Tại sao phải vù ga khi sang số?

beomap2

Xe container
Biển số
OF-159649
Ngày cấp bằng
6/10/12
Số km
9,159
Động cơ
454,484 Mã lực
Tôi học lái xe bằng xe UAZ, các thầy đều yêu cầu khi sang số phải nhấn mạnh chân ga (Gọi là vù ga), nói đúng ra là mỗi lần đang đi muốn chuyển số khác (Ví dụ từ số 1 sang số hai) phải giảm ga, đạp côn, vù ga, chuyển về số 0 (Số không), sau đó nhả chân côn, vù ga, chuyển số mới, lại nhả côn, nhấn ga để đi bình thường, cách đi này người ta gọi là chuyển số hai côn (Đạp côn hai lần). Các thầy nói việc vù ga là để cho dễ chuyển số, do vù ga thì tốc độ quay của động cơ phù hợp với tốc độ quay của trục then hoa thông qua hệ thống côn, số của xe. Nhưng do kiến thức về ô-tô của tôi kém nên không hiểu, không mường tượng nguyên lý hoạt động của động cơ ô-tô thế nào, nên không hiểu tại sao cứ phải vù ga khi sang số? Các xe loại khác có nhất thiết phải vù ga như thế không? Nhờ các bạn giải thích kỹ hơn, thanks.
 

Lush

Xe buýt
Biển số
OF-173307
Ngày cấp bằng
23/12/12
Số km
852
Động cơ
350,748 Mã lực
Nơi ở
Sao Mộc
Em cũng không biết tại sao phải vù ga khi sang số. Theo em thì Cụ cứ vù ga hết cỡ rồi giảm ga đột ngột...rồi vào sỗ. Cảm giác phê lắm Cụ ạ =))
 

-Express-

Xe tải
Biển số
OF-143829
Ngày cấp bằng
30/5/12
Số km
233
Động cơ
365,130 Mã lực
Em nghĩ vù ga để đạt đến tốc độ và vòng tua cần thiết để lên số thôi ạ
Như xe số tự động thì đạt vận tốc cần thiết mới lên được số...!
Còn giảm số thì cụ cứ côn xong giảm bình thường.... Vù ga làm gì ạ :-???
 

unknown.king

Xe tăng
Biển số
OF-59071
Ngày cấp bằng
14/3/10
Số km
1,207
Động cơ
455,540 Mã lực
em thấy khi về số mới cần vù ga chứ sang số thì ít thấy ạ. đồng tốc động cơ và xe thôi. uaz em chưa được lái bao giờ nên không rõ. em dự chắc cũng không ngoài lý do trên
 

HDC411TAMTRINH

Xe hơi
Biển số
OF-160313
Ngày cấp bằng
11/10/12
Số km
104
Động cơ
350,410 Mã lực
Nơi ở
411 Tam Trinh, Hoàng Mai, Hà Nội
Đơn giản là vù ga để tốc độ xe phù hợp với số cần lên. Trước khi lên số thì vù ga - cắt côn - lên số - nhả côn + vù ga tiếp để đi. Khi cắt côn để lên số thì xe chạy bằng quán tính (chậm dần) nên sau khi sang số rồi thì nhích ga lên để cái máy nó "kéo" cái xe chứ không là cái xe nó "đẩy" cái máy :)
 

NNS

Xe ngựa
Biển số
OF-4688
Ngày cấp bằng
12/5/07
Số km
28,967
Động cơ
517,030 Mã lực
xe đời Tống ko có bộ đồng tốc nên khi sang số phải vù ga để các bánh răng có cùng vt quay thì mới nhảy và bập vào nhau
xe đời mới ko cần vù ga
 

beomap2

Xe container
Biển số
OF-159649
Ngày cấp bằng
6/10/12
Số km
9,159
Động cơ
454,484 Mã lực
Đơn giản là vù ga để tốc độ xe phù hợp với số cần lên. Trước khi lên số thì vù ga - cắt côn - lên số - nhả côn + vù ga tiếp để đi. Khi cắt côn để lên số thì xe chạy bằng quán tính (chậm dần) nên sau khi sang số rồi thì nhích ga lên để cái máy nó "kéo" cái xe chứ không là cái xe nó "đẩy" cái máy :)

Không hoàn toàn như thế bạn ạ, vì tôi đang hỏi trường hợp cắt côn rồi mới vù ga cơ (Xe UAZ đời cổ lỗ). Nếu xe đang chạy bình thường thì tất cả đang đồng tốc, cứ chuyển số có sao đâu, nên tôi chưa hiểu phải vù ga để làm gì, có lẽ do giảm ga, cắt côn nên động cơ giảm tốc độ quay đột ngột so với bành răng nên phải mồi ga cho động cơ tăng tốc độ vòng quay lên.
 
