- Biển số
- OF-96407
- Ngày cấp bằng
- 22/5/11
- Số km
- 6,554
- Động cơ
- 445,839 Mã lực
Sáng thứ 7 vừa rồi, em thăm chùa Ba Vàng đất Quảng.
Phải nói là em thán phục công sức, tiền của bỏ ra xây dựng, chỉ trong vòng ba bốn năm, một ngôi chùa hùng vĩ được dựng nên trên núi.
Chi phí xây dựng chắc vài trăm đến ngàn tỷ.
Có một vài suy nghĩ không vui xin chia sẻ cùng các cụ:
1 - Chuyện cái ghế trống:
Tại chính điện, bên trái, có một bàn dài để ghi phiếu công đức. Có hai cô sư trẻ ghi phiếu ngồi 2 ghế một đầu, đầu kia có hai ghế trống. Vài người xúm đến. Thấy các cô bận, một người hỏi, tôi tự ghi có được không, một cô trả lời được. Người kia nhặt một phiếu trắng trong tập phiếu để sẵn trên bàn để tự ghi. Chùa này có cái hay là mọi người công đức không đưa tiền trực tiếp mà tự bỏ tiền vào hòm công đức, nếu muốn ghi phiếu công đức (ví dụ có người ở nhà không đi được nhờ mình công đức hộ, thì lấy phiếu về cho họ, hoặc mình muốn lấy phiếu về đặt lên bàn thờ, một cách báo cáo tổ tiên) thì ra bàn này bảo các cô sư ghi, khai thế nào ghi thế ấy, ai dám lừa dối Phật.
Lại nói người kia đứng ghi không thuận tiện, liền ngồi xuống cái ghế trống để ghi, chắc cho chữ đẹp hơn. Ngay lập tức một cô sư lên tiếng: mời bác đứng lên, đây không phải chỗ bác ngồi. Em nhìn cô, cô còn rất trẻ, nhìn người kia, thì ra một bác già. Bác ấy đứng lên và không ghi nữa, lặng lẽ bỏ đi, ra hòm công đức bỏ tiền.
Em tưởng như vào công sở nhà nước xin một ân huệ nào đấy. Ngày xưa thôi. Chứ giờ đây cũng ít cảnh như thế, các nhân viên nhà nước cũng lịch sự hơn, thấy người già là mời ngồi tử tế.
Cô sư trẻ chắc không có tấm lòng của người tu hành.
2 - Chuyện thứ hai: người đi lễ sao mà đông thế?
Một ngôi chùa mới được biết đến rộng rãi 5 năm nay, mà bãi đỗ xe rộng thênh thang chật kín, hàng trăm xe, chủ yếu là xe to 4-50 ghế, người cứ nườm nượp chen vai thích cánh. Đâu phải chỉ chùa này, cả nước có hàng ngàn chùa đền phủ lớn, người dân đi hội trong làng, rồi đi lễ đi hội trong vùng, trong nước, đầu năm đi vay, đi xin, cuối năm đi trả, đi lễ tạ...
Thì ra dân mình tin thần thánh quá, tin cũng tốt, nhưng niềm tin có đúng hướng không (thần thánh liệu có giúp người ta giàu có, mạnh khỏe, đỗ đạt... được không? Hay chỉ tự thân vận động mới có kết quả? )
Vậy mà bỏ ra bao nhiêu thời gian cho lễ hội, bao nhiêu tiền của cho tín ngưỡng.
Tháng Giêng sắp qua. Nhiều lễ hội còn kéo sang tháng hai, có lễ hội trải dài vài tháng.
Em cũng tin vào Phật, vào thánh, cũng đi lễ theo phong tục, theo gia đình, tham gia cùng trào lưu đi lễ của cả dân tộc.
Nhưng em bắt đầu nghĩ, phong tục này có lẽ nên dần dần giảm đi,
Đất nước muốn phát triển, niềm tin vào từ bi hỷ xả, vào chân thiện mỹ của Đức Phật là cần thiết, nhưng cách làm như hiện nay sợ rằng không phù hợp?
