dốc, dù là tiến hay lùi thì cũng không bao giờ được đánh lái chuyển hướng đột ngột, đặc biệt là ở tình huống đường trơn.

Có vài kinh nghiệm nhỏ bé của riêng mình tôi xin góp cùng các bạn, viết thêm e dài dòng, chả biết có giúp ích gì không cho các bạn mới lái xe nữa.
Tôi kể tình huống lùi xe mà tôi đã gặp phải để các bạn thư giãn thêm. Cách đây 9 năm đường lên Điện Biên chưa nâng cấp như hiện này, toàn tuyến còn rất xấu, đường nhỏ, nhấp nhổ. Đèo Pha Đin quanh co uốn lượn, mặt đường bé tí gồ nghề ổ gà. Trong lần đó tôi lái xe lên Điện Biên, đang leo lên đèo, lên được khoảng 1/3 đèo thì có một chiếc SUV xin vượt. Đường quanh co rất hẹp, không có một đoạn thẳng nào đủ để tôi có thể nép vào cho xe sau vượt, vì thế mà tôi chưa cho xe sau vượt ngay. Đến đoạn tôi thấy có thể cho vượt, tôi liền nháy xi nhan và nép xe vào sát bên đường để xe sau vượt qua. Xe sau vượt qua, vượt khoảng vài chục mét thì xe đó dừng lại giữa đường. Ngay lập tức tôi dự đoán: xe kia sau khi vượt qua thì muốn gây sự với tôi vì cho là tôi cố ý gây khó khăn không cho vượt. Tôi cũng dừng xe giữa đường. Xe kia thấy tôi dừng xe thì liền lùi xe lại gần xe tôi. Thấy thế tôi cũng lùi xe, họ lùi thì tôi cũng lùi mà tôi thì lùi nhanh hơn nhiều ( các bạn, cả hai xe chúng tôi khi đó là lùi xe xuống đèo Pha Đin). Hai xe cứ thế thi nhau lùi, biết không thể lùi xe xuống đèo bằng tôi được thì xe kia dừng lại và cho hai cậu nhảy xuống chạy lại phía xe của tôi. Tôi đã giả vờ sợ và lùi tiếp thêm một đoạn nữa để kéo hai cậu kia rời xa xe của họ. Khi tôi thấy khoảng cách hai xe đã tương đối, lập tức tôi bất ngờ dừng lại và rú ga tiến lên, tôi tiến thẳng đến hai cậu đang chạy lại xe tôi. Thấy tôi bất ngờ dừng lùi rồi tiến lên, sợ bị tôi đâm nên hai cậu kia quay đầu ù té chạy ngược lên đèo về phía xe của chúng, rồi cả lũ lái xe đi thẳng.
Các bạn, văn không hay, chữ không tốt, chỉ có tấm lòng. Biết đến đâu tôi góp đến đấy vì thế không khỏi khiếm khuyết lan man mông lung. Tôi cũng tham gia một số diễn đàn nhưng cuối cùng chỉ kết với cái diễn đàn này vì tôi thấy ở đây niềm vui, thư giãn, cơ hội học hỏi. Tôi rất thích cái sự tếu táo của anh em. Nhiều diễn đàn khác rơi vào tình trạng cãi nhau như mổ bò, xúc phạm nhau nặng nề làm mất đi cảm hứng.
Cánh lái xe chúng ta vào đây là có cùng đam mê vi vu bên tay lái, chinh phục mỏi nẻo đường vì thế giúp nhau trao dồi thêm bản lĩnh cũng là việc cần thiết. Kể ra thì cũng còn rất nhiều điều muốn trao đổi cùng anh em, nhưng lại ngại làm anh em nhức đầu với mớ kinh nghiệm bé tí của mình.
Vài nét tham gia cho vui, đừng ném đá tảng mà làm tắc đường nhé.:21::21::21:
Chúc năm mới vui vẻ, thành đạt, bình an.
Quá bổ ích, thanks bác nhiều
 

jackup

Xe hơi
Biển số
OF-55225
Ngày cấp bằng
18/1/10
Số km
163
Động cơ
450,685 Mã lực
tuanprado nói:
Thưa các bạn, lên xuống dốc là việc làm bắt buộc mà chúng ta thường gặp khi lái xe trên đường. Lên xuống dốc khi trời mưa thì lại càng phải chý ý nhiều hơn.
Cảm ơn Bác. Bài viết bổ ích. Em đã kính Bác 1 ly.
 

tuanprado

Xe tăng
Biển số
OF-25066
Ngày cấp bằng
1/12/08
Số km
1,187
Động cơ
502,247 Mã lực
Tôi đã viết xong một bài về: Kỹ Thuật lái xe AT. Trong bài này tôi nêu lên những kỹ thuật cơ bản nhất mà người lái xe số tự động gặp phải trong các tình huống cụ thể. Với nội dung như trên nên bài viết phải hơi dài vì vậy tôi có ý định đăng nhập vào một thớt mới riêng để các bạn dễ đọc. Đợi giải Vô Lăng Vằng 2010 mãi không được nên tôi có ý định đăng nhập sớm hơn vậy.

