TẾT NGUYÊN ĐÁN THỜI XƯA DƯỚI DƯỚI MẮT NGƯỜI TÂY

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,196
Động cơ
698,614 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Tết Nguyên đán là những ngày vui- vẻ nhất trong năm của người Việt Nam. Từ thế kỷ 16, đã có nhiều người Tây đến Vn, họ là các Giáo sĩ, các nhà buôn. Trong các ghi- chép của họ, từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 19, dưới mắt quan- sát của người Tây.
Họ đã ghi lại nhiều phong -tục mà ngày nay không còn. Là ngoại quốc với một nền văn- hóa khác hẳn, họ có những suy-diễn có thể sai- lầm song vẫn là những tài -liệu quý giúp ta rõ phần nào xưa kia cha ông ta ăn Tết ra sao.

Đầu năm mời các cụ tìm hiểu.

1. Giáo sĩ Alexandre de Rhodes (1593-1660) – Người Pháp, Dòng Tên, người có công tạo nên chữ Quốc Ngữ ngày nay, trong cuốn Histoire du Royaume de Tunquin (Lịch sử Vương quốc Ðàng Ngoài):

“Có một tục -lệ lâu đời nhưng nực- cười mà khắp Ðàng Ngoài còn giữ là những người già, cả nam lẫn nữ, cứ đến cuối năm thì sợ -hãi trốn vào các đền chùa để tránh con quỷ mà họ gọi là Votuan ( không dịch được là gì?) . Họ cho rằng Votuan có nhiệm vụ sát -hại và bóp -cổ tất cả những người già thuộc cả hai phái. Thế là trong ba hay bốn ngày cuối năm, những kẻ khốn- khổ đó đến trú- ẩn trong các đền chùa, ngày đêm không dám thò mặt ra cho mãi tới mồng một Tết mới về nhà, vì họ tin rằng uy quyền của con quỷ đó, kẻ thù của những người già, đến hôm ấy chấm- dứt (…). Những người khác có phận -sự trong nhà như các gia- trưởng thì vào ngày cuối năm có thói quen dựng gần cửa một cây cột cao vượt mái nhà, trên ngọn treo cái giỏ hay cái hộp đục thủng nhiều lỗ, đựng đầy những đồng tiền vàng bạc nhỏ làm bằng bằng giấy bồi cứng. Họ rồ -dại đinh -ninh rằng vào cuối năm tổ tiên họ có thể bị túng thiếu, cần đến vàng bạc để trả -nợ. Sự kiện này dẫn đến một tục lệ khác là bất cứ già trẻ sang hèn, không ai khất nợ quá một năm, trừ trường hợp không thể trả nổi. Hành động của họ rất đáng ngợi khen nếu họ làm không phải vì tin nhảm, như họ thường làm, tức là sợ chủ nợ không đòi được tiền, tức giận, nói năng động chạm tới tổ tiên họ khiến tổ tiên oán hờn con cháu.
Ðiều mà họ rất sợ là nếu có ai bị tố cáo và tòa kết tội đã xúc -phạm tới danh- dự người khác, đụng chạm tới tổ tiên người ta thì người đó sẽ bị quan tòa trừng- phạt cũng nghiêm- khắc như phạm một trọng -tội. Họ còn lo trả nợ trước cuối năm vì một tin nhảm khác, sợ chủ nợ đến đòi vào ngày mồng một Tết, bắt đồ đạc trừ, họ cho thế là xúi quẩy và là một điềm gở”.
 
Chỉnh sửa cuối:

Nokfev

Xe ba gác
Biển số
OF-188258
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
21,862
Động cơ
523,476 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Trương Định phố , Hoàng Mai quận , Hà Nội tỉnh ...
Website
www.nhattao.com
Chúc mừng năm mới các Cụ, Mợ OF.
Chúc mừng năm mới Cụ Đốc.
Chúc các Cụ, Mợ năm mới AN KHANG - THỊNH VƯỢNG !
<:-P<:-P<:-P
 
Chỉnh sửa cuối:

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,196
Động cơ
698,614 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
2. Samuel Baron là người Hà Lan lai Việt.

Cha làm đại- diện cho công ty Ấn Độ-Hà Lan ở Kẻ Chợ (Thăng Long) vào năm 1663.

S. Baron sinh ở Kẻ Chợ, sống nhiều năm ở miền Bắc, lớn lên cũng làm cho công ty này, lấy quốc tịch Anh, rồi bỏ đi buôn quanh vùng Ðông Nam Á. Những năm 1678/80/82 đều có trở lại Thăng Long. Năm 1685-6, S. Baron viết cuốn A Description of the King dom of Tonqueen (Mô tả Vương quốc Ðàng Ngoài) cũng nhắc đến một vài tục ăn Tết thời Hậu Lê:

“Cái lễ vui nhất là Tết, thường rơi vào khoảng 25 tháng giêng Tây lịch và kéo dài một tuần. Vào dịp ấy, ngoài múa hát và những thú tiêu khiển (chọi gà, đi cà kheo…) họ còn bầy nhiều trò- chơi như đá cầu hay đánh đu, cột đu làm bằng tre dựng ở mọi góc phố, đàn ông khoe sức mạnh và tài khéo léo trong khi những gánh hát rong trình diễn các trò ảo thuật, múa rối. Họ không bao giờ chểnh-mảng trong việc chuẩn- bị lễ Tết, cỗ bàn khá tươm- tất. Tùy hoàn- cảnh, mỗi người đều tìm cách trội át láng giềng trong ba, bốn ngày Tết. Ðây là thời gian người ta mặc sức ăn ngon, phóng- túng, ai mà không cố tiếp đãi họ hàng, bạn bè chu- tất thì mang tiếng là bủn xỉn, bần tiện, nên dẫu họ biết rằng tiêu hoang vào dịp này thì rồi sẽ khánh kiệt, cả năm đến phải sống bằng cách đi ăn xin cũng không quản ngại.