Chỉnh sửa cuối:

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,649
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Tôi học lái xe bằng xe UAZ, các thầy đều yêu cầu khi sang số phải nhấn mạnh chân ga (Gọi là vù ga), nói đúng ra là mỗi lần đang đi muốn chuyển số khác (Ví dụ từ số 1 sang số hai) phải giảm ga, đạp côn, vù ga, chuyển về số 0 (Số không), sau đó nhả chân côn, vù ga, chuyển số mới, lại nhả côn, nhấn ga để đi bình thường, cách đi này người ta gọi là chuyển số hai côn (Đạp côn hai lần). Các thầy nói việc vù ga là để cho dễ chuyển số, do vù ga thì tốc độ quay của động cơ phù hợp với tốc độ quay của trục then hoa thông qua hệ thống côn, số của xe. Nhưng do kiến thức về ô-tô của tôi kém nên không hiểu, không mường tượng nguyên lý hoạt động của động cơ ô-tô thế nào, nên không hiểu tại sao cứ phải vù ga khi sang số? Các xe loại khác có nhất thiết phải vù ga như thế không? Nhờ các bạn giải thích kỹ hơn, thanks.
Em nghĩ cụ nhầm. Chỉ vù ga khi giảm số thôi, còn lên số thì hơi nới ga một chút nó mới êm ái. Mục tiêu cuối cùng là làm đồng tốc giữa bánh răng chủ động và bị động.
 

binhtx83

Xe buýt
Biển số
OF-77324
Ngày cấp bằng
8/11/10
Số km
624
Động cơ
700,152 Mã lực
Nơi ở
Thanh Xuân Bắc - Thanh Xuân - Hà Nội
Em nghĩ cụ nhầm. Chỉ vù ga khi giảm số thôi, còn lên số thì hơi nới ga một chút nó mới êm ái. Mục tiêu cuối cùng là làm đồng tốc giữa bánh răng chủ động và bị động.
Cụ hiểu nhầm ý của cụ chủ rồi. Trước khi lên số cao hơn, mình vù ga để đạt tốc độ và lợi dụng quán tính để lên số cao hơn. Vậy thôi.
 

tuancb

Xe buýt
Biển số
OF-109618
Ngày cấp bằng
19/8/11
Số km
868
Động cơ
399,870 Mã lực
Nơi ở
vùng sâu vùng xa.
hồi trước em chạy xe tải lên số giảm số thì cứ phải vù ga, đi như vậy ra vào số ngọt hơn vì xe tải côn số không nhẹ nhàng như xe con, con đi xe con em chẳng cần đi như vậy. trình tự vù ga .lên số: cắt côn, ra mo, đạp ga " vù ga đó " cắt con vào số. giảm số thì ngược lại.
 

beomap2

Xe container
Biển số
OF-159649
Ngày cấp bằng
6/10/12
Số km
9,159
Động cơ
454,484 Mã lực
hồi trước em chạy xe tải lên số giảm số thì cứ phải vù ga, đi như vậy ra vào số ngọt hơn vì xe tải côn số không nhẹ nhàng như xe con, con đi xe con em chẳng cần đi như vậy. trình tự vù ga .lên số: cắt côn, ra mo, đạp ga " vù ga đó " cắt con vào số. giảm số thì ngược lại.

Vâng, diễn tả mỗi lần chuyển số như bạn là đúng kiểu đi 2 côn cho các đời xe cổ, nhưng tại vì tôi không hiểu cấu tạo các bộ phận của xe và vù ga thì nó đồng tốc các bộ phận nào.
 