Tuanprado
 

BELFOTO

Xe tải
Biển số
OF-61035
Ngày cấp bằng
6/4/10
Số km
357
Động cơ
443,055 Mã lực
Rất nhiều thông tin, và kinh nhiệm bổ ích. Cảm ơn các cụ đã chia sẻ.~o)
 

Tribute

Xe container
Biển số
OF-61792
Ngày cấp bằng
14/4/10
Số km
6,088
Động cơ
500,678 Mã lực
Nơi ở
Gần chỗ Cụ
Mất phanh không được tắt máy

Để hy vọng tắt máy mà vẫn để số sẽ làm xe khự lại. Chấp nhận đi tong hộp số.
Chết thật, xe mất phanh mà tắt máy thì toi mạng.

Để máy nổ, nhưng về số thấp và không ga thì máy nó vẫn hãm được xe phần nào. Máy nổ thì trợ lực tay lái nó mới hoạt động, mới vần được vô lăng mà tránh người hay chướng ngại vật, hay đánh xe vào đường cứu hộ được. Tắt máy rồi không vần được vô lăng, xe nó nhằm thẳng hướng mà lao thì chết cả nút.
Ấy là chưa nói 1 số xe khi tắt chìa khóa điện nó khóa cứng tay lái luôn.

Tui bị một lần ngồi xe mất phanh khi xuống dốc rồi, ông tài về được số thấp, xe đã giảm tốc đáng kể, nhưng lại đi tắt máy, nó khóa tay lái luôn, thế là xe nhằm thẳng người đi đường mà tương, may là tốc độ thấp và nó lao vào hướng sườn núi nên thoát chết. Hú hồn...
 

hcvtpt

Đi bộ
Biển số
OF-68441
Ngày cấp bằng
15/7/10
Số km
9
Động cơ
431,280 Mã lực
nhiều thông tin bổ ích, vodka các cụ
 

khongan

Xe buýt
Biển số
OF-36375
Ngày cấp bằng
29/5/09
Số km
622
Động cơ
478,290 Mã lực
Khi đi xuống tầng hầm của các tòa nhà, với xe MT em toàn dùng đồng thời chân côn chân phanh và thả trôi (nghĩa là khi muốn chậm lại thì ngắt ly hợp đồng thời phanh chân), em thấy cũng ổn vì quãng đường thường không quá dài.
Đi như em có ổn không ạ ?
 
Chỉnh sửa cuối:

fansi

Xe buýt
Biển số
OF-36285
Ngày cấp bằng
28/5/09
Số km
974
Động cơ
482,215 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Nhà cháu mới đi TB về nên cũng xin góp vài kinh nghiệm.
Thứ nhất là việc đổ đèo mà đi số thấp, máy gằn hơn nhiều (hại máy) vì bánh răng tỳ mạnh vào nhau để giảm lực kéo. Đi không sướng chút nào. NHƯNG: vâng, nhưng chỉ có cách đi số thấp (2-3) và nhiều khi không đạp ga thì xe đi mới an toàn các cụ ạ.
Hai là cháu không bao giờ để 1 tay rời tay khỏi vôlăng. Hơn thế nữa, cháu cũng rất hiếm khi dịch chuyển vị trí cầm vô lăng: biết đâu khi dịch chuyển tay thì xe đè vào cục đá (?).

Thêm một kinh nghiệm nữa là cháu hay dùng còi để báo hiệu khi vào cua mà tầm nhìn bị chắn.

Có một điều này nữa có thể nhiều cụ chê: không phải lúc nào cháu cũng đi phần đường của mình. Đường đèo vòng vèo kinh khủng, các cụ biết rồi. Nhưng chỗ nào cháu nhìn thấy 2-3 chỗ vòng vắng vẻ là cháu cắt sang bên kia để giảm độ cong.
Ví dụ như đoạn dưới đây này:
 

blue esc

Xe tải
Biển số
OF-41374
Ngày cấp bằng
23/7/09
Số km
384
Động cơ
470,840 Mã lực
Nơi ở
Nhà em ở ven rừng...
Đây là ở Lạng Sơn về đúng hông bác. Đi nhiều mới bít, VN ta thật là đẹp.
Đoạn này kẻ vạch đứt cũng là để bác có thể lách sang giảm độ cua mà. CA ko ý kiến gì hết đâu ạh
 

khongan

Xe buýt
Biển số
OF-36375
Ngày cấp bằng
29/5/09
Số km
622
Động cơ
478,290 Mã lực
Nhà cháu mới đi TB về nên cũng xin góp vài kinh nghiệm.
Thứ nhất là việc đổ đèo mà đi số thấp, máy gằn hơn nhiều (hại máy) vì bánh răng tỳ mạnh vào nhau để giảm lực kéo. Đi không sướng chút nào. NHƯNG: vâng, nhưng chỉ có cách đi số thấp (2-3) và nhiều khi không đạp ga thì xe đi mới an toàn các cụ ạ.
Hai là cháu không bao giờ để 1 tay rời tay khỏi vôlăng. Hơn thế nữa, cháu cũng rất hiếm khi dịch chuyển vị trí cầm vô lăng: biết đâu khi dịch chuyển tay thì xe đè vào cục đá (?).