Mồng một Tết không ai ra ngoài đường (trừ những tùy thuộc của các lãnh chúa) người nào cũng ở trong nhà và chỉ tiếp cận họ hàng gần và gia nhân. Ðối với tất cả những người khác thì dù một ngụm nước, một thanh củi họ cũng không cho và còn khó chịu thấy ai dám ngỏ lời xin vì họ mê tín, sợ rông : mồng một mà cho ai cái gì thì cả năm cứ phải tiếp tục cho đến nỗi cuối cùng phải đi ăn mày. Tục lệ không đi ra đường cũng chung một lý do : sợ nhỡ ra đường mà gập điềm xấu thì cả năm sẽ khổ. Người Bắc còn tin nhiều điều như gập may hay không may tùy vào một vài sự kiện vớ vẩn.


Mồng hai, họ đi chúc Tết nhau và đến chào người trên để làm tròn bổn phận : lính tráng, gia nhân cũng đi mừng tuổi quan thầy hay chủ nhà. Tuy nhiên, các quan thì lại đi chầu vua chúa vào ngày mồng một, theo đúng nghi lễ.


Có người tính Tết bắt đầu từ 25 tháng chạp là tính bậy. Họ lầm vì thấy hôm ấy cái ấn/triện được xếp vào hộp, mặt ngửa lên, tỏ ý không dùng đến, nghỉ việc trong một tháng (khóa ấn, phong ấn). Trong thời gian ấy các vụ kiện tụng đều đình hoãn, không một tờ biên bản nào được đóng triện, những con nợ không bị tịch biên gia sản, những đám trộm cắp vặt, đánh nhau đều không sợ bị phạt. Các quan Tổng đốc, Tuần phủ, Tri huyện chỉ đếm xỉa đến những tội phản loạn, sát nhân, bắt giam phạm nhân lại chờ ngày khai ấn mới đem ra xử. Thực ra Tết bắt đầu vào ngày mồng một tháng giêng âm lịch, tức là khoảng 25 tháng giêng dương lịch và theo Trung quốc thì kéo dài tới một tháng” ( Cuối năm có lễ Phong ấn hay Khóa ấn : hộp đựng ấn úp mặt xuống, các quan nghỉ làm việc cho đến ngày Khai ấn, làm việc trở lại vào đầu năm mới)
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,196
Động cơ
698,614 Mã lực
Nơi ở
Sơn La

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,196
Động cơ
698,614 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
3.
Joseph Tissanier, người Pháp, sống ở Thăng Long từ 1658-1663 đã dự năm cái Tết ở đây, tả rõ rằng, vào dịp này người Việt sửa-soạn mọi cái cho long- trọng, từ nhà cửa đến đề ăn, áo mặc. Túng- cực đến đâu cũng phải kiếm cho đủ tiền bạc tiêu dùng ba ngày Tết. Có những kẻ nghèo khổ, phải đi ăn cắp vặt hoặc dùng võ lực cướp của người khác, hầu được sống dung -dung trong những ngày đầu Xuân . Vì vậy trong những đêm gần Tết, nhiều nhà phải thức đêm canh trộm.

" Cuối năm, các chợ Tết hết sức nhộn nhịp, vì mọi người giàu sang, nghèo hèn đều đi mua sắm. Quan cũng như dân đều lo may quần áo mới, dọn dẹp nhà cửa cho khang trang, sửa sang võng cáng, tàn lọng, đắp lại mồ mả, cột nhà tường vách treo đầy câu đối, tranh vẽ, vua chúa cũng cho quét dọn lăng tẩm…"

4. Bento Thiện ( 1 giáo sĩ người Việt lai Ý) viết năm 1659: ( ông viết hẳn bằng chữ Quốc Ngữ luôn)

“đến gần ngài bết bua (vua) chúa ban lịch cho thiên hạ xem ngài” ( ngày) , trong đó những ngày nghỉ Tết được ấn định rõ ràng. Thường bắt đầu nghỉ từ ngày 25, 26 tháng chạp, và có thể kéo dài tới ngày 10 hay 15 tháng giêng. Những ngày đó, nếu có chiến tranh, cũng tạm ngưng để ăn Tết. Từ ngày 25 tháng chạp, ấn dấu của vua chúa, quan quyền đều được lau chùi sạch sẽ, cất vào hộp, không dùng tới; khí giới quân đội cũng lau lọt sáng nhoáng để một nơi "...

Nguyên bản chữ Quốc Ngữ hồi ấy, hiện lưu tại văn khố Vatican

“Thóy (thói) nước Annam, đầu Năm mùỏ (mùng) một tháng giang (giêng) gọi là ngài (ngày) tết. Thien hạ đi lại bua (lạy vua), đoạn lại chúa mớy lại oủ bà oủ bải cha mẹ củ kẻ cả bề tiên, quan quièn thì lại bua chúa, thứ dân thì lại bụt tlưác, ăn tết ba ngài mà một ngài tlưác mà xem ngài mùỏ hay mùỏ ba, ngài nào tốt, thì bua chúa đi đền giao, gọi là nhà thờ blờy hiẹu thien thưạng đế hoàng địa kì. Bua chúa thì lạy mà xin cho thien hạ được mùa củ dân an, đến mùỏ bải mùỏ tám mớy hết củ làm cỗ cho thien hạ ăn mươỳ ngài, lại xem ngài nào tốt, mơý mở ấn ra cho thien hạ đi chầu củ làm vịec quan, củ hỏi kịen mọy vịec, lại làm như tlưác mớy khai cuác, thien hạ bào chầu bua,từ ấy mớy có phien đi chầu, nộy đài ngoặy hién phủ huịen quan đảng (đăng?) nha môn, mớy có kịen cáo”

Tạm dịch:

