Suốt ngày nhai 85% với 0% cồn, trong khi mục đích là đang nâng cao ý thức, xốc lại tệ nạn đã tồn tại bấy lâuKhông liên quan.
Không có 85% thì có mạnh tay kong nhỉ
Suốt ngày nhai 85% với 0% cồn, trong khi mục đích là đang nâng cao ý thức, xốc lại tệ nạn đã tồn tại bấy lâuKhông liên quan.
Không có 85% thì có mạnh tay kong nhỉ
Không đọc số liệu ở trên à.Suốt ngày nhai 85% với 0% cồn, trong khi mục đích là đang nâng cao ý thức, xốc lại tệ nạn đã tồn tại bấy lâu
Em cũng mới like và share bài đó, nói gì nói để ra được luật phải dựa trên số liệu khoa học chứ mục tiêu chỉ để kiếm tiền thì...Em trích dẫn bài của Thái Hạo. Thấy cũng khá hợp lý.
Nguyên văn:
-----------
Rượu bia có đang bị biến thành con ngáo ộp?
Trước hết, số liệu về tai nạn giao thông được dẫn ra trên các báo là rất loạn, thiếu nhất quán trầm trọng. Ở đây tôi đành chọn dựa vào cơ sở là báo Công an Nhân dân.
Nhìn vào các biểu đồ bên dưới để thấy rượu bia đã gây ra tai nạn giao thông với tỉ lệ như thế nào so với các nguyên nhân khác: năm 2015 là 4% (1), năm 2018 là 3,36% (2), năm 2020 là 2,7% (3). Một nguồn khác là báo Công an Nhân dân còn cho biết tai nạn do “lái xe sử dụng rượu bia chiếm 1,46%” (4). Nghĩa là ngay cả trước khi có quy định hà khắc "nồng độ cồn bằng 0" thì rượu bia cũng chỉ gây ra dưới 5% số vụ tai nạn giao thông mà thôi.
Nếu các thống kê này là chính xác thì rõ ràng rượu bia không phải là “kẻ thù số 1” của an toàn giao thông, nếu không muốn nói rằng nó mới chính là một trong những kẻ thù...bé nhất.
Theo thống kê của năm 2018: nguyên nhân lớn nhất dẫn đến những vụ va chạm chết người khi tham gia giao thông là các phương tiện vi phạm làn đường, phần đường, chiếm tới 25,42%. Nguyên nhân chuyển hướng không chú ý đảm bảo an toàn đứng thứ hai và chiếm 10,37%. Tai nạn do phương tiện di chuyển với tốc độ quá nhanh, vượt mức cho phép theo quy định đứng thứ ba và chiếm 7,73%. Tài xế không tuân thủ quy trình thao tác lái xe dẫn đến tai nạn chiếm 7,7% và đứng thứ tư. Người lái xe sử dụng rượu, bia dẫn đến tai nạn khi điều khiển phương tiện đứng thứ năm và chiếm 3,36% (3).
Tôi coi qua thống kê của một số năm thì vẫn thấy bên cạnh cái gọi là “nguyên nhân khác” luôn chiếm tỉ lệ áp đảo thì lỗi vi phạm làn đường, phần đường là cao thứ nhì, trên 20%, rượu bia thường xếp cuối cùng, vì tỉ lệ nhỏ.
Tuy nhiên, theo cái cách mà báo chí, truyền thông và luật pháp đang làm việc thì nó lại luôn khiến ta có một ấn tượng rằng chính rượu bia là nguyên nhân khủng khiếp nhất, là con quỷ gây ra tất cả tình trạng chết chóc, tang thương, tàn tật mỗi ngày từ các vụ tai nạn giao thông.
Rõ ràng, như đã thấy, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông, trong đó có rượu bia, và phải có chế tài với nó, nhưng không phải vì thế mà làm mờ đi những nguyên nhân khác còn hệ trọng hơn gấp hàng chục lần. Giả sử dồn 100% lực lượng vào giải quyết vấn đề nồng độ cồn và hoàn toàn xóa sổ được nó thì chúng ta có kết quả là gì? Tăng ngân sách một cách đáng ngưỡng mộ và giảm được vài phần trăm số vụ tai nạn!
