[Thảo luận] Tại sao độ chụm bị thay đổi ?

montero2

Xe tải
Biển số
OF-98544
Ngày cấp bằng
3/6/11
Số km
376
Động cơ
402,720 Mã lực
Nơi ở
26 Nguyễn Khánh Toàn, Q. Cầu Giấy, Hà Nội ( đối d
Website
huntervietnam.vn

Tư vấn kỹ thuật:


Những lý do phổ biến làm thay đổi góc đặt bánh xe.

http://huntervietnam.vn/vi/Pages/cat/de/tai-sao-do-chum-bi-thay-doi









Các chi tiết của cơ cấu lái và giảm xóc bị va đập do:

  • Lao vào ổ gà
  • Đâm vào vỉa ba toa tại bãi đỗ xe
  • Chẹt vào những vật cứng trên đường
  • Sa bánh vào những chỗ sâu hoặc xóc nẩy trên đường


Lò xo chịu lực bị quá tải do:

  • Chở quá tải
  • Lò xo bị dãn, ép quá mức :
    • Đi vào đường xấu
    • Giảm xóc yếu
Bị mòn các chi tiếp của giảm xóc và cơ cấu của hệ thống lái

  • Các chi tiết đã sử dụng lâu năm
  • Phương tiện chở quá tải
  • Tác động của lốp
  • Phụ tùng hỏng


Sau đây là một ví dụ:



Trước khi lao ổ gà Tác hại khi lao ổ gà

Độ chụm = 0/ Vô lăng thẳng Làm thay đổi độ chụm tổng





Độ chụm tổng tự chia lại 2 bên

Vô lăng bị vẹo/ Lốp bị ăn mòn má trong



Khi Góc đặt bánh xe nằm trong tiêu chuẩn - xe không bị nhao lái - vô lăng thẳng khi xe đi thẳng.









Khi xe bị lao ổ gà - làm cho cụm rô tuyn bị hơi dãn - Bây giờ thì độ chụm tổng bị thay đổi do chiều dài quả rô tuyn lái một bên bánh xe bị thay đổi - Việc này làm bánh trước sẽ bị lệch sang bên trong khi xe chạy thẳng - dẫn đến vô lăng bị vẹo - và hậu quả là lốp xe sẽ bị mòn nhanh từ mặt trong .

Vui lòng liên hệ nhà phân phối T&S Car Tek Ltd để biết thêm chi tiết.
 

thang_

Xe đạp
Biển số
OF-695545
Ngày cấp bằng
21/8/19
Số km
33
Động cơ
99,130 Mã lực
Tuổi
25
Hay quá ạ :D
 