NQ_Huy

Xe hơi
Biển số
OF-92311
Ngày cấp bằng
20/4/11
Số km
144
Động cơ
404,870 Mã lực
Nơi ở
TRIVIETTS
Tôi học lái xe bằng xe UAZ, các thầy đều yêu cầu khi sang số phải nhấn mạnh chân ga (Gọi là vù ga), nói đúng ra là mỗi lần đang đi muốn chuyển số khác (Ví dụ từ số 1 sang số hai) phải giảm ga, đạp côn, vù ga, chuyển về số 0 (Số không), sau đó nhả chân côn, vù ga, chuyển số mới, lại nhả côn, nhấn ga để đi bình thường, cách đi này người ta gọi là chuyển số hai côn (Đạp côn hai lần). Các thầy nói việc vù ga là để cho dễ chuyển số, do vù ga thì tốc độ quay của động cơ phù hợp với tốc độ quay của trục then hoa thông qua hệ thống côn, số của xe. Nhưng do kiến thức về ô-tô của tôi kém nên không hiểu, không mường tượng nguyên lý hoạt động của động cơ ô-tô thế nào, nên không hiểu tại sao cứ phải vù ga khi sang số? Các xe loại khác có nhất thiết phải vù ga như thế không? Nhờ các bạn giải thích kỹ hơn, thanks.
Thuật ngữ cụ chủ vừa nêu là kỹ thuật lái xe số sàn: đi 2 ly hợp. Các xe đời cũ (do các chi tiết hộp số, ly hợp mòn, độ rơ lớn...); xe tải (tải trọng lớn, thường đi chậm...); hành trình điều khiển ly hơp, cần số lớn và nặng; một phần do đường sá không bằng phẳng nên kỹ thuật đi 2 ly hợp được sử dụng rộng rãi. Cách này nhằm dễ dàng hơn cho lái xe, tăng độ êm dịu khi xe vận hành (hiểu theo cách cảm nhận), bản chất là tạo sự đồng tốc (tốc độ) và đồng lực (lực kéo) tương đối giữa trục sơ cấp (nhận mô men từ động cơ qua ly hợp) và trục thứ cấp (nhận và thay đổi tỷ số truyền qua các cặp bánh răng số 1, 2, 3... rồi truyền mômen đến các bánh xe). Khi đạt được sự đồng tốc/lực thì công suất động cơ sẽ được tận dụng tốt (tăng hiệu suất, giảm tiêu hao nhiên liệu), khi đó, xe chuyển động em dịu hơn, các chi tiết của hệ thống truyền lực (từ ly hợp đến bánh xe) sẽ bền hơn.

Về kỹ thuật đi 2 ly hợp, có 2 cách nói dễ nhớ và truyền miệng:
1. Khi tăng số: Vút - Cạch - Cạch
- Vút: đạp từ từ chân ga cho xe chuyển động nhanh dần lên -> đến tốc độ nhất định, tiếng động cơ nghe sẽ hơi gằn do tỷ số truyền ở số hiện tại không phù hợp với tốc độ và công suất động cơ sẽ là thời điểm để tăng số;
- Cạch: đạp LH, về số 0, nhả bàn đạp LH
- Cạch: đạp LH, vào số cao hơn, nhả LH
Hai lần đạp ly hợp là liên tục, kết hợp nhịp nhàng với cần số.
2. Khi về số: Cạch - Vù - Cạch
- Cạch: bỏ chân ga (tốc độ động cơ giảm), đạp LH về số 0, nhả LH
- Vù: sau khi về số 0 (ko có cặp bánh răng ăn khớp nên vận tốc 2 trục sơ cấp và thứ cấp hộp số sẽ khác nhau), xe vẫn chuyển động theo quán tính (trục thứ cấp sẽ chuyển động với vận tốc theo vận tốc của xe, trục sơ cấp chuyển động theo tốc độ quay của trục khuỷu động cơ). Khi về số thấp thì mô men kéo (lực kéo) của hệ thống truyền lực sẽ lớn hơn khi ở cùng 1 tốc độ, đòi hỏi công suất động cơ (tốc độ) cũng phải tăng lên trong khi nó đang giảm. Vậy ở đây ngoài việc để đảm bảo đồng tốc về tốc độ đồng thời đảm bảo lực kéo do đó cần tăng ga nhằm tăng công suất nếu ko máy yếu -> dễ chết máy, chuyển động không êm dịu.
- Cạch: đạp LH, về số, nhả LH

Ngoài ra, các kỹ thuật khi lái như "Côn ra ga vào" vẫn được tuân thủ. Còn vành đồng tốc trong hộp số thì xe đời nào cũng có. Ở một số chủng loại, nhà thiết kế không bố trí vành đồng tốc ở các số truyền thấp (số lùi, số 1-2)
 

Dan du an

Xe ba gác
Biển số
OF-94944
Ngày cấp bằng
11/5/11
Số km
20,132
Động cơ
400,715 Mã lực
Sao bây giờ vẫn còn có cụ học lái xe bằng cái loại xe vù ga, lên số à. Chết thật. Thế lúc thi thì thi bằng xe nào nhỉ, vẫn vù ga lên số à.
 