Có người sẽ cãi lại rằng, vì làm nghiêm vấn đề nồng độ cồn nên tai nạn giao thông mới giảm xuống như thế, chứ không thì còn chết như ngã rạ! Vậy thì lại đọc báo VOV Giao thông “Theo thống kê, 11 tháng đầu năm, cả nước xảy ra 11.779 vụ TNGT, bình quân một ngày có 35 vụ tai nạn giao thông, làm 19 người chết, 25 người bị thương. Chỉ tính riêng số vụ TNGT xảy ra trong 11 tháng đã cao hơn cả năm 2022, với 11.457 vụ TNGT” (4). Mà đây là đã phạt một cách hà khắc với quy định "nồng độ cồn bằng 0".
Không giảm, ngược lại còn tăng! Và chính báo này đã phải tự đặt câu hỏi “ Vì sao đã và đang có nhiều biện pháp quyết liệt được triển khai, nhưng TNGT lại tăng?”. Câu hỏi rất đúng, nhưng câu trả lời thì không rõ ràng và không thuyết phục.
Khi rượu bia chỉ gây ra vài phần trăm số vụ tai nạn giao thông của cả năm mà ta làm như thể nó là tất cả rồi tập trung từ truyền thông đến các nguồn lực khác để đổ dồn vào đó, thì hỏi làm sao không tăng cho được. Chưa hết, vì cái nhìn “chỉ thấy rượu bia” này mà đã đẩy đến các chính sách cực đoan như “nồng độ cồn bằng 0”. Nó gây khó hiểu, bất bình, tiềm ẩn nhiều nguy cơ khôn lường (mà vụ tự thiêu mới đây ở TPHCM chỉ là một ví dụ).
Để ban hành một điều luật thì phải căn cứ trên số liệu thống kê và các thành tựu của khoa học hiện đại, chứ không phải chỉ dựa trên những suy luận, suy diễn cảm tính. Cuộc cãi vã về “nồng độ cồn bằng 0” diễn ra từ trên báo chí, mạng xã hội đến diễn đàn quốc hội, nhưng thử hỏi những lập luận ấy đã căn cứ trên số liệu và các kết quả nghiên cứu khoa học cụ thể nào? Năm 2020 tai nạn giao thông từ lỗi vi phạm làn đường, phần đường chiếm tới 21,6%, gấp tới 8 lần tai nạn từ nồng độ cồn, vậy nhà nước đã có biện pháp gì để giải quyết nó? Và việc suốt ngày vác máy ra đường đo nồng độ cồn thì có mảy may đụng chạm gì được vào con số 21,6% ấy không? Chắc chắn là không rồi, trong khi nó nguy hiểm và gây ra hậu quả khủng khiếp hơn nhiều.
Đó là chưa nói con số 2,7% (hay 1,46% theo báo CAND) này có được thống kê một cách cụ thể, chi tiết hay không để xem trong đó mức nồng độ cồn nào đã gây ra tai nạn và gây tai nạn với tỉ lệ bao nhiêu. Có bao nhiêu phần trăm các vụ tai nạn do nồng độ cồn gây ra đối với từng mức khí thở cụ thể? Ví dụ, có ai trưng ra được con số vụ tai nạn do người có dưới 0,25 miligam/1 lít khí thở không? Nếu không có thì lấy cơ sở nào để ra quy định “nồng độ cồn bằng 0”?
Cái vô lý của “nồng độ cồn bằng 0” thì đã được nói quá nhiều rồi, ở đây tôi không lặp lại nữa. Chỉ muốn nhấn mạnh rằng, nếu thực tâm muốn hạn chế tai nạn giao thông và giải quyết được một cách căn bản thì phải nhìn toàn diện các nguyên nhân, để từ đó có hành động hợp lý, thích đáng từ một giải pháp tổng thể. Xách máy ra đường và thấy dân là ách lại bắt thổi, đó là cách nhàn nhất, dễ nhất, ngon ăn nhất, nhưng xin nhớ cho là hơn 95% tai nạn giao thông còn đó, thậm chí trên thực tế là tăng lên (như chính báo VOV Giao thông đã xác nhận).
