- Biển số
- OF-488891
- Ngày cấp bằng
- 15/2/17
- Số km
- 24,988
- Động cơ
- 400,836 Mã lực
- Nơi ở
- Г.Витебск - БССР - СССР
Theo các lão ông Vua khựa này có phải là Thánh chịch không ợ, đề nghị ọp phơ mát rượi không tổ lái, kekeke.
Vua hoang dâm nhất lịch sử Trung Quốc sủng hạnh thê thiếp như thế nào?
Dân Việt22/05/17 13:30 GMT+72 đăng lạiGốc
Cứ ngồi trên xe cho dê dẫn đi, dê dừng ở đâu thì ông sẽ ngủ lại ở đó.
Nhắc tới độ háo sắc và hoang dâm thì không thể không kể tới Tấn Vũ Đế - vị vua được mệnh danh là có nhiều vợ nhất Trung Quốc và ông cũng chính là vị vua đã thống nhất Trung Hoa. Tấn Vũ Đế nổi tiếng với hai câu chuyện tuyển phi: Cấm dân chúng dựng vợ gả chồng và chọn mỹ nhân qua đêm bằng dê.
Tấn Vũ Đế (236-290) tên thật là Tư Mã Viêm, là vị vua đầu tiên nhà Tây Tấn của Trung Quốc.Ông là người có công thống nhất Trung Hoa, chấm dứt thời chia cắt Tam Quốc.
Chân dung vị vua hoang dâm Tấn Vũ Đế.
Tư Mã Viêm là cháu nội Tư Mã Ý, con trai Tư Mã Chiêu. Khi Tư Mã Viêm lớn lên, dòng họ Tư Mã đã nắm quyền thao túng Triều đình nhà Ngụy thời Tam Quốc.
Năm 251, Tư Mã Ý qua đời, bác Tư Mã Viêm là Tư Mã Sư lên thay, nắm quyền trong triều. Tư Mã Sư không có con nên Tư Mã Chiêu cho người con thứ Tư Mã Du (em Viêm) làm con anh mình. Tư Mã Sư thấy Phế đế Tào Phương có ý chống đối, bèn truất ngôi và lập Tào Mao lên thay.
Năm 254, Tư Mã Sư ốm chết, Tư Mã Chiêu lên thay. Tào Mao cũng định chống đối Chiêu, bị Chiêu giết chết và lập Tào Hoán kế vị, tức Ngụy Nguyên Đế.
Năm 263, Tư Mã Chiêu điều binh diệt nước Thục Hán, được vua Ngụy phong tước Tấn Vương. Năm 265, Chiêu ốm nặng, có người khuyên nên lập Tư Mã Du là người hương hỏa của Tư Mã Sư, nhưng Chiêu không nghe theo mà lập con cả Tư Mã Viêm.
Tư Mã Viêm lên ngôi Tấn Vương, không lâu sau đó đã bắt Hoàng đế Tào Hoán của Tào Ngụy thoái vị và giao lại Triều đình cho mình vào ngày Nhâm Tuất (13) tháng 12 năm Ất Dậu (tức 4.2.266). Ông lên ngôi Hoàng đế vào ngày Bính Dần (17) cùng tháng (tức 8.2), tức là vua Tấn Vũ Đế, vương triều Tây Tấn được thành lập.
Các lực lượng chống đối trung thành với nhà Ngụy đều không còn, các đại thần khuyên ông nên đánh nốt nước Ngô vì Vua Ngô là Tôn Hạo là kẻ tàn bạo đang mất lòng dân. Sau mấy lần do dự, cuối cùng Tư Mã Viêm sai Đỗ Dự, Vương Tuấn cùng Tư Mã Du mang quân Nam tiến đánh Ngô (280). Quân Tấn nhanh chóng đánh bại quân Ngô và tiêu diệt nước Ngô, bắt sống Tôn Hạo.
