Hi các Cụ và các Mợ!
Tết sắp đến rồi mà sao em chẳng cảm thấy chút bồi hồi nào như trước đây nữa. Em nhớ những hương vị Tết cổ truyền dân tộc như bánh chưng, lá mùi, pháo tết… nhưng dường như tất cả dần biến mất.
Đặc biệt là hương mùi già. Nhớ thời còn nhỏ, nhà nhà ai cũng mua lá mùi già về tắm chiều 30 Tết để xua tan đi những phiền muộn năm cũ, đón may mắn mới tràn về. Ấy vậy mà nay cuộc sống cứ xô bồ, mọi giá trị truyền thống cứ phai dần đi.
Tình cờ em lượm được bài viết này trên mạng thấy đúng tâm trạng mình quá, nên share để những người giống em cùng chia sẻ…
“…Một gánh mùi già đi qua trên chiếc xe đạp cũ kỹ, kẽo kẹt. Những bông hoa li ti, trắng muốt, chùm quả nhỏ xíu rung rinh theo từng nhịp quay đều. Chẳng rõ từ lúc nào, những bó hoa mùi già trở thành hình ảnh của Tết. Có hoa đào hồng, có quất chín vàng, có violet tím mà chưa có hương mùi già, xuân hình như còn thiếu và Tết dường như vẫn chưa về.
Hương thơm ngai ngái, dìu dịu và trầm ấm của mùi lan tỏa khắp con phố, xoa dịu bớt cái lạnh của mùa đông. Bó mùi già buộc sau đuôi xe tỏa hương thơm ngát dọc con đường về nhà.
Mùi già cho hương thơm rất sâu và đọng lại rất lâu. Hương thơm của mùi ấm áp, phảng phất hương đến vài ba ngày Tết mới bay hết mùi. Tắm trong nước lá mùi ngày cuối năm để gột bỏ hết những lo toan, ưu phiền, mệt mỏi của một năm cũ, đón chào một năm mới nhiều niềm vui và hy vọng.
Thời gian qua cuộc sống đã có nhiều thay đổi, cách đón Tết cũng giản đơn đi nhiều, nhưng phong tục tắm tất niên bằng nước lá mùi vẫn được giữ gìn. Một năm chỉ có một lần vào những ngày cuối năm, người Hà Nội lại được đắm mình trong hương thơm rất riêng của lá mùi già. Một năm cũ đi qua, một năm mới đang đến thật gần, cho những điều tuyệt vời hơn sẽ đến. Hương mùi già chiều cuối năm như tấm lòng mẹ ấm áp chở che, như mùa xuân đang về bên hiên nhà.
Trong rất nhiều phong tục của người Việt, tắm nước cây mùi già ngày tất niên mỗi dịp Tết Nguyên đán về là một trong những nét đẹp văn hóa vẫn được nhiều gia đình duy trì cho đến tận ngày nay. Thế hệ cao niên trong gia đình luôn nhắc con, cháu mua lá mùi già về, nấu nước tắm vào ngày tất niên.
Theo quan niệm của nhiều người, tắm nước lá mùi nhằm ý nghĩa xua tan đi những chuyện không hay, những bụi trần trong suốt một năm để chuẩn bị đón một năm mới đầy ý nghĩa. Hương cây mùi tạo cảm giác tinh khiết, nhẹ nhàng trước giờ khắc giao thời.
Trong khi đó, có nhiều người mua lá mùi về đun ngày tất niên để xông nhà, cầu mong tài lộc cho năm mới vì mùi rất thơm. Mỗi người mua lá mùi về dùng với một ý nghĩa khác nhau nhưng họ đều mong muốn đây là tục lệ giúp rửa sạch những điều xấu của năm cũ, và hướng tới một năm mới hạnh phúc, may mắn.
Hương mùi thơm ngát, mọi cái vận hạn đen đủi của năm cũ dường như được gột bỏ và giữ lại một cảm giác thanh sạch, khoan khoái. Thứ mùi vị đặc trưng của đất mẹ quê hương sẽ mãi lưu luyến, vương vấn trong cả năm để nhắc nhở mọi người về cội nguồn, về gốc rễ...”
***
Ôi nhớ cái hương mùi thơm ngan ngát mà ấm cúng ấy quá, Tết năm nay lại phải đón Tết xa quê, lòng buồn nặng trĩu. Có ai đang giống mình không? Đang nhớ hương mùi thoang thoảng ấy, mà nhớ về ngày Tết quê hương không?