Xin nhắc lại, rượu bia là một trong những nguyên nhân gây tai nạn giao thông, và không phải nó không gây ra những vụ tai nạn thương tâm, nhưng cũng xin lại nhắc: nó chỉ chiếm vài phần trăm. Cần xử lý thích đáng nhưng là xử lý thế nào, bên cạnh các nguyên nhân chủ chốt hơn. Đừng biến rượu bia thành con ngáo ộp để những nguyên nhân tai hại hơn trở thành con voi trong phòng mà dường như chẳng ai trông thấy.
Về vấn đề xử phạt vi phạm giao thông, tiến sĩ Nguyễn Ngọc Chu vừa có bài rất đáng đọc “Pháp luật nghiêm minh khác với cai trị hà khắc”. Ông viết: “Ở thời đại số hoá và trí tuệ nhân tạo của thế kỷ 21 không thể áp dụng theo các biện pháp kiểu “Thương Ưởng” của thế kỷ 4 trước công nguyên”.
(1) https://oto.com.vn/thi-truong-o-to/co-hon-20-nguoi-viet-nam-chet-moi-ngay-vi-tai-nan-giao-thong-articleid-bnb3qbr
(2) https://www.qdnd.vn/cung-ban-luan/ruou-va-tai-nan-giao-thong-696764
(3) https://tintuc.vn/dinh-kien-ve-kha-nang-lai-xe-cua-phu-nu-xuat-phat-tu-dau-post1768727
(4) https://cand.com.vn/Giao-thong/Dau-la-nguyen-nhan-gay-tai-nan-giao-thong-i549868/
(5) https://vovgiaothong.vn/newsaudio/tai-nan-giao-thong-nam-2023-tang-vi-sao-d36728.html
Nguồn: Xem bài viết này trên Facebook https://www.facebook.com/share/p/M4VQtadduy7PTs4c/?mibextid=WC7FNe
Ảnh hưởng ác đấy bác ạ.Đôi lúc cũng thấy bất tiện. Nhưng với em lợi nhiều hơn hằn hại. Nhiều lúc đỡ phải uống và đã xác định không uống thì đỡ phải từ chối. Chứ xưa này ít ai ép được em.
Thực sự thì khi có men trong người thì sẽ có cảm giác hưng phấn chạy ẩu hơn bình thườngTác giả quên hay cố tình quên, khi có tý men thì hay vi phạm luật gt như tốc độ, lấn làn, vượt đèn nên tỷ lệ do rượu luôn thấp hơn các hành vi phạm luật gt.
Chuẩn cụ, đây mới là lý do chính, nhưng ko tiện nói ra thôi. Đang lúc khó khăn, NSNN thiếu trước hụt sau nữa.đang thu phế cao, phạt xong lại đc giữ ngay 85%. Cứ từ từ đã nhé.
Em trích dẫn bài của Thái Hạo. Thấy cũng khá hợp lý.
Nguyên văn:
-----------
Rượu bia có đang bị biến thành con ngáo ộp?
Trước hết, số liệu về tai nạn giao thông được dẫn ra trên các báo là rất loạn, thiếu nhất quán trầm trọng. Ở đây tôi đành chọn dựa vào cơ sở là báo Công an Nhân dân.
Nhìn vào các biểu đồ bên dưới để thấy rượu bia đã gây ra tai nạn giao thông với tỉ lệ như thế nào so với các nguyên nhân khác: năm 2015 là 4% (1), năm 2018 là 3,36% (2), năm 2020 là 2,7% (3). Một nguồn khác là báo Công an Nhân dân còn cho biết tai nạn do “lái xe sử dụng rượu bia chiếm 1,46%” (4). Nghĩa là ngay cả trước khi có quy định hà khắc "nồng độ cồn bằng 0" thì rượu bia cũng chỉ gây ra dưới 5% số vụ tai nạn giao thông mà thôi.