“Thói nước Annam, đầu năm mùng một tháng giêng gọi là ngày Tết. Thiên hạ đi lạy vua, đoạn lạy chúa, mới lạy ông bà ông vãi, cha mẹ cùng kẻ cả bề trên. Quan quyền thì lạy vua chúa, thứ dân thì lạy Bụt trước. Ăn tết ba ngày, mà một ngày trước mà xem ngày mùng hai, mùng ba, ngày nào tốt, thì vua chúa đi đền giao, gọi là nhà thờ. Trời, hiệu Thiên Thượng Đế Hoàng địa kì. Vua chúa đi lạy mà xin cho thiên hạ được mùa cùng dân an. Đến mùng bảy mùng tám mới hết, cùng làm cỗ cho thiên hạ ăn mừơi ngày. Lại xem ngày nào tốt, mới mở ấy ra cho thiên hạ đi chầu cùng làm việc quan, cùng hỏi kiện mọi việc; lại làm như trước mới khai quốc, thiên hạ vào chầu vua. Từ ấy mới có phiên đi chầu. Nội đài, ngoại hiến, phủ huyện, quan đăng nha môn, mới có kiện cáo”.


Mấy ngày cuối năm, một số người già cả không dám ở nhà mình, nhưng phải đi trú trong đền chùa, được coi là chốn nương thân an toàn nhất. Vì họ tin rằng, dịp này có một thứ “quỷ” tên là Thưang (Thương) hay Voutuan??? chuyên đi bóp cổ sát -hại những người già nua, nam cũng như nữ. Do đó nhiều người giả phải lẩn tránh trong đền, chùa cả ngày đêm không dám bước ra ngoài. Mãi đến lúc giao thừa họ mới dám về nhà, vì nghĩ “quỷ” ác ấy đã đi khỏi. Bởi đấy dân chúng gọi ba ngày cuối năm là ba ngày chết. Cuối năm nhiều người còn dùng vôi vẽ trước cổng ngõ, những hình vuông, tròn, hay tam giác, nhất là hình con mèo, trong số các hình, thì hình tam giác và con mèo làm cho ma quỷ sợ nhất.


Tối ba mươi Tết mọi nhà đều dựng cây Nêu trước cửa. Đó là một “cột” thường làm bằng tre, cao hơn nóc nhà một chút (nên biết, ở thủ đô Thăng Long thế kỷ XVII, chỉ có nhà trệt, kể cả đền đài vua chúa). Gần ngọn cây Nêu người ta cột một cái giỏ hay chiếc hộp thông nhiều lỗ, bên trong đựng vàng mã.
( Vì theo Alexandre de Rhodes, dân chúng tin rằng, dẫu ông bà cha mẹ đã chết, nhưng các ngài cũng cần tiêu xài, và nhất là để trả những món nợ chưa xong khi còn sống. Theo phong tục Việt Nam thời đó, cứ cuối năm mãn chạp, liệu sao tính sổ sách cho xong: ai còn nợ, cố gắng trả cho sạch; nếu có tiền cho vay cũng phải đòi lại hết. Không ai muốn để giây dưa sang năm mới. Mọi thứ nợ cũ phải thanh toán hoàn toàn, trừ trường hợp bất khả kháng. Bởi lẽ, còn nợ sợ rằng, nếu đến ngày ba mươi Tết mà chưa trả, lỡ ra chính ngày mồng Một chủ nợ đến nhà đòi, thì thật là xui xeo suốt cả năm)
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,196
Động cơ
698,614 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
4. Vẫn theo Bento Thiện:

" Đến nửa đêm giao thừa, trong Vương phủ (phủ chúa Trịnh) ba súng đại bác nổ vang báo hiệu bước sang năm mới"

5. Marini, nhà buôn người Ý, sống ở Đàng Ngoài từ 1647-1658

" chính lúc giao thừa mọi người đều hội -họp trong nhà và bó- buộc phải mở cửa hầu đón- tiếp tổ tiên về ăn Tết với con cháu. Giường chiếu cũng đã dọn sạch sẽ, để tổ tiên nghỉ ngơi sau nhiều ngày đàng mệt nhọc mới về tới nhà con cháu. Ngoài ra cũng đặt ngoài hiên nhà một chậu nước sạch, một đôi giép hay guốc, và có khi hai cây mía nữa. Làm thế để hồn tổ tiên trước khi vào nhà cũng rửa chân, đi guốc cho sạch, trước khi lên giường; còn hai cây mía được coi như hai chiếc gậy giúp tổ tiên chống bước vào nhà.

Mọi người sau giờ giao thừa, đều tưởng tượng là tổ tiên đã vào nhà cách vô hình. Lúc đó gia trưởng nói mấy lời chúc mừng tổ tiên. Trên bàn thờ tổ, khói hương nghi -ngút. Gia trưởng cùng mọi người trong nhà làm lễ cùng vái, tạ ơn tổ tiên, mời tổ tiên cùng chung vui với họ, và xin phù- hộ cho con cháu năm mới được bằng- an, khỏe- mạnh, làm- ăn phát- đạt. Liền đó trong gia đình mừng tuổi nhau: con cái lạy cha mẹ, tôi tớ lạy chủ nhà, rồi cha mẹ ban quà mừng- tuổi cho con cháu, tôi tớ.

Trong ba ngày tết, nhất là ngày mùng Một, người ta đi chúc tuổi nhau; vào nhà nào cũng được mời ăn, nếu từ chối là bất lịch sự. Ngày mồng Một Tết, khi vừa ra đường mà trước tiên lại gặp phải người đàn bà, thì họ liền về nhà, chờ hai, ba giờ sau mới dám ra đường; trái lại họ sẽ gặp xui. Nhưng nếu bước chân ra đường, trước tiên lại gặp được một người đàn ông, thì thật hên."