dungbacauto

Xe tăng
Biển số
OF-729029
Ngày cấp bằng
13/5/20
Số km
1,119
Động cơ
83,512 Mã lực
Tuổi
42
Việc căn chỉnh lại bánh xe ô tô bạn có đang hay quan tâm, hay bạn chỉ để ý đến độ mòn, hơi lốp ô tô.
Ô tô thường gặp hiện tượng lệch góc đặt bánh xe sau thời gian dài sử dụng. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến độ chính xác của tay lái và an toàn nói chung.
Một số chuyên gia về bảo dưỡng xe ô tô cho biết một hệ thống bánh xe chỉ được coi là tối ưu khi đảm bảo được khả năng nâng toàn bộ xe vừa phải đảm bảo khả năng bám đường, cũng như giảm thiểu độ mài mòn lốp xe. Tuy nhiên, sau một thời sử dụng, chắc chắn hệ thống bánh xe sẽ có những sự mài mòn cơ học do sức ép từ trọng lượng xe và môi trường bên ngoài, dẫn đến hiện tượng lệch góc bánh xe so với tiêu chuẩn lúc sản xuất.
Tuy nhiên, người lái xe thường bỏ qua bước kiểm tra góc đặt xe mà chỉ kiểm tra độ cân bằng lốp ô tô. Việc này sẽ khiến bạn không biết hệ thống bánh lái của xe có bị lệch hay không, dẫn đến nhiều mối nguy hiểm cho xe như xe ô tô bị nhao lái, mất lái…
Các loại góc bánh xe
Góc Caster
Đây là góc nhả phía trước hay sau so với trục quay bánh so với phương thẳng đứng, góc nhìn ngang xe. Caster sẽ được đo bằng độ và phút. Nếu góc Caster dương tức là bánh có hướng ngả về sau, nếu ngược lại thì tức là caster âm.
Góc Caster dương (chuẩn) sẽ giúp xe chuyển động theo hướng khung xe và tự trả lái vào cua. Trong khi đó, nếu góc Caster không bằng nhau ở 2 phía sẽ khiến xe bị nhao lái về bên có góc Caster thấp hơn. Caster bên phải +2.0 độ, bên trái + 3.0 độ thì sẽ nhao về bên phải nhiều hơn. Khi ấy, người dùng xe sẽ cần một số cách để chỉnh góc caster.
Góc Camber
Đây là góc lật bánh và hay ra ngoài của xe, góc bánh được tính từ hướng nhìn phía trước đầu xe vào (hoặc phía sau). Nếu bánh có hướng ngả ra ngoài, tức là đang có góc camber dương, còn nếu bánh ngả vào trong thì tức là bánh xe có góc camber âm.
Góc camber sẽ giúp giảm thiểu lực tác động của mặt đường lên hệ thống bánh lái. Nếu góc camber không được đúng tiêu chuẩn, lốp xe sẽ bị lốp má trong hoặc ngoài tương ứng với trường hợp góc camber dương quá mức cần thiết và góc camber âm quá mức.
Góc Toe
Đây là khoảng cách hiệu số từ 2 lốp trước hoặc sau được đo từ 1 trục đường thẳng, có thể được tính bằng độ, phút hoặc mm. Góc Toe dương khi phía trước bánh ngắn so với phía sau, và âm khi phía 2 bánh phía trước dài hơn hai bánh phía sau. Nếu độ chụm bánh xe ô tô bị lệch, xe của bạn sẽ bị mòn lốp nhanh đồng thời là sẽ dẫn tới việc vô lăng bị lệch đi khiến việc lái xe trở nên khó khăn hơn rất nhiều.
Những dấu hiệu cần phải kiểm tra và cân chỉnh góc bánh xe
Trên thực tế, không phải lúc nào sau một thời gian xe mới bị lệch góc đặt bánh xe. Đã có nhiều trường hợp xe chỉ sau một cú xóc mạnh đã bị lệch khỏi chuẩn và dẫn tới nhiều hậu quả nghiêm trọng nếu không có cách điều chỉnh góc đặt bánh xe kịp thời lại.
Việc lệch góc bánh cũng rất khó để người lái xe có thể nhận biết rõ ràng được. Bởi việc lệch thường diễn ra từ từ và người dùng xe chỉ việc dùng sức để ghì lại vô lăng, dẫn tới việc không cảm nhận được sự thay đổi và việc này rất nguy hiểm cho chính người lái xe và mọi người xung quanh. Chính vì lẽ đó, chỉ cần có một cảm nhận nhỏ về việc lốp mòn bất thường, bánh xe bị rung, vô lăng bị lệch… cả ngay sau thay lốp thời gian ngắn, bạn cần phải kiểm tra lại độ lệch của bánh và thực hiện quy trình điều chỉnh độ chụm bánh xe nếu cảm thấy cần thiết.
Kiểm tra góc đặt bánh xe nên thực hiện tại các địa điểm bảo dưỡng ô tô uy tín – những nơi có thiết bị kiểm tra góc đặt bánh xe để đảm bảo nhất về độ chính xác. Bạn không nên tự cân chỉnh lại góc bánh, bởi làm thế có thể sẽ khiến bánh xe bị lệch nặng hơn lúc đầu do không đủ các trang thiết bị cần thiết cũng như kỹ thuật tay nghề của thợ. Do đó, ngoài việc phải lưu ý để lái xe an toàn, bạn cũng cần phải thường xuyên kiểm tra hệ thống bánh lái để chắc chắn xe mình luôn vận hành ổn định.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top