Sau ánh hào quang của một vị anh hùng có công thống nhất đất nước thì Tư Mã Viêm được xem là người hoang dâm. Ông là vị vua sở hữu số lượng phi tần, thê thiếp trong cung nhiều nhất Trung Quốc. Cũng từ đây Tấn Vũ Đế nổi tiếng với hai câu chuyện tuyển phi: Cấm dân chúng dựng vợ gả chồng và chọn mỹ nhân qua đêm bằng dê.
1. Cấm dân chúng dựng vợ gả chồng
Theo cuốn “Võ Nguyên Dương Hoàng hậu truyền” mô tả lại: Tấn Vũ Đế muốn tuyển chọn con gái nhà lành trong khắp cả nước vào hậu cung làm phi tần, do vậy ông ra lệnh “cấm dân chúng tiến hành hôn lễ, dựng vợ gả chồng. Nhà ai có ý định giấu con gái hoặc kháng lệnh sẽ bị trừng phạt”. Sứ giả của nhà vua cưỡi xe phi tới các châu, quận để truyền lệnh vua ban. Nhiều gia đình giàu có đã phải cho con cái ăn mặc rách rưới hoặc giả bệnh để tránh việc bị tuyển vào cung.
Thực ra, mãi sau này Tư Mã Viên mới ban hành lệnh cấm trên. Ban đầu khi mới lên ngôi, Tấn Vũ Đế nổi tiếng là một người rất sợ vợ. Vì sao ư? Vì vợ của ông cũng là một trong những đại mỹ nhân nổi tiếng trong lịch sử Trung Hoa – Hoàng hậu Dương Diễm.
Theo sử sách ghi lại, hoàng hậu Dương Diễm lòng dạ hẹp hòi, vì vậy tính háo sắc của Tấn Vũ Đế cũng bị kiềm chế tới mức tối đa.
Cho tới năm Thái Thủy thứ 9, Hoàng hậu Dương Diễm lâm bệnh nặng, Tư Mã Viêm mới được tự do “sổ lồng”. Sau khi được “sổ lồng”, Tư Mã Viêm bèn hạ lệnh “Cấm dân chúng kết hôn”, tiến hành việc tuyển chọn với quy mô rộng khắp cả nước. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử xảy ra sự việc này. Hoàng đế thì đâu thiếu gì người đẹp, nhưng việc cấm toàn thể dân chúng không được phép kết hôn lại là việc trước nay chưa từng có. Hơn thế nữa, phạm vi tuyển chọn lại còn mang tính toàn quốc. Vì không gì cao hơn lệnh vua ban, nên kẻ nào dám trái lệnh sẽ bị xử trảm.
Năm Thái Thủy thứ 9 toàn bộ hôn lễ đều bị hủy bỏ, tất cả mỹ nữ trong nước kể cả người đã là vợ chưa cưới của người khác cũng bị liệt vào danh sách mỹ nữ tiến cung cho vua Tấn Vũ Đế. Tư Mã Viêm còn đặc biệt yêu cầu con gái của các vị đại quan trong triều cũng phải vào cung ứng tuyển, nếu kháng lệnh sẽ bị xử tội. Những gia đình quý tộc không dám trái lệch vua, đành phải chuẩn bị cho con gái mình thật xinh đẹp để tiến cung.
Mỹ nữ tiến Vua (Ảnh minh họa).
Qua một lượt tuyển chọn, Tấn Vũ Đế là sở hữu trong tay rất nhiều người đẹp thời đó, bất luận là người đã có hôn ước hay là người chuẩn bị làm cô dâu tương lai thì cũng đều phải tiến cung. Bỗng chốc số lượng mỹ nhân trong hậu cung tăng lên tới năm ngàn người.