Đi Tết ai, thường cũng tết thêm mấy bánh pháo to nhỏ tuỳ theo cấp- bậc, địa- vị; vừa xướng Tết xong, người ta liền đốt pháo cho ran nhà, cho tà ma bỏ chạy, để hạnh -phúc tràn tới. Người dưới phải đem đồ, hoặc cho người đại diện đi tết người trên. Con cháu phải tết ông bà, cha mẹ, chú bác; trò phải tết thầy… Các quan cấp dưới cũng phải gửi đồ tết quan trên. Vì vậy nhà các đại quan tràn ngập đồ tết. Thường thường các vị đó lại đem tặng bạn bè, hoặc cho quân lính, kẻ hầu hạ, để mọi người được hưởng lộc. Tất cả các quan lại không buộc dâng đồ Tết vua chúa.

Đồ tết của người dưới đối với người trên hầu hết là thực phẩm: gạo, heo, gà, vịt, cau, đường, trái cây, bánh, mứt… Nếu là quân lính, sẽ họp nhau cùng tết viên quan chỉ huy trực tiếp. Họ mang đồ Tết đến nhà quan bằng một nghi thức trang trọng: đi đầu là cai đội (chỉ huy từ 2 đến 6 thuyền, mỗi thuyền từ 30 đến 60 lính) rồi đến lính bưng một quả (hộp) gạo), và khênh con heo mới giết đặt trên bàn, để trước mặt quan. Viên quan ngồi giữa nhà thật oai nghiêm. Quân lính lạy quan sát đất ba lần. Quan nhận đồ Tết, rồi bảo người hầu đem cất đi; sau đó ban quà mừng tuổi cho lính tương xứng với đồ Tết. Còn quà mừng tuổi của vua chúa cho các quan là một bộ phẩm phục, đặt trong quả (hộp) áo sơn son vẽ rồng, cùng một mẫu. Vua chúa sai người bưng quả áo đến nhà viên quan, đi theo có lính che lọng quà mừng tuổi. Việc che lọng trên không có ý tránh mưa nắng, nhưng chỉ là tỏ sự cung kính món quà vua chúa ban.

Ba ngày cuối năm, bốn mươi đại quan thuộc triều đình và vương phủ, đi nhận lời tuyên thệ trung tín của các quan văn võ, và có khi cả gia đình họ nữa. Đó là lời thề trung thành với vua chúa; nếu nhận thấy điều gì có thể nguy hại cho vua chúa hoặc cho quốc gia, họ phải đi tố cáo. Đấy là lễ tuyên thệ tại thủ đô Thăng Long. Còn tại các Xứ, thì quan Trấn thủ, Đốc trấn và Lưu thủ đại diện cho vua chúa, nhận lời thề các quan trực thuộc. Trong dịp này bất kể ai tố cáo ra một cuộc mưu phản, thế nào cũng được thưởng. Phần thưởng không những tuỳ theo tính cách quan trọng vụ âm mưu, mà còn theo chức tước người tố cáo. Nếu kẻ tố cáo là một viên quan, thì họ chỉ được hưởng tuỳ theo ý muốn vua chúa, vì nhiệm vụ của họ là phải giữ trật tự an ninh quốc gia; nếu là người dân thì được thuởng cho một phẩm hàm hoặc được thăng quan chức; hơn nữa khi tố cáo được vụ phản loạn lớn, chúa Trịnh còn ban thêm cho họ tới 500 lượng vàng hoặc 5.000 lượng bạc. Tuy nhiên dân chúng không chuộc tiền thưởng bằng được thăng quan.

Ngày ba mươi Tết, Tây định vương Trịnh Tạc cùng quan quân theo hầu, ra khỏi vương phủ để đi tắm ở sông hoặc tại một chiếc nhà gần đó, hầu thanh tẩy cuộc sống dĩ vãng, đón nhận đời sống mới trong năm tới.

Sáng ngày mồng một Tết, cũng như ngày một và rằm mỗi tháng chúa Trịnh cùng các quan đến chầu vua Lê; dĩ nhiên ngày mồng Một Tết buổi chầu được tổ chức long trọng hơn cả . Nhưng khi Trịnh Tạc thế vị cha lên cầm quyền (1657), ông lấn đoạt quyền hành vua Lê nhiều hơn, ông cũng không đi chầu vua vào các ngày mồng một và rằm mỗi tháng. Hơn nữa, dường như từ năm 1658 trở đi, Trịnh Tạc cũng không đích thân đi tết vua, mà chỉ đón vua đi tế Nam giao. Tuy nhiên, ông cử một quan đại- diện đến tết vua và chầu vua mỗi tháng hai lần.
Sau khi tết vua, các quan trở lại tết chúa
 
Chỉnh sửa cuối:

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,196
Động cơ
698,614 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
6. Theo Tissanier và Tavernier, 2 giáo sĩ Pháp:

Khung cảnh tết chúa long- trọng hơn tết vua nhiều. Khi các quan đi chầu hoặc tết vua chúa, phải mặc áo tím, đội mũ lục lăng và phải lạy sát đất 4 lần. Riêng nữ giới chỉ buộc lạy một lần theo kiểu lạy của họ (ngồi mà lạy). Dịp này cũng như các dịp khác ai muốn dộng (là tiếng để nói với chúa Trịnh; cũng như khi nói với vua thì dùng tiếng tâu (tâu vua, dộng chúa); nói với đại quan dùng tiếng bẩm; với quan nhỏ, tiếng trình; với vai trên, thưa. Như vậy trong thuật ngữ xưng hô đẳng cấp xã hội, tiếng dộng ở cấp thứ hai) xin ân huệ gì, thì đội của lễ lên đầu, hoặc bưng cao ngang trán, tiến gần tới chúa để nói. Nếu chúa nhận lời, ngài sẽ bảo người hầu cất của lễ đi; bằng không, thì chúa cũng không nhận của lễ.