Phải nói là em thán phục công sức, tiền của bỏ ra xây dựng, chỉ trong vòng ba bốn năm, một ngôi chùa hùng vĩ được dựng nên trên núi.
Chi phí xây dựng chắc vài trăm đến ngàn tỷ.
Có một vài suy nghĩ không vui xin chia sẻ cùng các cụ:
1 - Chuyện cái ghế trống:
Tại chính điện, bên trái, có một bàn dài để ghi phiếu công đức. Có hai cô sư trẻ ghi phiếu ngồi 2 ghế một đầu, đầu kia có hai ghế trống. Vài người xúm đến. Thấy các cô bận, một người hỏi, tôi tự ghi có được không, một cô trả lời được. Người kia nhặt một phiếu trắng trong tập phiếu để sẵn trên bàn để tự ghi. Chùa này có cái hay là mọi người công đức không đưa tiền trực tiếp mà tự bỏ tiền vào hòm công đức, nếu muốn ghi phiếu công đức (ví dụ có người ở nhà không đi được nhờ mình công đức hộ, thì lấy phiếu về cho họ, hoặc mình muốn lấy phiếu về đặt lên bàn thờ, một cách báo cáo tổ tiên) thì ra bàn này bảo các cô sư ghi, khai thế nào ghi thế ấy, ai dám lừa dối Phật.
Lại nói người kia đứng ghi không thuận tiện, liền ngồi xuống cái ghế trống để ghi, chắc cho chữ đẹp hơn. Ngay lập tức một cô sư lên tiếng: mời bác đứng lên, đây không phải chỗ bác ngồi. Em nhìn cô, cô còn rất trẻ, nhìn người kia, thì ra một bác già. Bác ấy đứng lên và không ghi nữa, lặng lẽ bỏ đi, ra hòm công đức bỏ tiền.
Em tưởng như vào công sở nhà nước xin một ân huệ nào đấy. Ngày xưa thôi. Chứ giờ đây cũng ít cảnh như thế, các nhân viên nhà nước cũng lịch sự hơn, thấy người già là mời ngồi tử tế.
Cô sư trẻ chắc không có tấm lòng của người tu hành.
2 - Chuyện thứ hai: người đi lễ sao mà đông thế?
Một ngôi chùa mới được biết đến rộng rãi 5 năm nay, mà bãi đỗ xe rộng thênh thang chật kín, hàng trăm xe, chủ yếu là xe to 4-50 ghế, người cứ nườm nượp chen vai thích cánh. Đâu phải chỉ chùa này, cả nước có hàng ngàn chùa đền phủ lớn, người dân đi hội trong làng, rồi đi lễ đi hội trong vùng, trong nước, đầu năm đi vay, đi xin, cuối năm đi trả, đi lễ tạ...
Thì ra dân mình tin thần thánh quá, tin cũng tốt, nhưng niềm tin có đúng hướng không (thần thánh liệu có giúp người ta giàu có, mạnh khỏe, đỗ đạt... được không? Hay chỉ tự thân vận động mới có kết quả? )
Vậy mà bỏ ra bao nhiêu thời gian cho lễ hội, bao nhiêu tiền của cho tín ngưỡng.
Tháng Giêng sắp qua. Nhiều lễ hội còn kéo sang tháng hai, có lễ hội trải dài vài tháng.
Em cũng tin vào Phật, vào thánh, cũng đi lễ theo phong tục, theo gia đình, tham gia cùng trào lưu đi lễ của cả dân tộc.
Nhưng em bắt đầu nghĩ, phong tục này có lẽ nên dần dần giảm đi,
Đất nước muốn phát triển, niềm tin vào từ bi hỷ xả, vào chân thiện mỹ của Đức Phật là cần thiết, nhưng cách làm như hiện nay sợ rằng không phù hợp?