Vài năm sau, quân Tây Tấn đánh thắng quân Ngô. Tấn Vũ Đế nghe nói người đẹp Giang Nam không giống với mỹ nhân Bắc Kinh, nhất là người đẹp ở Ngô Việt thùy mị, kiều diễm, khiến người khác vô cùng mê mẩn. Bởi vậy Tư Mã Viêm lại hạ lệnh tuyển mỹ nữ Giang Nam tiến cung. Được biết, ngay sau khi vua Ngô qua đời, Tấn vương bèn ban lệnh đưa tất cả mỹ nữ trong cung của vua Ngô đem vào hậu cung của mình.
Vua Ngô Tôn Hạo cũng thích sưu tầm người đẹp không khác gì Tư Mã Viên. Mỹ nữ trong cung vua Ngô nhiều vô kể, ước khoảng hơn năm ngàn người. Sau khi nước Ngô quy hàng Tấn Vũ Đế, tất cả hơn năm ngàn người đẹp của vua Ngô đều phải vào cung Lạc Dương của Tấn vương.
Cứ như vậy, mỹ nữ trong cung của Tấn Vũ Đế lên tới hơn một vạn người. Lúc đó cung điện thì quá nhỏ, không chứa đủ nhiều mỹ nữ như vậy, do đó Tấn Vũ Đế bèn sai người ngày đêm xây thêm cung điện. Cuối cùng cũng bố trí ổn thỏa cho tất cả người đẹp của ông. Từ đó Tấn Vũ Đế cũng bắt đầu cuộc đời ăn chơi trụy lạc của mình.
2. Dùng dê chọn mỹ nhân qua đêm
Nhắc tới độ hoang dâm xa xỉ của Tấn Vũ Đế thì không thể không kể tới câu chuyện “xe dê”.
Mỹ nhân trong cung Tấn Vũ Đế vốn đã nhiều, nhưng sau khi thu phục được nước Ngô, số lượng mỹ nữ còn lên tới hàng nghìn người. Một năm 365 ngày, nếu mỗi đêm Tấn Vũ Đế chỉ “sủng ái” một mỹ nhân, vậy phải mất bao nhiêu năm ông mới “sủng ái” được một vạn mỹ nhân của mình. Trong hàng ngàn mỹ nhân ấy, việc qua đêm với cô nào trước, cô nào sau cũng khiến Tư Mã Viêm vô cùng đau đầu.
Tấn Vũ Đế dùng dê tìm mỹ nhân qua đêm.
Cuối cùng Tư Mã Viêm cũng nghĩ ra một cách đó là ông thường ngồi xe dê đi trong cung để chọn mỹ nhân qua đêm, cứ ngồi trên xe cho dê dẫn đi, dê dừng ở đâu thì ông sẽ ngủ lại ở đó. Những mỹ nữ được qua đêm cùng với nhà vua tất sẽ được bạn thưởng sự sủng ái. Đối với những người đẹp bao năm không biết thế nào là mùi của đàn ông, ắt sẽ muốn tranh đoạt sự sủng ái ấy. Có mỹ nhân nghĩ ra cách vảy nước muối vào lá trúc cài trước cửa để thu hút dê tới cửa phòng mình nhằm đạt được sự sủng ái từ Tư Mã Viêm. Tuy nhiên, phương pháp hay sau cùng cũng bị lộ. Các mỹ nhân thi nhau dùng muối dụ dỗ con dê, khiến muối trong hậu cung hiếm rất là. Con dê ăn nhiều muối quá, sinh bệnh, lăn ra chết. Rồi đến hàng chục con dê sau đó cũng như vậy!.
Cuộc sống buông thả trong dục vọng của Tư Mã Viêm đã ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe của ông. Ngay tới cả “Tư Trị Thông Giám” cũng nói rằng: “Cực ý thanh sắc, toại chí thành tật” đại ý là do việc ham mê dục vọng, sắc đẹp quá đà mà sinh ra bệnh tật. Bởi vậy, năm Công nguyên 290, Tư Mã Viêm bệnh nặng qua đời, hưởng thọ 55 tuổi, được truy tôn miếu hiệu là Thế Tổ, thụy hiệu là Vũ Hoàng Đế.