Đúng mồng ba Tết chúa Trịnh mới tiếp người ngoại quốc đến dâng tuổi. Dịp tết Canh Tý, Vĩnh thọ năm thứ 3 (1660), phái đoàn Trung Hoa chúc tuổi chúa Trịnh Tạc trước hết theo nghi lễ Trung Hoa, rồi lại lạy chúa theo nghi lễ Việt Nam, phái đoàn Hà Lan chỉ chào chúc chúa theo nghi thức Hà Lan…. ( người Châu Âu không quỳ lạy)

Còn hai linh mục dòng Tên Onuphre Borgès (Thuỵ Sĩ) và Joseph Tissanier (Pháp) lại lạy hoàn toàn theo kiểu Việt Nam. Tissanier thuật rằng, ngày đó trước vương phủ đông nghẹt người không dễ gì chen chân được. Cũng may hai ông vào được tới một sân lớn để lạy chúa. Các ông cũng mặc áo thụng tím, đội mũ lục lăng, lạy chúa Trịnh Tạc bốn lạy sát đất trước mặt 4.000 người. Khi Tây định vương Trịnh Tạc thấy hai linh mục, ông làm hiệu cho hai vị lạy Vương thái hậu (mẹ chúa) đang ngồi cạnh ông. Tức thì Borgès và Tissanier cũng lạy vương thái hậu bốn lần.

Chính ba ngày Tết, nhiều người đều kiêng -giữ không quét nhà, có nơi kiêng cả nấu ăn . Tết là dịp nghỉ ngơi, xem ca hát tuồng kịch, đánh bài bạc; cũng vì thế mà nhiều người sạt- nghiệp vì Tết.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,196
Động cơ
698,614 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
7. W. Dampier, sĩ quan Hải quân Anh, tác giả quyển Un Voyage au Tonkin en 1688 (Một chuyến du lịch Bắc kỳ năm 1688) đăng trong Revue Indochinoise:

" Cái lễ lớn nhất là Tết, vào ngày đầu trăng thượng tuần tháng giêng, tức là khoảng giữa tháng giêng Dương lịch. Dân chúng thong dong trong mươi, mười hai ngày, ai cũng nghỉ việc, cố ăn mặc sạch sẽ, tươm tất, nhất là dân đen. Những người này tiêu khiển bằng các trò chơi hay vận động. Ðường phố đông như nêm cối, nhà quê cũng như kẻ chợ, nô nức đi xem các trò giải trí. Có người dựng cột đu ở các hè phố và thu tiền của những ai muốn đánh đu, lối đu tựa như của ta, phảng phất giống quang cảnh những cánh đồng phụ cận Luân Đôn, dân chúng dạo chơi ngày lễ hội. Nhưng người đánh đu ở đây đứng thẳng dưới chân cột, dẫm lên một cái ngáng nằm ngang, hai đầu buộc chặt vào hai sợi dây thừng treo ở trên, người đu nắm giữ bằng hai tay và rún chân đưa bổng lên cao tít, ví thử dây chão mà đứt thì ít ra cũng ngã gẫy xương nếu không chết. Những người khác dùng thì giờ vào việc uống trà là thứ giải khát thường nhật, nhưng họ cũng ưa khề khà, nhấm nháp một loại rượu hâm nóng, cất bằng gạo, pha chung với trà, song dù pha cách nào thì chung quy nó cũng rất khó uống dẫu không pha nồng quá. Chính vì thế mà họ thích, thứ nhất trong cái mùa họ được tự do bê tha, rượu say bí tỉ. Những người giầu có là những người có chừng mực nhất nhưng cũng chơi bời thỏa thích. Người sang thì đãi bạn bè những món cao lương mỹ vị, rượu nhất hạng không thiếu dẫu rằng, nói cho đúng sự thật, loại rượu này chẳng ra quái gì. Tuy nhiên, họ coi nó là thuốc rất bổ, đặc biệt khi ngâm với rắn độc, bọ cạp (ấy là tôi nghe nói thế), không những rượu ấy được coi là một thứ rượu bổ mà còn là thứ thuốc rất mạnh để trị bệnh hủi, chữa mọi nọc độc, phải là người họ trọng vọng ghê lắm mới có diễm phúc được thưởng thức thứ rượu trân quý ấy. Tôi biết chuyện này là qua một người đã được những nhà quyền quý bậc nhất mời như thế. Chính vào lúc ấy họ ăn rất nhiều trầu và trao tặng nhau trầu cau.

Tôi đã được một người ở thôn quê mời đến nhà ăn Tết. Tôi lên bộ cùng với các thủy thủ cũng được mời đi ăn Tết. Không rõ những người kia được tiếp đãi ra sao, riêng tôi thì trông cung cách tiếp đón quá xoàng xĩnh, tôi vội vàng cáo từ. Món ăn chính không bao giờ thiếu là cơm, món thường nhật của họ, ngoài ra, ông bạn tôi muốn cho tôi và những người khách của ông nếm của ngon, sáng hôm ấy dã đi câu ở cái ao gần nhà dược rất nhiều ếch và hớn hở đem ra khoe khi tôi tới nhà. Tôi ngạc nhiên thấy ông ta xếp rất nhiều những con vật nhỏ đó vào cái giỏ và khi tôi hỏi để làm gì thì ông trả lời là để ăn, song tôi không hiểu ông ướp thịt ếch ra sao. Những món ninh nấu của ông trông không đủ hấp dẫn để giữ tôi ở lại đánh chén với ông”.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,196
Động cơ
698,614 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
8. Giáo sĩ Benigme, người Pháp, tác giả Vingt ans en Annam (Hai mươi năm sống ở An-nam). Viết về Tết, giáo sĩ có những nhận xét khá tỉ mỉ:

