- Biển số
- OF-780651
- Ngày cấp bằng
- 15/6/21
- Số km
- 5,580
- Động cơ
- 767,450 Mã lực
Nét xuân sắc một thời của Thẩm Thúy Hằng
Thời đỉnh cao, Thẩm Thúy Hằng được ca tụng là mỹ nhân hàng đầu của làng sân khấu - điện ảnh, nhận cát-xê một kg vàng cho mỗi vai.
Thẩm Thúy Hằng năm 18 tuổi với vai đầu tay Tam Nương trong phim điện ảnh "Người đẹp Bình Dương" (một địa danh cổ của Trung Quốc) - ra mắt năm 1957 của đạo diễn Nguyễn Thành Châu (tức NSND Năm Châu). Tác phẩm vừa công chiếu trên màn ảnh rộng, bà lập tức được săn đón bởi nhan sắc kiều diễm. Báo giới bấy giờ từng ca ngợi nét đẹp hiếm có của Thẩm Thúy Hằng với đôi mắt to tròn, sống mũi thon, môi trái tim, vòng eo thon thả. Tên bộ phim cũng trở thành biệt danh gắn với bà suốcut một đời làm nghề.
Nhân 100 năm kịch nói Việt Nam (1921 - 2021), không ít khán giả trên diễn đàn sân khấu, phim ảnh ôn lại thời vàng son của các nữ kịch sĩ một thời như Thẩm Thúy Hằng, Kim Cương, Thanh Nga, Hoàng Cúc... Tuần trước, Thẩm Thúy Hằng cũng kỷ niệm sinh nhật lần thứ 82 (20/10/1939) của bà.
Sau năm 1975, với vai diễn cuối cùng - Phồn Y trong vở "Lôi vũ" trên sân khấu đoàn Kim Cương, Thẩm Thúy Hằng từ giã nghệ thuật để lui về cuộc sống khép kín với gia đình. Ở tuổi xế chiều, bà tu tại gia, nghiên cứu Thiền học khi sống tại nhà riêng ở khu Thanh Đa (quận Bình Thạnh). Nghệ sĩ Kim Cương - đồng nghiệp thân thiết 60 năm qua - cho biết hiện thỉnh thoảng vẫn liên lạc với Thẩm Thúy Hằng, an lòng khi biết bà vui vầy, mãn nguyện bên con cháu. Bà nói: "Tôi mừng vi đàn em vẫn giữ đam mê với kịch nói, theo dõi đời sống của sân khấu đương đại".
Thẩm Thúy Hằng bên "nữ hoàng sân khấu" Thanh Nga. Ánh mắt giàu biểu cảm giúp Thẩm Thúy Hằng thành công khi lấn sân kịch nói. Thập niên 1960, ban kịch Thẩm Thúy Hằng do bà thành lập, làm trưởng ban kiêm biên kịch, sánh ngang những đoàn hàng đầu Sài Gòn thuở đó như Kim Cương, Mộng Tuyền... Loạt vai của bà trong các vở "Người mẹ già", "Suối tình", "Đôi mắt bằng sứ"... tạo sức hút, củng cố danh tiếng của bà trong lĩnh vực kịch nghệ.
Từ trái qua: Thẩm Thúy Hằng, nhạc sĩ - ông "bầu" Trần Văn Trạch, Thanh Nga. Đôi nghệ sĩ giữ tình đồng nghiệp giao hảo, nhất là vào giai đoạn Thẩm Thúy Hằng thử nghiệm với bộ môn cải lương. Bà diễn cộng tác với đoàn Thanh Minh Thanh Nga, vai vũ nữ Cẩm Lệ trong vở "Bóng chim tăm cá".
Nhan sắc Thẩm Thúy Hằng qua ống kính Đinh Tiến Mậu - tay máy nổi tiếng của Sài Gòn thập niên 1960-1970. Sinh thời, nhiếp ảnh gia từng cho biết thuở bắt đầu vào nghề, ông chụp hình cho các tạp chí danh tiếng, được quen biết với nhiều mỹ nhân, trong đó có Thẩm Thúy Hằng. Khi ông mở tiệm ảnh Viễn Kính trên đường Phan Đình Phùng (nay là đường Nguyễn Đình Chiểu, quận 3), bà là một trong những minh tinh đầu tiên ủng hộ ông. Nhờ danh tiếng của bà, tiệm ảnh trở nên nổi tiếng, thu hút đông đảo giới nghệ sĩ lẫn doanh nhân.
Thẩm Thúy Hằng diện áo dài cổ thuyền, tay may raglan đặc trưng của phụ nữ Sài Gòn xưa. Những năm đầu thập niên 1960, bà là giai nhân được săn đón hàng đầu. Một lần trò chuyện với báo chí, bà cho biết có lúc từng được trả cát-xê một triệu đồng cho một vai (tương đương một kg vàng lúc bấy giờ). Sau "Người đẹp Bình Dương", bà tiếp tục gây tiếng vang với tác phẩm "Ngưu Lang - Chức Nữ". Phân đoạn nàng Chức bay về trời giữa sương khói huyền ảo, tiếng hát thanh thoát ở nhạc cảnh Chức Nữ về trời (Phạm Duy soạn nhạc) ghi dấu vào lòng nhiều khán giả đương thời.