beomap2

Xe container
Biển số
OF-159649
Ngày cấp bằng
6/10/12
Số km
9,159
Động cơ
454,484 Mã lực
Cảm ơn bạn NQ_Huy đã giải thích nguyên lý thao tác rất đầy đủ và dễ hiểu.
 

hoanglan_83

Xe tải
Biển số
OF-62936
Ngày cấp bằng
28/4/10
Số km
211
Động cơ
441,170 Mã lực
cụ mà tập lái bằng xe Giải phóng CA -10 TQ đời 5X-6X mà không đi 2 côn sẽ biết ngay thôi, hihi
 

DangHoangDe

Xe điện
Biển số
OF-113796
Ngày cấp bằng
22/9/11
Số km
4,322
Động cơ
429,629 Mã lực
Nơi ở
Hoàng Cung.
Chỉ có về số mới vù ga, còn tăng số là phải lấy đà , ngày xưa đi học toàn phải thế, xe cũ mà, phải đi côn kép nữa. Xe đời mới bây giờ chả cần. :D
 

DangHoangDe

Xe điện
Biển số
OF-113796
Ngày cấp bằng
22/9/11
Số km
4,322
Động cơ
429,629 Mã lực
Nơi ở
Hoàng Cung.
Thuật ngữ cụ chủ vừa nêu là kỹ thuật lái xe số sàn: đi 2 ly hợp. Các xe đời cũ (do các chi tiết hộp số, ly hợp mòn, độ rơ lớn...); xe tải (tải trọng lớn, thường đi chậm...); hành trình điều khiển ly hơp, cần số lớn và nặng; một phần do đường sá không bằng phẳng nên kỹ thuật đi 2 ly hợp được sử dụng rộng rãi. Cách này nhằm dễ dàng hơn cho lái xe, tăng độ êm dịu khi xe vận hành (hiểu theo cách cảm nhận), bản chất là tạo sự đồng tốc (tốc độ) và đồng lực (lực kéo) tương đối giữa trục sơ cấp (nhận mô men từ động cơ qua ly hợp) và trục thứ cấp (nhận và thay đổi tỷ số truyền qua các cặp bánh răng số 1, 2, 3... rồi truyền mômen đến các bánh xe). Khi đạt được sự đồng tốc/lực thì công suất động cơ sẽ được tận dụng tốt (tăng hiệu suất, giảm tiêu hao nhiên liệu), khi đó, xe chuyển động em dịu hơn, các chi tiết của hệ thống truyền lực (từ ly hợp đến bánh xe) sẽ bền hơn.

Về kỹ thuật đi 2 ly hợp, có 2 cách nói dễ nhớ và truyền miệng:
1. Khi tăng số: Vút - Cạch - Cạch
- Vút: đạp từ từ chân ga cho xe chuyển động nhanh dần lên -> đến tốc độ nhất định, tiếng động cơ nghe sẽ hơi gằn do tỷ số truyền ở số hiện tại không phù hợp với tốc độ và công suất động cơ sẽ là thời điểm để tăng số;
- Cạch: đạp LH, về số 0, nhả bàn đạp LH
- Cạch: đạp LH, vào số cao hơn, nhả LH
Hai lần đạp ly hợp là liên tục, kết hợp nhịp nhàng với cần số.
2. Khi về số: Cạch - Vù - Cạch
- Cạch: bỏ chân ga (tốc độ động cơ giảm), đạp LH về số 0, nhả LH
- Vù: sau khi về số 0 (ko có cặp bánh răng ăn khớp nên vận tốc 2 trục sơ cấp và thứ cấp hộp số sẽ khác nhau), xe vẫn chuyển động theo quán tính (trục thứ cấp sẽ chuyển động với vận tốc theo vận tốc của xe, trục sơ cấp chuyển động theo tốc độ quay của trục khuỷu động cơ). Khi về số thấp thì mô men kéo (lực kéo) của hệ thống truyền lực sẽ lớn hơn khi ở cùng 1 tốc độ, đòi hỏi công suất động cơ (tốc độ) cũng phải tăng lên trong khi nó đang giảm. Vậy ở đây ngoài việc để đảm bảo đồng tốc về tốc độ đồng thời đảm bảo lực kéo do đó cần tăng ga nhằm tăng công suất nếu ko máy yếu -> dễ chết máy, chuyển động không êm dịu.
- Cạch: đạp LH, về số, nhả LH