“Hôm trừ tịch, mỗi người trồng ở góc nhà một cây tre đẹp nhất, trên ngọn, chỗ những chùm lá, người ta treo cái giỏ nhỏ đựng trầu cau đã têm sẵn, thuốc lá gói từng điếu, thuốc lào (…). Trên bàn thờ đèn nến sáng choang, trước các bài vị cỗ bàn bầy la liệt (…). Chiều hôm ấy thiên hạ đốt pháo. Tôi đã thấy có nhà đốt tới 5000 cái pháo (…). Vong hồn tổ tiên trở về xum họp với con cháu và ở lại ăn Tết mấy ngày đầu năm. Thọat đầu hồn dừng lại ở ngọn tre, ăn trầu, hút thuốc rồi mới vào nhà sau ba lần cung thỉnh của gia chủ. Hồn ngồi dự tiệc giữa những tiếng chiêng trống ầm ỹ. Mỗi người xì xụp quỳ lạy ba lần (không hiểu tác giả nhầm hay tục lệ đã thay đổi vì tới giữa thế kỷ XX thì lễ người sống chỉ có hai lễ một vái, lễ người chết phải bốn lễ hai vái, không thấy có lệ lễ một lạy hay ba lạy. để tiếp rước ông bà ông vải). Hôm sau, sáng chiều họ đều làm như thế, và cứ như thế suốt cả một tuần lễ


Trong ba ngày Tết, ai cũng diện quần áo mới toanh, hết sức tránh không to tiếng trong nhà, tất cả mọi công việc đều ngừng vì ngại làm phiền tổ tiên muốn yên tĩnh, đòi hỏi con cháu phải kính cẩn giữ yên lặng (…). Người ta tiêu khiển bằng cách đi mừng nhau đã sống lâu được đến hôm ấy và chúc phúc năm mới. Những kẻ dưới đi Tết người trên thì đem theo lễ vật và quỳ lạy ít ra là một lễ , không bao giờ người ta đi chúc Tết người trên mà lại đi tay không.

Sau đó họ được phép tha hồ bê tha cờ bạc trong ba ngày Tết, say mê đến nỗi thua sạch cả quần áo. Nhưng họ không được phép chơi ở gìan nhà chính mà chơi ở dưới mái hiên và với điều kiện chỉ nói cười khe khẽ. Ðáng phục là điều kiện này đến cả các bà cũng tuân theo !”.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,196
Động cơ
698,614 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
9. Courtois Edmondl, giáo sĩ- bác sĩ Pháp:

" Tết đến, tất cả mọi công việc đều ngừng lại như có phép lạ. Viên đội trưởng phân phát vô số thịt lợn, trà, và cho phu nghỉ việc với điều kiện là phần đông phải thuận ở lại chỗ làm việc. Rất nhiều người xin về ăn Tết với gia đình.

Tôi có hai tên gia nhân An-nam rất tận tâm, quá tận tâm nữa bởi vì chúng không bao giờ đợi tôi sai bảo mà cứ tự tiện làm mọi việc thành thử chúng làm bậy lung tung. Hôm trừ tịch, chúng nghiêm- trang bảo tôi bằng thứ tiếng Pháp chưa rành : “Hết việc nàm” và xin phép tôi về nhà cha mẹ tuy ở khá xa. Tôi còn như thấy trước mắt chúng trịnh -trọng mang những gói quà (một nắm cơm) rồi chắp tay, cúi rạp xuống cung kính chào theo kiểu An-nam, rất cảm động. Tôi tò mò rất muốn biết cái lễ Tết ấy ra sao, bèn hỏi một nhà buôn An-nam giầu có và là người đôi khi tôi đã giúp đỡ vài việc vặt, ngỏ ý muốn ăn Tết với gia đình ông ta. Khi tôi vừa nói tôi rất tôn kính những tục- lệ cổ -truyền, rất thán phục cái tục trọng- vọng gia đình mà không xứ nào sánh bằng ở đây thì ông ta thuận để tôi tự do đến nhà suốt thời gian có lễ Tết.


Tết trước hết là lễ thờ phụng tổ tiên, nhà nào cũng đóng cửa ăn Tết trong gian phòng trang hoàng đẹp nhất vào dịp đặc biệt này. Nhiều người chỉ đến Tết mới thay áo quần, thành ra ờ xứ Bắc ngày hôm ấy ai cũng diện bảnh chọe, mọi khi họ ăn mặc rách -rưới, nhếch -nhác thì hôm ấy trông gần như sạch -sẽ. Người ta tặng nhau quà, trẻ con chúc Tết cha và được mừng tuổi một xâu tiền kẽm buộc lạt, ngoài bọc giấy đỏ hay giấy trắng.

Cũng vào ngày Tết người chủ gia đình giúp đỡ họ hàng nghèo và bao giờ trong gói quà cũng nói rõ để cúng ông bà ông vải. Cái chỗ vinh- dự nhất nhà dành cho bàn thờ tổ tiên. Ðó là một cái bàn thờ sơn son trên bầy bình hương đựng cát, những chân nến cũng sơn son, những thoi giấy vàng giấy bạc và những đĩa đựng cơm, thịt (…) mỗi ngày người ta hạ và thay cỗ mới mấy lần. Tất cả gian phòng bầy rặt đồ thờ cúng, nào tàn quạt, nào bình phong. Bên trên bàn thờ treo những tờ giấy lớn viết đặc những chữ nho ca tụng công đức tổ tiên và lòng tôn sùng của con cháu. Cạnh bàn là chỗ các cung văn ngồi dạo nhạc liên tục những ngâm khúc lê thê, uể oái, kèm theo những bài ca. Tất cả mọi người cung kính lắng nghe gần như say mê.


Nhưng Tết không phải chỉ là lễ cúng tổ tiên, nó còn là cái cớ để người ta tiệc tùng, chè rượu thả cửa, tất cả những đĩa đồ ăn bầy la liệt trên bàn thờ mỗi ngày thay mấy lần, có thể nói là họ ăn uống từ sáng đến tối. Chiều mồng một hiếm khi gập một người An-nam nào không chuếnh choáng hơi men, say khướt thứ rượu “choum choum”, (không rõ rượu gì) rượu trắng cất bằng gạo, rất dở mà khắp xứ Bắc đâu đâu cũng có.