Theo Lan Hương (Khoevadep)
Vua hoang dâm nhất lịch sử Trung Quốc sủng hạnh thê thiếp như thế nào?
Dân Việt22/05/17 13:30 GMT+72 đăng lạiGốc
Cứ ngồi trên xe cho dê dẫn đi, dê dừng ở đâu thì ông sẽ ngủ lại ở đó.
Nhắc tới độ háo sắc và hoang dâm thì không thể không kể tới Tấn Vũ Đế - vị vua được mệnh danh là có nhiều vợ nhất Trung Quốc và ông cũng chính là vị vua đã thống nhất Trung Hoa. Tấn Vũ Đế nổi tiếng với hai câu chuyện tuyển phi: Cấm dân chúng dựng vợ gả chồng và chọn mỹ nhân qua đêm bằng dê.
Tấn Vũ Đế (236-290) tên thật là Tư Mã Viêm, là vị vua đầu tiên nhà Tây Tấn của Trung Quốc.Ông là người có công thống nhất Trung Hoa, chấm dứt thời chia cắt Tam Quốc.
Chân dung vị vua hoang dâm Tấn Vũ Đế.
Tư Mã Viêm là cháu nội Tư Mã Ý, con trai Tư Mã Chiêu. Khi Tư Mã Viêm lớn lên, dòng họ Tư Mã đã nắm quyền thao túng Triều đình nhà Ngụy thời Tam Quốc.
Năm 251, Tư Mã Ý qua đời, bác Tư Mã Viêm là Tư Mã Sư lên thay, nắm quyền trong triều. Tư Mã Sư không có con nên Tư Mã Chiêu cho người con thứ Tư Mã Du (em Viêm) làm con anh mình. Tư Mã Sư thấy Phế đế Tào Phương có ý chống đối, bèn truất ngôi và lập Tào Mao lên thay.
Năm 254, Tư Mã Sư ốm chết, Tư Mã Chiêu lên thay. Tào Mao cũng định chống đối Chiêu, bị Chiêu giết chết và lập Tào Hoán kế vị, tức Ngụy Nguyên Đế.
Năm 263, Tư Mã Chiêu điều binh diệt nước Thục Hán, được vua Ngụy phong tước Tấn Vương. Năm 265, Chiêu ốm nặng, có người khuyên nên lập Tư Mã Du là người hương hỏa của Tư Mã Sư, nhưng Chiêu không nghe theo mà lập con cả Tư Mã Viêm.
Tư Mã Viêm lên ngôi Tấn Vương, không lâu sau đó đã bắt Hoàng đế Tào Hoán của Tào Ngụy thoái vị và giao lại Triều đình cho mình vào ngày Nhâm Tuất (13) tháng 12 năm Ất Dậu (tức 4.2.266). Ông lên ngôi Hoàng đế vào ngày Bính Dần (17) cùng tháng (tức 8.2), tức là vua Tấn Vũ Đế, vương triều Tây Tấn được thành lập.
Các lực lượng chống đối trung thành với nhà Ngụy đều không còn, các đại thần khuyên ông nên đánh nốt nước Ngô vì Vua Ngô là Tôn Hạo là kẻ tàn bạo đang mất lòng dân. Sau mấy lần do dự, cuối cùng Tư Mã Viêm sai Đỗ Dự, Vương Tuấn cùng Tư Mã Du mang quân Nam tiến đánh Ngô (280). Quân Tấn nhanh chóng đánh bại quân Ngô và tiêu diệt nước Ngô, bắt sống Tôn Hạo.