Thẩm Thúy Hằng và đàn chị Kiều Chinh tại Liên hoan phim Châu Á năm 1964. Bà và Kiều Chinh - bên cạnh cố nghệ sĩ Thanh Nga và Kim Cương - một thời được báo giới ví von là "tứ đại mỹ nhân" của Sài Gòn trước năm 1975.
Thẩm Thúy Hằng trong "Sóng tình" - phim hợp tác giữa Việt Nam và Đài Loan, ra mắt năm 1969.
Thẩm Thúy Hằng là một trong số ít mỹ nhân đương thời thử nghiệm phong cách gợi cảm, tạo sức hút trên phim ảnh lẫn các tờ lịch Tết.
Thẩm Thúy Hằng trong phim "Nàng" (1970). Video: Youtube Jeffrey Thai
Bà cũng được nhiều hãng đĩa săn đón, góp mặt trên các tờ nhạc của những tác giả ăn khách đương thời, như nhạc sĩ Trần Thiện Thanh, Hoàng Trọng, Mạnh Phát, Anh Bằng...
Một thời gian dài, Thẩm Thúy Hằng là gương mặt được ưa chuộng hàng đầu trên các tờ báo xuân. Đầu thập niên 1970 đánh dấu giai đoạn đỉnh cao trong nghề của cựu minh tinh. Năm 1972 - 1974, bà liên tục được trao các giải "Diễn viên xuất sắc Á châu" tại Liên hoan phim Đài Bắc (Đài Loan), Ảnh hậu Á châu trong Liên hoan phim Á châu tổ chức tại Hong Kong (Trung Quốc)...
Thẩm Thúy Hằng bên tài tử La Thoại Tân - bạn diễn một thời. Là kép hàng đầu của miền Nam trước năm 1975, La Thoại Tân đóng chung Thẩm Thúy Hằng trong nhiều tác phẩm, như "Nàng" (1970), "Tứ quái Sài Gòn" (1973)..., tạo thành bộ đôi được yêu thích bậc nhất làng phim ảnh, kịch nghệ.
Thẩm Thúy Hằng trong phim "Tứ quái Sài Gòn" (1973). Video: Youtube Mr Vietphim
Thời đỉnh cao, Thẩm Thúy Hằng được ca tụng là mỹ nhân hàng đầu của làng sân khấu - điện ảnh, nhận cát-xê một kg vàng cho mỗi vai.
Thẩm Thúy Hằng năm 18 tuổi với vai đầu tay Tam Nương trong phim điện ảnh "Người đẹp Bình Dương" (một địa danh cổ của Trung Quốc) - ra mắt năm 1957 của đạo diễn Nguyễn Thành Châu (tức NSND Năm Châu). Tác phẩm vừa công chiếu trên màn ảnh rộng, bà lập tức được săn đón bởi nhan sắc kiều diễm. Báo giới bấy giờ từng ca ngợi nét đẹp hiếm có của Thẩm Thúy Hằng với đôi mắt to tròn, sống mũi thon, môi trái tim, vòng eo thon thả. Tên bộ phim cũng trở thành biệt danh gắn với bà suốcut một đời làm nghề.
Nhân 100 năm kịch nói Việt Nam (1921 - 2021), không ít khán giả trên diễn đàn sân khấu, phim ảnh ôn lại thời vàng son của các nữ kịch sĩ một thời như Thẩm Thúy Hằng, Kim Cương, Thanh Nga, Hoàng Cúc... Tuần trước, Thẩm Thúy Hằng cũng kỷ niệm sinh nhật lần thứ 82 (20/10/1939) của bà.
Sau năm 1975, với vai diễn cuối cùng - Phồn Y trong vở "Lôi vũ" trên sân khấu đoàn Kim Cương, Thẩm Thúy Hằng từ giã nghệ thuật để lui về cuộc sống khép kín với gia đình. Ở tuổi xế chiều, bà tu tại gia, nghiên cứu Thiền học khi sống tại nhà riêng ở khu Thanh Đa (quận Bình Thạnh). Nghệ sĩ Kim Cương - đồng nghiệp thân thiết 60 năm qua - cho biết hiện thỉnh thoảng vẫn liên lạc với Thẩm Thúy Hằng, an lòng khi biết bà vui vầy, mãn nguyện bên con cháu. Bà nói: "Tôi mừng vi đàn em vẫn giữ đam mê với kịch nói, theo dõi đời sống của sân khấu đương đại".
