Cụ thể, Quy chuẩn 41:2019/BGTVT quy định ôtô con (hay còn gọi là xe con) là ôtô được xác định theo giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, để chở người không quá 9 chỗ ngồi kể cả chỗ người lái.
Xe bán tải (xe pick-up), xe tải VAN có khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông dưới 950kg, xe 3 bánh có khối lượng bản thân lớn hơn 400kg, trong tổ chức giao thông, được xem là xe con.
Còn ôtô tải (hay còn gọi là xe tải) là ôtô có kết cấu và trang bị chủ yếu để chuyên chở hàng hóa bao gồm cả ôtô đầu kéo, ôtô kéo rơmoóc và các loại như xe pick-up, xe tải VAN có khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông từ 950 kg trở lên.
Trong khi đó quy chuẩn 41:2016/BGTVT hiện hành quy định ôtô con là: xe để chở người không quá 9 chỗ ngồi, kể cả lái xe hoặc ôtô chở hàng với khối lượng chuyên chở cho phép dưới 1,5 tấn; ôtô con bao gồm các loại xe có kết cấu như xe máy 3 bánh nhưng có tải trọng bản thân xe lớn hơn 400kg và tải trọng toàn bộ xe cho phép nhỏ hơn 1,5 tấn. Xe bán tải (xe pick-up) có khối lượng chuyên chở cho phép nhỏ hơn 1,5 tấn và có từ 5 chỗ ngồi trở xuống được xem là xe con.
Còn ôtô tải là ôtô để chở hàng hoặc thiết bị chuyên dùng có khối lượng chuyên chở từ 1,5 tấn trở lên.
Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội từng kiến nghị phải điều chỉnh lại quy định xe tải dưới 1,5 tấn là xe con vì dễ làm giao thông nội đô Hà Nội hỗn loạn… Việc xem xe tải dưới 1,5 tấn là xe con gây những khó khăn về quản lý hoạt động xe tải dưới 1,5 tấn nhất là ở những đô thị cấm xe tải đi vào nội đô theo giờ, theo đường như Hà Nội.
Quy chuẩn 41:2019/BGTVT quy định: tín hiệu vàng bật sáng, phải dừng lại trước vạch dừng, trường hợp đã đi quá vạch dừng hoặc đã quá gần vạch dừng nếu dừng lại thấy nguy hiểm thì được đi tiếp. Quy định này không có sự khác biệt với quy định hiện hành.
Trong khi đó, khi nghị định 46 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt có hiệu lực từ 1-8-2016 và nghị định 100 hiện hành ( thay thế nghị định 46) chỉ quy định mức phạt với hành vi "không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông". Quy định này khiến dư luận từng tranh cãi vào năm 2016 về mức xử phạt vượt đèn vàng bằng với mức phạt vượt đèn đỏ.
Xe bán tải (xe pick-up), xe tải VAN có khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông dưới 950kg, xe 3 bánh có khối lượng bản thân lớn hơn 400kg, trong tổ chức giao thông, được xem là xe con.
Còn ôtô tải (hay còn gọi là xe tải) là ôtô có kết cấu và trang bị chủ yếu để chuyên chở hàng hóa bao gồm cả ôtô đầu kéo, ôtô kéo rơmoóc và các loại như xe pick-up, xe tải VAN có khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông từ 950 kg trở lên.
Trong khi đó quy chuẩn 41:2016/BGTVT hiện hành quy định ôtô con là: xe để chở người không quá 9 chỗ ngồi, kể cả lái xe hoặc ôtô chở hàng với khối lượng chuyên chở cho phép dưới 1,5 tấn; ôtô con bao gồm các loại xe có kết cấu như xe máy 3 bánh nhưng có tải trọng bản thân xe lớn hơn 400kg và tải trọng toàn bộ xe cho phép nhỏ hơn 1,5 tấn. Xe bán tải (xe pick-up) có khối lượng chuyên chở cho phép nhỏ hơn 1,5 tấn và có từ 5 chỗ ngồi trở xuống được xem là xe con.
Còn ôtô tải là ôtô để chở hàng hoặc thiết bị chuyên dùng có khối lượng chuyên chở từ 1,5 tấn trở lên.
Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội từng kiến nghị phải điều chỉnh lại quy định xe tải dưới 1,5 tấn là xe con vì dễ làm giao thông nội đô Hà Nội hỗn loạn… Việc xem xe tải dưới 1,5 tấn là xe con gây những khó khăn về quản lý hoạt động xe tải dưới 1,5 tấn nhất là ở những đô thị cấm xe tải đi vào nội đô theo giờ, theo đường như Hà Nội.
Quy chuẩn 41:2019/BGTVT quy định: tín hiệu vàng bật sáng, phải dừng lại trước vạch dừng, trường hợp đã đi quá vạch dừng hoặc đã quá gần vạch dừng nếu dừng lại thấy nguy hiểm thì được đi tiếp. Quy định này không có sự khác biệt với quy định hiện hành.
Trong khi đó, khi nghị định 46 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt có hiệu lực từ 1-8-2016 và nghị định 100 hiện hành ( thay thế nghị định 46) chỉ quy định mức phạt với hành vi "không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông". Quy định này khiến dư luận từng tranh cãi vào năm 2016 về mức xử phạt vượt đèn vàng bằng với mức phạt vượt đèn đỏ.