Sau ánh hào quang của một vị anh hùng có công thống nhất đất nước thì Tư Mã Viêm được xem là người hoang dâm. Ông là vị vua sở hữu số lượng phi tần, thê thiếp trong cung nhiều nhất Trung Quốc. Cũng từ đây Tấn Vũ Đế nổi tiếng với hai câu chuyện tuyển phi: Cấm dân chúng dựng vợ gả chồng và chọn mỹ nhân qua đêm bằng dê.
1. Cấm dân chúng dựng vợ gả chồng
Theo cuốn “Võ Nguyên Dương Hoàng hậu truyền” mô tả lại: Tấn Vũ Đế muốn tuyển chọn con gái nhà lành trong khắp cả nước vào hậu cung làm phi tần, do vậy ông ra lệnh “cấm dân chúng tiến hành hôn lễ, dựng vợ gả chồng. Nhà ai có ý định giấu con gái hoặc kháng lệnh sẽ bị trừng phạt”. Sứ giả của nhà vua cưỡi xe phi tới các châu, quận để truyền lệnh vua ban. Nhiều gia đình giàu có đã phải cho con cái ăn mặc rách rưới hoặc giả bệnh để tránh việc bị tuyển vào cung.
Thực ra, mãi sau này Tư Mã Viên mới ban hành lệnh cấm trên. Ban đầu khi mới lên ngôi, Tấn Vũ Đế nổi tiếng là một người rất sợ vợ. Vì sao ư? Vì vợ của ông cũng là một trong những đại mỹ nhân nổi tiếng trong lịch sử Trung Hoa – Hoàng hậu Dương Diễm.
Theo sử sách ghi lại, hoàng hậu Dương Diễm lòng dạ hẹp hòi, vì vậy tính háo sắc của Tấn Vũ Đế cũng bị kiềm chế tới mức tối đa.
Cho tới năm Thái Thủy thứ 9, Hoàng hậu Dương Diễm lâm bệnh nặng, Tư Mã Viêm mới được tự do “sổ lồng”. Sau khi được “sổ lồng”, Tư Mã Viêm bèn hạ lệnh “Cấm dân chúng kết hôn”, tiến hành việc tuyển chọn với quy mô rộng khắp cả nước. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử xảy ra sự việc này. Hoàng đế thì đâu thiếu gì người đẹp, nhưng việc cấm toàn thể dân chúng không được phép kết hôn lại là việc trước nay chưa từng có. Hơn thế nữa, phạm vi tuyển chọn lại còn mang tính toàn quốc. Vì không gì cao hơn lệnh vua ban, nên kẻ nào dám trái lệnh sẽ bị xử trảm.
Năm Thái Thủy thứ 9 toàn bộ hôn lễ đều bị hủy bỏ, tất cả mỹ nữ trong nước kể cả người đã là vợ chưa cưới của người khác cũng bị liệt vào danh sách mỹ nữ tiến cung cho vua Tấn Vũ Đế. Tư Mã Viêm còn đặc biệt yêu cầu con gái của các vị đại quan trong triều cũng phải vào cung ứng tuyển, nếu kháng lệnh sẽ bị xử tội. Những gia đình quý tộc không dám trái lệch vua, đành phải chuẩn bị cho con gái mình thật xinh đẹp để tiến cung.
Mỹ nữ tiến Vua (Ảnh minh họa).
Qua một lượt tuyển chọn, Tấn Vũ Đế là sở hữu trong tay rất nhiều người đẹp thời đó, bất luận là người đã có hôn ước hay là người chuẩn bị làm cô dâu tương lai thì cũng đều phải tiến cung. Bỗng chốc số lượng mỹ nhân trong hậu cung tăng lên tới năm ngàn người.
Vài năm sau, quân Tây Tấn đánh thắng quân Ngô. Tấn Vũ Đế nghe nói người đẹp Giang Nam không giống với mỹ nhân Bắc Kinh, nhất là người đẹp ở Ngô Việt thùy mị, kiều diễm, khiến người khác vô cùng mê mẩn. Bởi vậy Tư Mã Viêm lại hạ lệnh tuyển mỹ nữ Giang Nam tiến cung. Được biết, ngay sau khi vua Ngô qua đời, Tấn vương bèn ban lệnh đưa tất cả mỹ nữ trong cung của vua Ngô đem vào hậu cung của mình.