Thêm một kinh nghiệm nữa là cháu hay dùng còi để báo hiệu khi vào cua mà tầm nhìn bị chắn.

Có một điều này nữa có thể nhiều cụ chê: không phải lúc nào cháu cũng đi phần đường của mình. Đường đèo vòng vèo kinh khủng, các cụ biết rồi. Nhưng chỗ nào cháu nhìn thấy 2-3 chỗ vòng vắng vẻ là cháu cắt sang bên kia để giảm độ cong.

Vì ít đi đường đèo dốc nên chấp nhận gằn máy bác nhỉ; em cũng thỉnh thoảng đi đường đèo dốc thấy sót máy nhưng đành chịu vì an toàn là trên hết, các bác lái xe kinh nghiệm thì vào số chuẩn hơn nên máy ít bị gằn hơn. Bản thân bác có phải dồn số khi đi dốc không ? chắc thấy nguy hiểm hơn
 

fansi

Xe buýt
Biển số
OF-36285
Ngày cấp bằng
28/5/09
Số km
974
Động cơ
482,215 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Số là cháu có lần đi xe buýt 24 chỗ ở Điện Biên. Thấy thăng lái còn trẻ, đổ dốc ngon nhưng hơi chậm mới hỏi nó "em phanh à". Nó thản nhiên bảo: "em không bao giờ phanh, toàn chạy số đấy anh ơi" và nói thêm: "em chuyên chạy Hà Nội- Sơn La -Điện Biên. Bọn mới lái không dám đi đường này đâu anh".
Một lần khác gặp 1 cậu chạy tải 5T Yên bái Mù căng chải. Nó than: Chở đầy quá toàn chạy số 1 anh ạ, đau hết cả xe với người!"

Thế mới thấy các tài chuyên chạy đường núi cẩn thận thế nào!

Trước đây mình cứ chạy, vượt trên đèo thoải mái, bây giờ nghĩ lại thấy kinh các cụ ạ.
 

tuanzs

Xe container
Biển số
OF-60474
Ngày cấp bằng
31/3/10
Số km
9,560
Động cơ
526,482 Mã lực
Nơi ở
Với vợ
Em mới bị xịt lốp khi xuống đèo CAO BẮC
Số là em đổ đèo đến đoạn cua tay áo sang phải thì gặp xe đi tải ngược đang lên thế là phải đi đúng phần đường của mình nhưng không may ở chỗ là ngay góc cua do xe chạy nhiều nên có một số sỏi nhỏ ở đúng góc --> kết quả em bị xịt lốp sau bên phụ. May mà đi chậm nên dừng được ngay.
Các cụ chú ý nhé.
 

fansi

Xe buýt
Biển số
OF-36285
Ngày cấp bằng
28/5/09
Số km
974
Động cơ
482,215 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Thank cụ nhắc nhở. Cháu cũng cú mấy viên sỏi ở cua tay áo lắm mà chưa có chiêu gì khắc phục.
Mình thường muốn giữ tốc độ không quá chậm, kể cả khi vào cua tay áo lên dốc (thường là dốc hơn bình thường) để đỡ mất đà.
Còn khi xuống thì cháu đành đi chậm thôi.
Có cụ nào có kinh nghiệm đi trên sỏi khi vào cua không?
 

khongan

Xe buýt
Biển số
OF-36375
Ngày cấp bằng
29/5/09
Số km
622
Động cơ
478,290 Mã lực
Em mới bị xịt lốp khi xuống đèo CAO BẮC
Số là em đổ đèo đến đoạn cua tay áo sang phải thì gặp xe đi tải ngược đang lên thế là phải đi đúng phần đường của mình nhưng không may ở chỗ là ngay góc cua do xe chạy nhiều nên có một số sỏi nhỏ ở đúng góc --> kết quả em bị xịt lốp sau bên phụ. May mà đi chậm nên dừng được ngay.
Các cụ chú ý nhé.
Cám ơn bác
Ăn vào sỏi là bị xịt lốp ngay hả bác ? Chắc lốp bác cũ quá rồi
Đúng là đi đèo dốc phải kiểm tra phanh, lốp, dầu các bác nhỉ
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,924
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Thank cụ nhắc nhở. Cháu cũng cú mấy viên sỏi ở cua tay áo lắm mà chưa có chiêu gì khắc phục.
Mình thường muốn giữ tốc độ không quá chậm, kể cả khi vào cua tay áo lên dốc (thường là dốc hơn bình thường) để đỡ mất đà.
Còn khi xuống thì cháu đành đi chậm thôi.
Có cụ nào có kinh nghiệm đi trên sỏi khi vào cua không?
Đi trên sỏi mà vào cua thì chỉ còn cách là giảm tốc độ, đều ga và vào cua đều tay thôi cụ ơi. Đi số thấp cho khỏe máy.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top