Trong thị trường chứng khoán có một lý thuyết rất nổi tiếng đó là Random Walk (Bước đi ngẫu nhiên). Lý thuyết này cho rằng mọi tăng giảm của cổ phiếu hoàn toàn chỉ là ngẫu nhiên và không thể đoán định, đồng nghĩa với việc xác suất tăng/giảm của 1 cổ phiếu là 50/50. Thế nhưng trong thị trường lại không phải như vậy, rất nhiều thống kê đã chỉ ra có đến 70-80% các nhà đầu tư là thua lỗ. Câu hỏi đặt ra là: Tại sao có đến 70-80% nhà đầu tư là thua lỗ, trong khi nếu tất cả đều là ngẫu nhiên thì là 50/50 ? Theo suy nghĩ thông thường thì chỉ loanh quanh 50% số nhà đầu tư là thua thôi chứ nhỉ?
Chúng ta hãy cùng xem xét 1 bài toán nư sau để có thể trả lời cho câu hỏi này
Mỗi tháng nhà đầu tư A sẽ mua và bán 1 cổ phiếu. (Mua đầu tháng, bán cuối tháng). Anh ta liên tục lặp lại việc làm này trong nhiều năm vì tin tưởng rằng mình có khả năng dự đoán được thị trường. Tuy nhiên anh ta lại ít khi nghiên cứu kỹ lưỡng chất lượng sản phẩm hay sức khỏe tài chính của các công ty, anh thường đầu tư theo tin tức, theo cảm nhận của bản thân. Việc thiếu các phân tích mang tính cơ bản khiến cho các phân tích của anh ta không được chính xác lắm. Nhưng vì thị trường mang tính ngẫu nhiên rất cao nên chúng ta giả định những dự đoán của anh ta đúng được 48% (nếu hoàn toàn ngẫu nhiên sẽ là 50%). Như vậy xác suất anh ta chiến thắng mỗi một lần đầu tư là 48%, và xác suất thua là 52%. Chúng ta giả định nếu chiến thắng, anh ta sẽ thu được được 1 đồng còn nếu thua anh ta thua 1.2 đồng. Giả định như vậy vì bất vận kể khi thắng hay thua, anh ta đều sẽ phải trả tiền phí + thuế, cũng như thỉnh thoảng bị margin call, khiến cho khi thua thì thua nhiều hơn một chút so với khi thắng. Và giờ chúng ta hãy cùng xem xét trong các khoảng thời gian dài ngắn khác nhau, xác suất nhà đầu tư A này chiến thắng là bao nhiêu %
Chúng ta sử dụng mô hình giả lập Monte Carlo để tính toán và có được kết quả là:
Xác suất sau 1 năm, nhà đầu tư A thua lỗ là 67%.
Xác suất sau 5 năm, nhà đầu tư A thua lỗ là 82%.
Xác suất sau 10 năm, nhà đầu tư A thua lỗ là 92%.
Chúng ta có thể kết luận gì?
Như chúng ta đã thấy, dù rằng xác suất thắng/thua của nhà đầu tư A gần như 50/50 (ta giả định là 48/52) thì về dài hạn xác suất anh ta thua trong 1 năm là 67%, trong 5 năm là 82% và trong 10 năm lên tới 92%. Điều này có nghĩa là trong mỗi bước đi, mỗi dự đoán, nhà đầu tư chỉ cần hơi sai sót một chút là về dài hạn sẽ dẫn tới kết quả rất tiêu cực. Bạn không cần quá sai để mất tiền, bạn chỉ cần sai một chút thôi là đã quá đủ để bạn mất tiền trong thị trường chứng khoán. Thị trường có thể là hoàn toàn ngẫu nhiên (nếu tuân theo lý thuyết Random walk), nhưng nếu bạn luôn tự mình làm dự đoán của bản thân yếu đi một chút bằng việc thiếu trang bị kiến thức, thiếu những kỹ năng cơ bản trong đầu tư, thì bạn sẽ luôn đón nhận thất bại. Và thất bại này rất ổn định, rất bền vững cho đến khi nào bạn chịu thay đổi bản thân, hoặc dừng không đầu tư nữa.
Qua ví dụ trên đây chúng ta đã có thể lý giải vì sao lên đến 70-80% nhà đầu tư là thua lỗ, trong khi xác suất tăng/ giảm, thắng thua lúc nào cũng chỉ trong khoảng 50/50. Bởi vì có quá nhiều nhà đầu tư nghiệp dư, thiếu kiến thức trong thị trường. Họ tham gia với mong muốn giàu nhanh, coi thị trường như một sòng bạc. Những người như vậy chắc chắn sẽ đón nhận thất bại, vì điều đơn giản, lý thuyết xác suất luôn luôn đúng khi có một tập dữ liệu đủ lớn. Các thói quen, hành vi của bạn trong đầu tư sẽ dẫn đến kết quả chiến thắng hay thất bại, may rủi hên xui chỉ là nhất thời, kết quả trong dài hạn luôn phản ánh chính xác khả năng của bạn. Vì thế, nếu không muốn mất tiền trong thị trường chứng khoán, hãy trang bị cho mình một hành trang đủ mạnh, trước khi thực sự bước chân vào cuộc chiến khốc liệt này.