Ngoài ra, các kỹ thuật khi lái như "Côn ra ga vào" vẫn được tuân thủ. Còn vành đồng tốc trong hộp số thì xe đời nào cũng có. Ở một số chủng loại, nhà thiết kế không bố trí vành đồng tốc ở các số truyền thấp (số lùi, số 1-2)
Chuẩn rùi cụ ạ. :D Xe đời mới thì đỡ hơn. Còn các cụ kêu đi MT mỏi chân côn khi đi trong phố là các cụ đi chưa chuẩn và dùng chưa đúng chân côn ạ. Chứ đi chuẩn nó cũng nhàn ngang AT thôi.:D
 
Chỉnh sửa cuối:

ngdanthanh

Xe tải
Biển số
OF-83499
Ngày cấp bằng
22/1/11
Số km
204
Động cơ
414,264 Mã lực
Kỹ thuật vù ga chỉ dành cho xe đời cổ thôi, hiện nay không cần nữa. Nguyên lý của nó như sau:

Cùng một tốc độ lăn bánh, hiển nhiên rằng: nếu đi bằng số nhỏ sẽ cần tốc độ tua máy cao, nếu đi bằng số lớn sẽ cần tốc độ tua máy thấp.

Lấy ví dụ đơn giản cho dễ hiểu: giả sử chạy số 1 đạt 7 km/h ở tốc độ tua máy 1000 rpm, nhưng cũng với 1000 rpm, nếu đi số 2 đạt 15 km/h.

Đặt tình huống cụ đang chạy với tốc độ 15km/h ở số 1, cụ cần chuyển sang số 2.

Tốc độ tua máy hiện tại đang là 2142 rpm. Khi sang số 2, tốc độ tua máy thích hợp phải là 1000 rpm.

Nếu không có bộ đồng tốc, khi chuyển số sẽ khó khăn khi vào số, nếu vào được số, khi nhả côn cũng sẽ gây ra hiện tượng xe vọt lên vì lúc đó tốc độ tua máy 2142 rpm ở số 2 tương đương với tốc độ 32km/h.

Để tránh hiện tượng xe vọt lên, nhiệm vụ của cụ là phải hạ tốc độ tua máy xuống 1000 rpm trước khi vào số 2.

Cách làm:

1> Đạp côn, trả số về mo.

2> Nhả côn, nhả ga (thường thì các cụ đã sớm nhả ga từ bước 1 - theo phản xạ - nên không cần quan tâm đến việc nhả ga ở bước này).

Lúc này, côn và động cơ quay như nhau, chờ đến khi tốc độ động cơ (từ 2142 rpm) về 1000 rpm thì chuyển sang bước 3.

3> Đạp côn, vào số 2. Lúc này động cơ đang quay ở tốc độ 1000 rpm (cùng với tốc độ của bánh răng số 2) nên vào số dễ dàng, khi nhả côn cũng không có hiện tượng xe chồm lên.

===============================

Ngược lại, đặt giả thiết là cụ đang đi tốc độ 15km/h ở số 2, nay muốn về số 1.

Tốc độ quay của động cơ đang là 1000 rpm, cụ cần phải tăng lên 2142 rpm trước khi vào số 1.

Cách làm:

1> Đạp côn, trả về mo.

2> Nhả côn, đạp ga, khi nào tốc độ tua máy (và côn) đạt 2142 rpm thì chuyển sang bước 3.

3> Đạp côn, vào số 1, nhả côn.

===============================

Về lý thuyết là vậy.

Trong thực tế, không ai có thể canh chính xác tốc độ vòng tua một cách tuyệt đối (vì còn phải tập trung nhìn đường) nên cũng chỉ làm tương đối. Nghĩa là: bước nhả ga khi lên số, và bước tăng ga khi giảm số được thực hiện theo cảm tính, mức độ chính xác sẽ phụ thuộc vào kinh nghiệm lái xe của tài xế.

Các loại xe du lịch hiện nay đều đã có tích hợp sẵn bộ đồng tốc nên không cần phải quan tâm đến kỹ thuật này nữa.

Vấn đề xe vọt lên (khi lên số) hoặc bị giật (khi về số) có thể khắc phục khá hiệu quả bằng cách nhả côn từ tốn.
 

tainon

Xe điện
Biển số
OF-6949
Ngày cấp bằng
11/7/07
Số km
3,507
Động cơ
576,110 Mã lực
Vù ga là để tăng tốc độ động cơ lên cho nó đông tốc khi cài số. Cụ danthanh thử nhả ga ra vào số nhả côn nhanh xem nó có giật tung lên không. Để êm xe bao giờ khi nhả côn cũng đỡ lại một tí để đợi nó đồng tốc nhưng nếu vù ga chuẩn có thể nhả côn nhanh mà không bị giật.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top