Thỉnh thoảng người ta ngừng ăn -uống, các cung -văn nghỉ đàn hát, rồi bỗng những tiếng súng nổ đùng đùng đinh tai nhức óc, chiêng khua trống gióng inh ỏi, mỗi người đều ra sức đập một vật như thể họ thi đua xem ai đập to hơn. Thế rồi lại ca hát ê a, và Tết kéo dài khoảng một tuần ở nhà giầu, nhà nghèo thì ngắn hơn. Số tiền nhỏ mọn họ dành dụm ky cóp đã tiêu sạch.


Ðến một lúc nào đó họ đốt vàng mã, những thỏi vàng bạc bằng giấy, cho ông bà ông vải. Và còn rất nhiều lễ kỳ dị, thay đổi tùy vùng. Ở đồng bằng thường thấy họ cân nước lã để bói. Nếu nước năm mới nặng hơn nước năm cũ là điềm gở, năm ấy sẽ có nạn hồng thủy ghê gớm


Tổ tiên được coi như linh hiển, về ăn Tết, vì thế người ta mới luôn luôn thay đổi món ăn trên bàn thờ. Dân chúng cũng đi tảo mộ, nhổ cỏ, đắp mộ. Họ đi tảo mộ quanh năm. Nếu ruộng có mộ chôn đã bán đi thì trong văn tự phải chua rõ chỗ đất ấy không nhượng.


Ngày Tết, Phật cũng được dự phần cúng bái nhưng xếp vào hàng phụ, sau tổ tiên. Người ta trồng một cái cột tre trước cửa, trang hoàng những mảnh giấy để làm dấu hiệu cho tổ tiên biết đường về nhà (…).Tất cả cái lễ Tết ấy tựa như một lễ tuyên tôn ( nguyên văn béatification) tổ tiên.


Vua chúa cũng ban hiệu lệnh cho dân chúng ăn chơi, nghỉ việc trong nửa tháng”.
 
Chỉnh sửa cuối:

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,196
Động cơ
698,614 Mã lực
Nơi ở
Sơn La

ReadOnly_003

Xe hơi
Biển số
OF-402849
Ngày cấp bằng
27/1/16
Số km
110
Động cơ
229,990 Mã lực
Tuổi
42
Votuan liệu có phải Hắc Bạch Vô Thường ko các cụ nhỉ?
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,196
Động cơ
698,614 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Các trò chơi Tết, tranh của Samuel Baron, 1665

 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,196
Động cơ
698,614 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
1 gia đình giàu có đón Tết, có thuê cả gánh hát. trên tường còn treo cả câu chúc ( có lẽ là cha mẹ hoặc ông bà, chữ Hán, có lẽ cả câu phải là: Phúc Như Đông Hải - Thọ Tỉ Nam Sơn)

Tranh của S. Baron

 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,196
Động cơ
698,614 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Trong các tác giả Tây, thì S.Baron có lẽ rành nhất về người Việt, vì ông cũng mang nửa dòng máu Việt, nhưng không hiểu vai trò của bà mẹ Vn đến đâu, mà tác giả chả dùng một câu nào tiếng Việt trong toàn bộ tác phẩm của mình???

Tranh vẽ các trò chơi ngày Tết, miền Bắc, 1685

 

Mr.giangnd

Xe buýt
Biển số
OF-340276
Ngày cấp bằng
27/10/14
Số km
832
Động cơ
280,746 Mã lực
lâu lắm mới thấy topic cụ đóc, mấy topic trc của cụ về Việt Nam! năm trc năm 19xx và nhà tây sơn em đoc k sót 1 trang, topic này em đánh dấu mai rảnh đọc
 

trauxanh

Xe cút kít
Biển số
OF-321342
Ngày cấp bằng
28/5/14
Số km
17,905
Động cơ
427,832 Mã lực
Tết Nguyên đán là những ngày vui- vẻ nhất trong năm của người Việt Nam. Từ thế kỷ 16, đã có nhiều người Tây đến Vn, họ là các Giáo sĩ, các nhà buôn. Trong các ghi- chép của họ, từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 19, dưới mắt quan- sát của người Tây.
Họ đã ghi lại nhiều phong -tục mà ngày nay không còn. Là ngoại quốc với một nền văn- hóa khác hẳn, họ có những suy-diễn có thể sai- lầm song vẫn là những tài -liệu quý giúp ta rõ phần nào xưa kia cha ông ta ăn Tết ra sao.

Đầu năm mời các cụ tìm hiểu.

1. Giáo sĩ Alexandre de Rhodes (1593-1660) – Người Pháp, Dòng Tên, người có công tạo nên chữ Quốc Ngữ ngày nay, trong cuốn Histoire du Royaume de Tunquin (Lịch sử Vương quốc Ðàng Ngoài):

“Có một tục -lệ lâu đời nhưng nực- cười mà khắp Ðàng Ngoài còn giữ là những người già, cả nam lẫn nữ, cứ đến cuối năm thì sợ -hãi trốn vào các đền chùa để tránh con quỷ mà họ gọi là Votuan ( không dịch được là gì?) . Họ cho rằng Votuan có nhiệm vụ sát -hại và bóp -cổ tất cả những người già thuộc cả hai phái. Thế là trong ba hay bốn ngày cuối năm, những kẻ khốn- khổ đó đến trú- ẩn trong các đền chùa, ngày đêm không dám thò mặt ra cho mãi tới mồng một Tết mới về nhà, vì họ tin rằng uy quyền của con quỷ đó, kẻ thù của những người già, đến hôm ấy chấm- dứt (…). Những người khác có phận -sự trong nhà như các gia- trưởng thì vào ngày cuối năm có thói quen dựng gần cửa một cây cột cao vượt mái nhà, trên ngọn treo cái giỏ hay cái hộp đục thủng nhiều lỗ, đựng đầy những đồng tiền vàng bạc nhỏ làm bằng bằng giấy bồi cứng. Họ rồ -dại đinh -ninh rằng vào cuối năm tổ tiên họ có thể bị túng thiếu, cần đến vàng bạc để trả -nợ. Sự kiện này dẫn đến một tục lệ khác là bất cứ già trẻ sang hèn, không ai khất nợ quá một năm, trừ trường hợp không thể trả nổi. Hành động của họ rất đáng ngợi khen nếu họ làm không phải vì tin nhảm, như họ thường làm, tức là sợ chủ nợ không đòi được tiền, tức giận, nói năng động chạm tới tổ tiên họ khiến tổ tiên oán hờn con cháu.
Ðiều mà họ rất sợ là nếu có ai bị tố cáo và tòa kết tội đã xúc -phạm tới danh- dự người khác, đụng chạm tới tổ tiên người ta thì người đó sẽ bị quan tòa trừng- phạt cũng nghiêm- khắc như phạm một trọng -tội. Họ còn lo trả nợ trước cuối năm vì một tin nhảm khác, sợ chủ nợ đến đòi vào ngày mồng một Tết, bắt đồ đạc trừ, họ cho thế là xúi quẩy và là một điềm gở”.
Votuan liệu có phải Hắc Bạch Vô Thường ko các cụ nhỉ?
"Votuan" khả năng là con "Quỷ Vô thường"...