Vua Ngô Tôn Hạo cũng thích sưu tầm người đẹp không khác gì Tư Mã Viên. Mỹ nữ trong cung vua Ngô nhiều vô kể, ước khoảng hơn năm ngàn người. Sau khi nước Ngô quy hàng Tấn Vũ Đế, tất cả hơn năm ngàn người đẹp của vua Ngô đều phải vào cung Lạc Dương của Tấn vương.
Cứ như vậy, mỹ nữ trong cung của Tấn Vũ Đế lên tới hơn một vạn người. Lúc đó cung điện thì quá nhỏ, không chứa đủ nhiều mỹ nữ như vậy, do đó Tấn Vũ Đế bèn sai người ngày đêm xây thêm cung điện. Cuối cùng cũng bố trí ổn thỏa cho tất cả người đẹp của ông. Từ đó Tấn Vũ Đế cũng bắt đầu cuộc đời ăn chơi trụy lạc của mình.
2. Dùng dê chọn mỹ nhân qua đêm
Nhắc tới độ hoang dâm xa xỉ của Tấn Vũ Đế thì không thể không kể tới câu chuyện “xe dê”.
Mỹ nhân trong cung Tấn Vũ Đế vốn đã nhiều, nhưng sau khi thu phục được nước Ngô, số lượng mỹ nữ còn lên tới hàng nghìn người. Một năm 365 ngày, nếu mỗi đêm Tấn Vũ Đế chỉ “sủng ái” một mỹ nhân, vậy phải mất bao nhiêu năm ông mới “sủng ái” được một vạn mỹ nhân của mình. Trong hàng ngàn mỹ nhân ấy, việc qua đêm với cô nào trước, cô nào sau cũng khiến Tư Mã Viêm vô cùng đau đầu.
Tấn Vũ Đế dùng dê tìm mỹ nhân qua đêm.
Cuối cùng Tư Mã Viêm cũng nghĩ ra một cách đó là ông thường ngồi xe dê đi trong cung để chọn mỹ nhân qua đêm, cứ ngồi trên xe cho dê dẫn đi, dê dừng ở đâu thì ông sẽ ngủ lại ở đó. Những mỹ nữ được qua đêm cùng với nhà vua tất sẽ được bạn thưởng sự sủng ái. Đối với những người đẹp bao năm không biết thế nào là mùi của đàn ông, ắt sẽ muốn tranh đoạt sự sủng ái ấy. Có mỹ nhân nghĩ ra cách vảy nước muối vào lá trúc cài trước cửa để thu hút dê tới cửa phòng mình nhằm đạt được sự sủng ái từ Tư Mã Viêm. Tuy nhiên, phương pháp hay sau cùng cũng bị lộ. Các mỹ nhân thi nhau dùng muối dụ dỗ con dê, khiến muối trong hậu cung hiếm rất là. Con dê ăn nhiều muối quá, sinh bệnh, lăn ra chết. Rồi đến hàng chục con dê sau đó cũng như vậy!.
Cuộc sống buông thả trong dục vọng của Tư Mã Viêm đã ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe của ông. Ngay tới cả “Tư Trị Thông Giám” cũng nói rằng: “Cực ý thanh sắc, toại chí thành tật” đại ý là do việc ham mê dục vọng, sắc đẹp quá đà mà sinh ra bệnh tật. Bởi vậy, năm Công nguyên 290, Tư Mã Viêm bệnh nặng qua đời, hưởng thọ 55 tuổi, được truy tôn miếu hiệu là Thế Tổ, thụy hiệu là Vũ Hoàng Đế.
Theo Lan Hương (Khoevadep)