Sức mạnh tên lửa BrahMos và tên lửa siêu thanh BrahMos
Tên lửa BrahMos và BrahMos II của Ấn Độ hiện là một trong những tên lửa siêu thanh có tốc độ và độ chính xác cao nhất hiện nay, vượt qua cả các loại tên lửa của Mỹ.
Rất ít người biết
BrahMos là sản phẩm của công ty BrahMos Aerospace (liên doanh Nga - Ấn thành lập năm 1998 tại New Dehli), được Moscow chế tạo riêng cho New Dehli trên cơ sở loại
tên lửa đối hạm siêu âm nổi tiếng P-800 Yakhont (phiên bản xuất khẩu của P-800 Onyx) thuộc tổ hợp tên lửa bờ đối hải K-300P Bastion (hiện Việt Nam cũng có hệ thống tên lửa bờ đối hạm này). Cái tên “BrahMos” được ghép và viết tắt từ tên hai con sông: Brahmaputra của Ấn Độ và Moscow của Nga. Chính vì vậy, người Ấn luôn viết hoa từ "Mos" trong chữ BrahMos.
Siêu tên lửa này có tầm bắn 300km, đầu đạn nặng 250km, bay trên độ cao tối đa 14km, thông thường 10km với vận tốc chạm ngưỡng siêu vượt âm, gấp hơn 3 lần vận tốc của tên lửa hành trình cận âm Tomahawk của Mỹ. Các quy định về vận tốc tên lửa như sau: dưới Mach1 là tốc độ hạ âm, từ Mach1 - Mach3 là siêu âm, từ Mach3 - Mach5 là siêu vượt âm và từ Mach5 trở lên được quy định là tốc độ siêu thanh.
Điểm ưu việt nhất của BrahMos được phóng theo cơ chế bắn - quên, tức là sau khi phóng đi không cần thêm bất kỳ một điều khiển nào khác, nó tự động nhận tính hiệu định vị từ vệ tinh rồi tự thân vận động đến mục tiêu, trên đường bay nó còn có khả năng biến tốc và đổi hướng 2 lần để tránh sự phát hiện của radar phòng thủ tên lửa đối phương.
Trên hành trình bay, BrahMos có thể tiếp nhận 2 kênh điều khiển của 2 loại vệ tinh khác nhau, vừa bay theo điều khiển của tín hiệu GPS của vệ tinh Mỹ, vừa có thể hành trình theo sự dẫn đường của hệ thống thông tin vệ tinh GLONASS của Nga. Vào cuối đường bay, nó tự động ngắt các liên hệ với vệ tinh và tự động hạ thấp độ cao xuống 5-15m so với mặt biển, kích hoạt đầu dẫn tự động, định vị mục tiêu chính xác tới cự ly hàng mét, đảm bảo không một mục tiêu nào có thể chạy thoát.
Hải quân Ấn Độ bắt đầu thử nghiệm tên lửa BrahMos từ năm 2005. Họ dự định ưu tiên trang bị nó trên lớp tàu khu trục tên lửa “Rajput”, sau đó mới trang bị cho các loại tàu chiến khác. Hiện BrahMos đã có đủ 3 biến thể phóng từ trên bộ, trên không và trên hạm, cùng với tốc độ bay cực nhanh, khả năng biến tốc, đổi hướng và độ cao bay đoạn cuối sát mặt biển, nó không để các hệ thống phòng thủ tên lửa có cơ hội phát hiện chứ đừng nói là đánh chặn. Có thể nói, đây là một trong những dự án thành công nhất trong lịch sử hợp tác công nghiệp quốc phòng Nga - Ấn.
Tại triển lãm Hàng không quốc tế Ấn Độ 2013, người Ấn tiếp tục làm cả thế giới ngỡ ngàng khi giới thiệu phiên bản thứ hai hoàn toàn đặc biệt của tên lửa BrahMos. BrahMos II có thiết kế khá đặc biệt, khác hoàn toàn so với phiên bản trước đó.
Thiết kế của tên lửa BrahMos II gần giống với tên lửa siêu thanh X-51A “Waverider” của Mỹ, tuy nhiên theo các chuyên gia đánh giá thì tên lửa BrahMos-II chính là nguyên mẫu để X-51A học tập.
BrahMos II có uy lực xuyên phá rất mạnh, khả năng chống nhiễu và đối phó với tên lửa đánh chặn rất tốt, hiện là loại tên lửa được giới quân sự đánh giá là “độc nhất vô nhị” trên thế giới, được người Ấn Độ yêu mến đặt cho biệt danh là “Tên lửa ma thuật”. Còn loại tên lửa hành trình phiên bản mới nhất này được người Ấn xưng tụng là “số 1 vũ trụ”.
Mục đích của dự án tên lửa BrahMos II này nhằm phát triển một loại tên lửa động cơ Ramjet có tốc độ vượt khoảng 5 lần so với các loại tên lửa hiện có của quân đội Mỹ, đảm bảo trong vòng 1h có thể tấn công tới bất cứ địa điểm nào trên trái đất. Cơ bản, các loại tên lửa của quân đội Mỹ hiện nay đều có tốc độ hạ âm hoặc chạm siêu âm như vũ khí tấn công liên hợp ngoài khu vực phòng không JSOW C-1 (Joint Standoff Weapon) có vận tốc hạ âm 0,86 Mach, tên lửa hành trình Tomahawk cũng chỉ đạt vận tốc 0,8 Mach.
Thế nhưng, X-51A đã thử nghiệm 3 lần nhưng chỉ có 1 lần thành công trong khoảng thời gian ngắn và chưa chứng minh được độ tin cậy về động cơ và điều khiển trong hành trình dài, thậm chí nó mới chỉ bay đơn thuần với quỹ đạo bất biến chứ chưa được trang bị bất cứ tính năng kỹ chiến thuật gì, trong khi đó các loại tên lửa siêu thanh của Nga đã thử nghiệm thành công từ những thập niên 90 của thế kỷ trước và bây giờ là Ấn Độ.