Nếu các thống kê này là chính xác thì rõ ràng rượu bia không phải là “kẻ thù số 1” của an toàn giao thông, nếu không muốn nói rằng nó mới chính là một trong những kẻ thù...bé nhất.
Theo thống kê của năm 2018: nguyên nhân lớn nhất dẫn đến những vụ va chạm chết người khi tham gia giao thông là các phương tiện vi phạm làn đường, phần đường, chiếm tới 25,42%. Nguyên nhân chuyển hướng không chú ý đảm bảo an toàn đứng thứ hai và chiếm 10,37%. Tai nạn do phương tiện di chuyển với tốc độ quá nhanh, vượt mức cho phép theo quy định đứng thứ ba và chiếm 7,73%. Tài xế không tuân thủ quy trình thao tác lái xe dẫn đến tai nạn chiếm 7,7% và đứng thứ tư. Người lái xe sử dụng rượu, bia dẫn đến tai nạn khi điều khiển phương tiện đứng thứ năm và chiếm 3,36% (3).
Tôi coi qua thống kê của một số năm thì vẫn thấy bên cạnh cái gọi là “nguyên nhân khác” luôn chiếm tỉ lệ áp đảo thì lỗi vi phạm làn đường, phần đường là cao thứ nhì, trên 20%, rượu bia thường xếp cuối cùng, vì tỉ lệ nhỏ.
Tuy nhiên, theo cái cách mà báo chí, truyền thông và luật pháp đang làm việc thì nó lại luôn khiến ta có một ấn tượng rằng chính rượu bia là nguyên nhân khủng khiếp nhất, là con quỷ gây ra tất cả tình trạng chết chóc, tang thương, tàn tật mỗi ngày từ các vụ tai nạn giao thông.
Rõ ràng, như đã thấy, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông, trong đó có rượu bia, và phải có chế tài với nó, nhưng không phải vì thế mà làm mờ đi những nguyên nhân khác còn hệ trọng hơn gấp hàng chục lần. Giả sử dồn 100% lực lượng vào giải quyết vấn đề nồng độ cồn và hoàn toàn xóa sổ được nó thì chúng ta có kết quả là gì? Tăng ngân sách một cách đáng ngưỡng mộ và giảm được vài phần trăm số vụ tai nạn!
Có người sẽ cãi lại rằng, vì làm nghiêm vấn đề nồng độ cồn nên tai nạn giao thông mới giảm xuống như thế, chứ không thì còn chết như ngã rạ! Vậy thì lại đọc báo VOV Giao thông “Theo thống kê, 11 tháng đầu năm, cả nước xảy ra 11.779 vụ TNGT, bình quân một ngày có 35 vụ tai nạn giao thông, làm 19 người chết, 25 người bị thương. Chỉ tính riêng số vụ TNGT xảy ra trong 11 tháng đã cao hơn cả năm 2022, với 11.457 vụ TNGT” (4). Mà đây là đã phạt một cách hà khắc với quy định "nồng độ cồn bằng 0".
Không giảm, ngược lại còn tăng! Và chính báo này đã phải tự đặt câu hỏi “ Vì sao đã và đang có nhiều biện pháp quyết liệt được triển khai, nhưng TNGT lại tăng?”. Câu hỏi rất đúng, nhưng câu trả lời thì không rõ ràng và không thuyết phục.
Khi rượu bia chỉ gây ra vài phần trăm số vụ tai nạn giao thông của cả năm mà ta làm như thể nó là tất cả rồi tập trung từ truyền thông đến các nguồn lực khác để đổ dồn vào đó, thì hỏi làm sao không tăng cho được. Chưa hết, vì cái nhìn “chỉ thấy rượu bia” này mà đã đẩy đến các chính sách cực đoan như “nồng độ cồn bằng 0”. Nó gây khó hiểu, bất bình, tiềm ẩn nhiều nguy cơ khôn lường (mà vụ tự thiêu mới đây ở TPHCM chỉ là một ví dụ).