Em cho rằng con Quỷ này không phải là cái Ác, mà là một khái niệm mô tả về sự ngay thẳng của tự nhiên, tức là các thế lực tối cao trên cả hắc bạch chư thần, giáo phái, hay quyền lực quản trị xã hội. Đại khái cứ sai với tự nhiên là nó phạt.

Là thiển nghĩ cá nhân thôi, chứ em cũng không biết tôn giáo nói gì, quan niệm dân gian nói gì, hay Gúc bảo gì về nó. :D
 

Vớ vẩn thôi

Xe container
Biển số
OF-146284
Ngày cấp bằng
19/6/12
Số km
5,201
Động cơ
396,080 Mã lực
Nơi ở
Bãi giữa Sông Hồng
Quỷ Votuan sau một hồi Gúc miệt mài thì đúng tên là Quỷ Vô Thường thật ! Nhưng trong thực té nhà cháu chứng kiến lại khác . Đó là người ta chay vào chùa để được Đức Phật chở che bảo về vì sợ rằng Diêm Vương tra sổ sách bắt chưa đủ số người phải chết nên sai quỷ sứ lên dương gian gặp ai thì bắt lấy linh hồn mang về cho đủ kế hoạch . Thời phải ? ( Giống các anh xxx bây giờ he he he)
 

Trục Supermarket

Xe container
Biển số
OF-3000
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
5,953
Động cơ
619,124 Mã lực
Nơi ở
Đặng Gia Trang
Tết Nguyên đán là những ngày vui- vẻ nhất trong năm của người Việt Nam. Từ thế kỷ 16, đã có nhiều người Tây đến Vn, họ là các Giáo sĩ, các nhà buôn. Trong các ghi- chép của họ, từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 19, dưới mắt quan- sát của người Tây.
Họ đã ghi lại nhiều phong -tục mà ngày nay không còn. Là ngoại quốc với một nền văn- hóa khác hẳn, họ có những suy-diễn có thể sai- lầm song vẫn là những tài -liệu quý giúp ta rõ phần nào xưa kia cha ông ta ăn Tết ra sao.

Đầu năm mời các cụ tìm hiểu.

1. Giáo sĩ Alexandre de Rhodes (1593-1660) – Người Pháp, Dòng Tên, người có công tạo nên chữ Quốc Ngữ ngày nay, trong cuốn Histoire du Royaume de Tunquin (Lịch sử Vương quốc Ðàng Ngoài):

“Có một tục -lệ lâu đời nhưng nực- cười mà khắp Ðàng Ngoài còn giữ là những người già, cả nam lẫn nữ, cứ đến cuối năm thì sợ -hãi trốn vào các đền chùa để tránh con quỷ mà họ gọi là Votuan ( không dịch được là gì?) . Họ cho rằng Votuan có nhiệm vụ sát -hại và bóp -cổ tất cả những người già thuộc cả hai phái. Thế là trong ba hay bốn ngày cuối năm, những kẻ khốn- khổ đó đến trú- ẩn trong các đền chùa, ngày đêm không dám thò mặt ra cho mãi tới mồng một Tết mới về nhà, vì họ tin rằng uy quyền của con quỷ đó, kẻ thù của những người già, đến hôm ấy chấm- dứt (…). Những người khác có phận -sự trong nhà như các gia- trưởng thì vào ngày cuối năm có thói quen dựng gần cửa một cây cột cao vượt mái nhà, trên ngọn treo cái giỏ hay cái hộp đục thủng nhiều lỗ, đựng đầy những đồng tiền vàng bạc nhỏ làm bằng bằng giấy bồi cứng. Họ rồ -dại đinh -ninh rằng vào cuối năm tổ tiên họ có thể bị túng thiếu, cần đến vàng bạc để trả -nợ. Sự kiện này dẫn đến một tục lệ khác là bất cứ già trẻ sang hèn, không ai khất nợ quá một năm, trừ trường hợp không thể trả nổi. Hành động của họ rất đáng ngợi khen nếu họ làm không phải vì tin nhảm, như họ thường làm, tức là sợ chủ nợ không đòi được tiền, tức giận, nói năng động chạm tới tổ tiên họ khiến tổ tiên oán hờn con cháu.
Ðiều mà họ rất sợ là nếu có ai bị tố cáo và tòa kết tội đã xúc -phạm tới danh- dự người khác, đụng chạm tới tổ tiên người ta thì người đó sẽ bị quan tòa trừng- phạt cũng nghiêm- khắc như phạm một trọng -tội. Họ còn lo trả nợ trước cuối năm vì một tin nhảm khác, sợ chủ nợ đến đòi vào ngày mồng một Tết, bắt đồ đạc trừ, họ cho thế là xúi quẩy và là một điềm gở”.
Votuan - Vô Thường cụ ơi. :D
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top