Thẩm Thúy Hằng bên "nữ hoàng sân khấu" Thanh Nga. Ánh mắt giàu biểu cảm giúp Thẩm Thúy Hằng thành công khi lấn sân kịch nói. Thập niên 1960, ban kịch Thẩm Thúy Hằng do bà thành lập, làm trưởng ban kiêm biên kịch, sánh ngang những đoàn hàng đầu Sài Gòn thuở đó như Kim Cương, Mộng Tuyền... Loạt vai của bà trong các vở "Người mẹ già", "Suối tình", "Đôi mắt bằng sứ"... tạo sức hút, củng cố danh tiếng của bà trong lĩnh vực kịch nghệ.
Từ trái qua: Thẩm Thúy Hằng, nhạc sĩ - ông "bầu" Trần Văn Trạch, Thanh Nga. Đôi nghệ sĩ giữ tình đồng nghiệp giao hảo, nhất là vào giai đoạn Thẩm Thúy Hằng thử nghiệm với bộ môn cải lương. Bà diễn cộng tác với đoàn Thanh Minh Thanh Nga, vai vũ nữ Cẩm Lệ trong vở "Bóng chim tăm cá".
Nhan sắc Thẩm Thúy Hằng qua ống kính Đinh Tiến Mậu - tay máy nổi tiếng của Sài Gòn thập niên 1960-1970. Sinh thời, nhiếp ảnh gia từng cho biết thuở bắt đầu vào nghề, ông chụp hình cho các tạp chí danh tiếng, được quen biết với nhiều mỹ nhân, trong đó có Thẩm Thúy Hằng. Khi ông mở tiệm ảnh Viễn Kính trên đường Phan Đình Phùng (nay là đường Nguyễn Đình Chiểu, quận 3), bà là một trong những minh tinh đầu tiên ủng hộ ông. Nhờ danh tiếng của bà, tiệm ảnh trở nên nổi tiếng, thu hút đông đảo giới nghệ sĩ lẫn doanh nhân.
Thẩm Thúy Hằng diện áo dài cổ thuyền, tay may raglan đặc trưng của phụ nữ Sài Gòn xưa. Những năm đầu thập niên 1960, bà là giai nhân được săn đón hàng đầu. Một lần trò chuyện với báo chí, bà cho biết có lúc từng được trả cát-xê một triệu đồng cho một vai (tương đương một kg vàng lúc bấy giờ). Sau "Người đẹp Bình Dương", bà tiếp tục gây tiếng vang với tác phẩm "Ngưu Lang - Chức Nữ". Phân đoạn nàng Chức bay về trời giữa sương khói huyền ảo, tiếng hát thanh thoát ở nhạc cảnh Chức Nữ về trời (Phạm Duy soạn nhạc) ghi dấu vào lòng nhiều khán giả đương thời.
Thẩm Thúy Hằng và đàn chị Kiều Chinh tại Liên hoan phim Châu Á năm 1964. Bà và Kiều Chinh - bên cạnh cố nghệ sĩ Thanh Nga và Kim Cương - một thời được báo giới ví von là "tứ đại mỹ nhân" của Sài Gòn trước năm 1975.
Thẩm Thúy Hằng trong "Sóng tình" - phim hợp tác giữa Việt Nam và Đài Loan, ra mắt năm 1969.
Thẩm Thúy Hằng là một trong số ít mỹ nhân đương thời thử nghiệm phong cách gợi cảm, tạo sức hút trên phim ảnh lẫn các tờ lịch Tết.
Thẩm Thúy Hằng trong phim "Nàng" (1970). Video: Youtube Jeffrey Thai
Bà cũng được nhiều hãng đĩa săn đón, góp mặt trên các tờ nhạc của những tác giả ăn khách đương thời, như nhạc sĩ Trần Thiện Thanh, Hoàng Trọng, Mạnh Phát, Anh Bằng...
Một thời gian dài, Thẩm Thúy Hằng là gương mặt được ưa chuộng hàng đầu trên các tờ báo xuân. Đầu thập niên 1970 đánh dấu giai đoạn đỉnh cao trong nghề của cựu minh tinh. Năm 1972 - 1974, bà liên tục được trao các giải "Diễn viên xuất sắc Á châu" tại Liên hoan phim Đài Bắc (Đài Loan), Ảnh hậu Á châu trong Liên hoan phim Á châu tổ chức tại Hong Kong (Trung Quốc)...
Thẩm Thúy Hằng bên tài tử La Thoại Tân - bạn diễn một thời. Là kép hàng đầu của miền Nam trước năm 1975, La Thoại Tân đóng chung Thẩm Thúy Hằng trong nhiều tác phẩm, như "Nàng" (1970), "Tứ quái Sài Gòn" (1973)..., tạo thành bộ đôi được yêu thích bậc nhất làng phim ảnh, kịch nghệ.
Thẩm Thúy Hằng trong phim "Tứ quái Sài Gòn" (1973). Video: Youtube Mr Vietphim