Để ban hành một điều luật thì phải căn cứ trên số liệu thống kê và các thành tựu của khoa học hiện đại, chứ không phải chỉ dựa trên những suy luận, suy diễn cảm tính. Cuộc cãi vã về “nồng độ cồn bằng 0” diễn ra từ trên báo chí, mạng xã hội đến diễn đàn quốc hội, nhưng thử hỏi những lập luận ấy đã căn cứ trên số liệu và các kết quả nghiên cứu khoa học cụ thể nào? Năm 2020 tai nạn giao thông từ lỗi vi phạm làn đường, phần đường chiếm tới 21,6%, gấp tới 8 lần tai nạn từ nồng độ cồn, vậy nhà nước đã có biện pháp gì để giải quyết nó? Và việc suốt ngày vác máy ra đường đo nồng độ cồn thì có mảy may đụng chạm gì được vào con số 21,6% ấy không? Chắc chắn là không rồi, trong khi nó nguy hiểm và gây ra hậu quả khủng khiếp hơn nhiều.
Đó là chưa nói con số 2,7% (hay 1,46% theo báo CAND) này có được thống kê một cách cụ thể, chi tiết hay không để xem trong đó mức nồng độ cồn nào đã gây ra tai nạn và gây tai nạn với tỉ lệ bao nhiêu. Có bao nhiêu phần trăm các vụ tai nạn do nồng độ cồn gây ra đối với từng mức khí thở cụ thể? Ví dụ, có ai trưng ra được con số vụ tai nạn do người có dưới 0,25 miligam/1 lít khí thở không? Nếu không có thì lấy cơ sở nào để ra quy định “nồng độ cồn bằng 0”?
Cái vô lý của “nồng độ cồn bằng 0” thì đã được nói quá nhiều rồi, ở đây tôi không lặp lại nữa. Chỉ muốn nhấn mạnh rằng, nếu thực tâm muốn hạn chế tai nạn giao thông và giải quyết được một cách căn bản thì phải nhìn toàn diện các nguyên nhân, để từ đó có hành động hợp lý, thích đáng từ một giải pháp tổng thể. Xách máy ra đường và thấy dân là ách lại bắt thổi, đó là cách nhàn nhất, dễ nhất, ngon ăn nhất, nhưng xin nhớ cho là hơn 95% tai nạn giao thông còn đó, thậm chí trên thực tế là tăng lên (như chính báo VOV Giao thông đã xác nhận).
Xin nhắc lại, rượu bia là một trong những nguyên nhân gây tai nạn giao thông, và không phải nó không gây ra những vụ tai nạn thương tâm, nhưng cũng xin lại nhắc: nó chỉ chiếm vài phần trăm. Cần xử lý thích đáng nhưng là xử lý thế nào, bên cạnh các nguyên nhân chủ chốt hơn. Đừng biến rượu bia thành con ngáo ộp để những nguyên nhân tai hại hơn trở thành con voi trong phòng mà dường như chẳng ai trông thấy.
Về vấn đề xử phạt vi phạm giao thông, tiến sĩ Nguyễn Ngọc Chu vừa có bài rất đáng đọc “Pháp luật nghiêm minh khác với cai trị hà khắc”. Ông viết: “Ở thời đại số hoá và trí tuệ nhân tạo của thế kỷ 21 không thể áp dụng theo các biện pháp kiểu “Thương Ưởng” của thế kỷ 4 trước công nguyên”.
(1) https://oto.com.vn/thi-truong-o-to/co-hon-20-nguoi-viet-nam-chet-moi-ngay-vi-tai-nan-giao-thong-articleid-bnb3qbr
(2) https://www.qdnd.vn/cung-ban-luan/ruou-va-tai-nan-giao-thong-696764
(3) https://tintuc.vn/dinh-kien-ve-kha-nang-lai-xe-cua-phu-nu-xuat-phat-tu-dau-post1768727
(4) https://cand.com.vn/Giao-thong/Dau-la-nguyen-nhan-gay-tai-nan-giao-thong-i549868/
(5) https://vovgiaothong.vn/newsaudio/tai-nan-giao-thong-nam-2023-tang-vi-sao-d36728.html
Nguồn: Xem bài viết này trên Facebook https://www.facebook.com/share/p/M4VQtadduy7PTs4c/?mibextid=WC7FNe