(Trích sách Quant Trading – Hoàng Tùng)
Chúng ta hãy cùng xem xét 1 bài toán nư sau để có thể trả lời cho câu hỏi này
Mỗi tháng nhà đầu tư A sẽ mua và bán 1 cổ phiếu. (Mua đầu tháng, bán cuối tháng). Anh ta liên tục lặp lại việc làm này trong nhiều năm vì tin tưởng rằng mình có khả năng dự đoán được thị trường. Tuy nhiên anh ta lại ít khi nghiên cứu kỹ lưỡng chất lượng sản phẩm hay sức khỏe tài chính của các công ty, anh thường đầu tư theo tin tức, theo cảm nhận của bản thân. Việc thiếu các phân tích mang tính cơ bản khiến cho các phân tích của anh ta không được chính xác lắm. Nhưng vì thị trường mang tính ngẫu nhiên rất cao nên chúng ta giả định những dự đoán của anh ta đúng được 48% (nếu hoàn toàn ngẫu nhiên sẽ là 50%). Như vậy xác suất anh ta chiến thắng mỗi một lần đầu tư là 48%, và xác suất thua là 52%. Chúng ta giả định nếu chiến thắng, anh ta sẽ thu được được 1 đồng còn nếu thua anh ta thua 1.2 đồng. Giả định như vậy vì bất vận kể khi thắng hay thua, anh ta đều sẽ phải trả tiền phí + thuế, cũng như thỉnh thoảng bị margin call, khiến cho khi thua thì thua nhiều hơn một chút so với khi thắng. Và giờ chúng ta hãy cùng xem xét trong các khoảng thời gian dài ngắn khác nhau, xác suất nhà đầu tư A này chiến thắng là bao nhiêu %
Chúng ta sử dụng mô hình giả lập Monte Carlo để tính toán và có được kết quả là:
Xác suất sau 1 năm, nhà đầu tư A thua lỗ là 67%.
Xác suất sau 5 năm, nhà đầu tư A thua lỗ là 82%.
Xác suất sau 10 năm, nhà đầu tư A thua lỗ là 92%.
Chúng ta có thể kết luận gì?
Như chúng ta đã thấy, dù rằng xác suất thắng/thua của nhà đầu tư A gần như 50/50 (ta giả định là 48/52) thì về dài hạn xác suất anh ta thua trong 1 năm là 67%, trong 5 năm là 82% và trong 10 năm lên tới 92%. Điều này có nghĩa là trong mỗi bước đi, mỗi dự đoán, nhà đầu tư chỉ cần hơi sai sót một chút là về dài hạn sẽ dẫn tới kết quả rất tiêu cực. Bạn không cần quá sai để mất tiền, bạn chỉ cần sai một chút thôi là đã quá đủ để bạn mất tiền trong thị trường chứng khoán. Thị trường có thể là hoàn toàn ngẫu nhiên (nếu tuân theo lý thuyết Random walk), nhưng nếu bạn luôn tự mình làm dự đoán của bản thân yếu đi một chút bằng việc thiếu trang bị kiến thức, thiếu những kỹ năng cơ bản trong đầu tư, thì bạn sẽ luôn đón nhận thất bại. Và thất bại này rất ổn định, rất bền vững cho đến khi nào bạn chịu thay đổi bản thân, hoặc dừng không đầu tư nữa.
Qua ví dụ trên đây chúng ta đã có thể lý giải vì sao lên đến 70-80% nhà đầu tư là thua lỗ, trong khi xác suất tăng/ giảm, thắng thua lúc nào cũng chỉ trong khoảng 50/50. Bởi vì có quá nhiều nhà đầu tư nghiệp dư, thiếu kiến thức trong thị trường. Họ tham gia với mong muốn giàu nhanh, coi thị trường như một sòng bạc. Những người như vậy chắc chắn sẽ đón nhận thất bại, vì điều đơn giản, lý thuyết xác suất luôn luôn đúng khi có một tập dữ liệu đủ lớn. Các thói quen, hành vi của bạn trong đầu tư sẽ dẫn đến kết quả chiến thắng hay thất bại, may rủi hên xui chỉ là nhất thời, kết quả trong dài hạn luôn phản ánh chính xác khả năng của bạn. Vì thế, nếu không muốn mất tiền trong thị trường chứng khoán, hãy trang bị cho mình một hành trang đủ mạnh, trước khi thực sự bước chân vào cuộc chiến khốc liệt này.
(Trích sách Quant Trading – Hoàng Tùng)