- Biển số
- OF-546782
- Ngày cấp bằng
- 21/12/17
- Số km
- 1,870
- Động cơ
- 177,109 Mã lực
- Tuổi
- 35
Châu chấu sa mạc là loài sinh vật gây hại nguy hiểm, sức gây hại khủng khiếp khi quy mô đàn có khi lên đến hàng chục tỷ con. Theo cảnh báo của FAO, châu chấu sa mạc đang di chuyển thành từng đàn lớn ở các nước châu Phi, Tây Á.
Các cụ đã sẵn sàng chưa? hành động của chúng ta là gì
Các cụ đã sẵn sàng chưa? hành động của chúng ta là gì
'Bão' châu chấu sa mạc nguy cơ xâm nhập Việt Nam: Bộ NN&PTNT cảnh báo khẩn
Hàng trăm triệu con châu chấu sa mạc di chuyển sẽ tàn phá cây trồng và các nguồn thực phẩm khác.
vtc.vn
Theo nhận định của Tổ chức Lương thực và nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) và Trung Quốc, dịch châu chấu sa mạc có thể xâm nhập vào Việt Nam khoảng tháng 6, do nền nhiệt độ cao và hướng gió phù hợp.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cho biết hiện nay, châu chấu sa mạc đã gây hại tại Pakistan, cuối tháng 5 xâm nhập vào phía Bắc và phía Tây Ấn Độ, có nguy cơ di chuyển qua Ấn Độ xuống khu vực các nước Banglades, Myanmar, Lào hoặc các tỉnh Vân Nam, Quảng Tây (Trung Quốc) và vào Việt Nam.
Nếu dịch bùng phát tại các khu vực kể trên, sẽ đe dọa trực tiếp tới sản xuất nông nghiệp của các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Bộ NN&PTNT đặt ra 3 mốc cảnh báo: cảnh báo xa, cảnh báo gần và khi châu chấu sa mạc xâm nhập vào Việt Nam.
Châu chấu đã tàn phá mùa màng ở Pakistan, Ấn Độ và châu Phi. (Ảnh: Reuters)
Cảnh báo xa là khi châu chấu sa mạc xâm nhập vào phía Nam Ấn Độ, Banglades. Trong trường hợp này, Việt Nam sẽ tăng cường hợp tác quốc tế với FAO cũng như với các quốc gia có chung đường biên giới để trao đổi thông tin thường xuyên, chính xác; thiết lập kênh thông tin với FAO, Trung Quốc, Ấn Độ để nhanh chóng nắm bắt thông tin khi châu chấu sa mạc xâm nhập vào các quốc gia.
Đồng thời, theo dõi sát tình hình và các cảnh báo về hướng di chuyển, gây hại của châu chấu sa mạc để chủ động các phương án phòng, chống dịch kịp thời và hiệu quả; xác định các loại thuốc bảo vệ thực vật, phương tiện, phương pháp phun trừ châu chấu sa mạc.
Khi châu chấu sa mạc xâm nhập vào Ấn Độ hoặc gần hơn là Banglades lập tức chuyển sang chế độ cảnh báo gần, cụ thể là khi châu chấu sa mạc xâm nhập vào Myanmar, Trung Quốc (Vân Nam) hoặc Lào.
Trong trường hợp này, lập phương án thành lập Ban chỉ đạo phòng chống châu chấu sa mạc ở Trung ương và địa phương (các tỉnh giáp biên giới Trung Quốc và Lào); cảnh báo, thông tin tuyên truyền rộng rãi về nhận biết châu chấu và biện pháp phòng chống.
Ngành nông nghiệp sẽ ứng dụng bản đồ gió theo thời gian thực xác định hướng di chuyển của đàn châu chấu để cảnh báo các địa phương; chuẩn bị nguồn lực để phòng chống châu chấu sa mạc, phương án bảo vệ con người và môi trường khi phun thuốc diện rộng.
Bộ NN&PTNT cho biết sẽ phối hợp với Bộ Quốc phòng sử dụng radar quân sự phát hiện sớm đàn châu chấu khi chúng mới di chuyển đến Việt Nam.
Châu chấu sa mạc có tốc độ di chuyển lên đến 13 km/giờ. (Ảnh: Reuters)
Nếu châu chấu sa mạc xâm nhập vào Việt Nam mà không qua các nước kể trên thì lập tức chuyển sang phương án phòng, chống trực tiếp. Bộ NN&PTNT sẽ ra văn bản chỉ đạo phòng trừ châu chấu sa mạc, đồng thời báo cáo Thủ tướng; cảnh báo về châu chấu sa mạc trên toàn quốc; thông tin tuyên truyền rộng rãi về nhận biết châu chấu và biện pháp phòng chống.
Khi đó sẽ lập tức thành lập Ban chỉ đạo phòng chống châu chấu sa mạc ở Trung ương do lãnh đạo Bộ là Trưởng ban và ở địa phương (các tỉnh giáp biên giới Trung Quốc, Lào hoặc tỉnh bị nhiễm châu chấu sa mạc) do lãnh đạo UBND tỉnh làm Trưởng ban. Trong trường hợp dịch trên diện rộng, khả năng phải huy động quân đội thì báo cáo Thủ tướng thành lập Ban chỉ đạo.
Ngành sẽ huy động tối đa nguồn lực để phòng chống châu chấu sa mạc; xây dựng phương án bảo vệ hoa màu, tài sản tại chỗ cũng như sinh kế của người dân tại vùng bị châu chấu sa mạc xâm nhập, gây hại.
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) cho biết đàn châu chấu với số lượng ước tính hàng trăm triệu con di chuyển giữa các quốc gia Đông Phi với tốc độ lên đến 13 km/giờ, tàn phá cây trồng và các nguồn thực phẩm khác tại mỗi nơi chúng dừng chân.