Tết sắp đến rồi mà sao em chẳng cảm thấy chút bồi hồi nào như trước đây nữa. Em nhớ những hương vị Tết cổ truyền dân tộc như bánh chưng, lá mùi, pháo tết… nhưng dường như tất cả dần biến mất.
Đặc biệt là hương mùi già. Nhớ thời còn nhỏ, nhà nhà ai cũng mua lá mùi già về tắm chiều 30 Tết để xua tan đi những phiền muộn năm cũ, đón may mắn mới tràn về. Ấy vậy mà nay cuộc sống cứ xô bồ, mọi giá trị truyền thống cứ phai dần đi.
Tình cờ em lượm được bài viết này trên mạng thấy đúng tâm trạng mình quá, nên share để những người giống em cùng chia sẻ…
“…Một gánh mùi già đi qua trên chiếc xe đạp cũ kỹ, kẽo kẹt. Những bông hoa li ti, trắng muốt, chùm quả nhỏ xíu rung rinh theo từng nhịp quay đều. Chẳng rõ từ lúc nào, những bó hoa mùi già trở thành hình ảnh của Tết. Có hoa đào hồng, có quất chín vàng, có violet tím mà chưa có hương mùi già, xuân hình như còn thiếu và Tết dường như vẫn chưa về.
Hương thơm ngai ngái, dìu dịu và trầm ấm của mùi lan tỏa khắp con phố, xoa dịu bớt cái lạnh của mùa đông. Bó mùi già buộc sau đuôi xe tỏa hương thơm ngát dọc con đường về nhà.
Mùi già cho hương thơm rất sâu và đọng lại rất lâu. Hương thơm của mùi ấm áp, phảng phất hương đến vài ba ngày Tết mới bay hết mùi. Tắm trong nước lá mùi ngày cuối năm để gột bỏ hết những lo toan, ưu phiền, mệt mỏi của một năm cũ, đón chào một năm mới nhiều niềm vui và hy vọng.
Thời gian qua cuộc sống đã có nhiều thay đổi, cách đón Tết cũng giản đơn đi nhiều, nhưng phong tục tắm tất niên bằng nước lá mùi vẫn được giữ gìn. Một năm chỉ có một lần vào những ngày cuối năm, người Hà Nội lại được đắm mình trong hương thơm rất riêng của lá mùi già. Một năm cũ đi qua, một năm mới đang đến thật gần, cho những điều tuyệt vời hơn sẽ đến. Hương mùi già chiều cuối năm như tấm lòng mẹ ấm áp chở che, như mùa xuân đang về bên hiên nhà.
Trong rất nhiều phong tục của người Việt, tắm nước cây mùi già ngày tất niên mỗi dịp Tết Nguyên đán về là một trong những nét đẹp văn hóa vẫn được nhiều gia đình duy trì cho đến tận ngày nay. Thế hệ cao niên trong gia đình luôn nhắc con, cháu mua lá mùi già về, nấu nước tắm vào ngày tất niên.
Theo quan niệm của nhiều người, tắm nước lá mùi nhằm ý nghĩa xua tan đi những chuyện không hay, những bụi trần trong suốt một năm để chuẩn bị đón một năm mới đầy ý nghĩa. Hương cây mùi tạo cảm giác tinh khiết, nhẹ nhàng trước giờ khắc giao thời.
Trong khi đó, có nhiều người mua lá mùi về đun ngày tất niên để xông nhà, cầu mong tài lộc cho năm mới vì mùi rất thơm. Mỗi người mua lá mùi về dùng với một ý nghĩa khác nhau nhưng họ đều mong muốn đây là tục lệ giúp rửa sạch những điều xấu của năm cũ, và hướng tới một năm mới hạnh phúc, may mắn.
Hương mùi thơm ngát, mọi cái vận hạn đen đủi của năm cũ dường như được gột bỏ và giữ lại một cảm giác thanh sạch, khoan khoái. Thứ mùi vị đặc trưng của đất mẹ quê hương sẽ mãi lưu luyến, vương vấn trong cả năm để nhắc nhở mọi người về cội nguồn, về gốc rễ...”
***
Ôi nhớ cái hương mùi thơm ngan ngát mà ấm cúng ấy quá, Tết năm nay lại phải đón Tết xa quê, lòng buồn nặng trĩu. Có ai đang giống mình không? Đang nhớ hương mùi thoang thoảng ấy, mà nhớ về ngày Tết quê hương không?