Tài mơ hỏi - Khái niệm "côn hai nấc"

Viking

Xe điện
Biển số
OF-8365
Ngày cấp bằng
17/8/07
Số km
4,227
Động cơ
579,203 Mã lực
Nơi ở
nơi ấy, trên ngọn núi cao.
Các cụ cho nhà cháu hỏi, thỉnh thoảng nhà cháu đi la liếm chỗ mấy ông anh chạy xe tán phét với nhau thấy hay nhắc đến từ " côn hai nấc" kiểu như " Xe mày côn hai nấc mợ nó rồi, chạy một thời gian nữa rồi đi kiểm tra đi"
Thế cái côn hai nấc đấy là cái gì hả các cụ??
 

BoTho

Xe tải
Biển số
OF-17252
Ngày cấp bằng
11/6/08
Số km
257
Động cơ
509,246 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường
Các cụ cho nhà cháu hỏi, thỉnh thoảng nhà cháu đi la liếm chỗ mấy ông anh chạy xe tán phét với nhau thấy hay nhắc đến từ " côn hai nấc" kiểu như " Xe mày côn hai nấc mợ nó rồi, chạy một thời gian nữa rồi đi kiểm tra đi"
Thế cái côn hai nấc đấy là cái gì hả các cụ??

Trong lúc nhả côn ra sẽ có một đoạn côn bám hoặc không bám để quyết định lăn bánh hay chỉ nổ máy rồ ga. Đoạn này về lý thuyết là rất ngắn.

Em hiểu côn 2 nấc là bị "rơ" nên đáng nhẽ đến đấy là phải bám nhưng nó "rơ" nên nhả ra thêm 1 đoạn nữa.

Cái đó là 2 nấc.

Em xin được giải thích theo ngôn ngữ bà ngoại (Grand mother talk) cho dễn truyền tải ạ.

:)
 

Tít và Mít

Xe tải
Biển số
OF-20742
Ngày cấp bằng
3/9/08
Số km
241
Động cơ
501,700 Mã lực
Trong lúc nhả côn ra sẽ có một đoạn côn bám hoặc không bám để quyết định lăn bánh hay chỉ nổ máy rồ ga. Đoạn này về lý thuyết là rất ngắn.

Em hiểu côn 2 nấc là bị "rơ" nên đáng nhẽ đến đấy là phải bám nhưng nó "rơ" nên nhả ra thêm 1 đoạn nữa.

Cái đó là 2 nấc.

Em xin được giải thích theo ngôn ngữ bà ngoại (Grand mother talk) cho dễn truyền tải ạ.

:)
Đã vote bác viết hay quá! (phần chữ kí bác cứ dụ em vô mà)
Nhưng em chả hiểu gì mấy! :69:
 

Ta^.pLa'i

Xe buýt
Biển số
OF-2165
Ngày cấp bằng
28/10/06
Số km
635
Động cơ
562,720 Mã lực
Hình như côn dây mới bị vậy, côn dầu không bị. Em cũng la liếm nghe được vậy :^)
 

matiz Joy

Xe hơi
Biển số
OF-19691
Ngày cấp bằng
8/8/08
Số km
106
Động cơ
502,840 Mã lực
Hồi em học, cả bọn cãi nhau về vấn đề sau: Đi 2 côn.
Tức là đạp côn-ra số không- thả côn-đạp côn và vào số tiếp.
Nhiều người nói phải đi như vậy mới không hại xe. Bọn em hỏi thầy, thầy bảo chịu, chẳng biết có lợi hay hại thế nào?
Các bác có ý kiến gì cho em biết với! Em đi toàn quen chân đạp một phát và đổi số luôn cho đỡ rắc rối (chắ thế gọi là đi một côn nhỉ?)
 

vietvoiz

Xe container
Biển số
OF-7990
Ngày cấp bằng
14/8/07
Số km
9,198
Động cơ
627,788 Mã lực
Tuổi
51
Nơi ở
+21.03216 +105.86850
Website
www.vietvoiz.com
Đi hai côn là một kỹ thuật hay dùng với xe cũ, cổ do mấy ông tài cổ truyền bá (hình như đã có thớt nói rồi, xe đời cổ nó không có đồng tốc gì đó nên phải làm thế, xe đời mới có đồng tốc nên chỉ 1 côn thôi, trên này có cụ pickup4WD có cái xe Uaz đã được độ thêm bộ đồng tốc thì phải), cháu nghĩ nó khác côn 2 nấc mà cụ chủ thớt đề cập. Theo cháu nó dư lày:

Lá côn nó bị cũ tuy chưa mòn hết nhưng nó bị chai bề mặt, khi nhả côn ít nó không bám, lúc nhả hết nó mới bám "bập" một cái, có kinh nghiệm đi xe cảm thấy được điều này . Côn còn tốt thì bề mặt nó mềm nhả chân côn đến đâu nó ăn đến đấy từ từ . Kết luận đi thay lá côn là đúng rồi
 

sakuraluu

Xe buýt
Biển số
OF-16431
Ngày cấp bằng
18/5/08
Số km
639
Động cơ
516,402 Mã lực
Nơi ở
HN
Đúng rùi, em cũng nghĩ như bác vietvoiz. Em thỉnh thoảng đi cùng với mấy bác tài già, nhất là mấy bác lái xe từ thời chiến, các bác ấy hay quen khái niệm "côn 2 nấc" vì hồi đó còn lởm, xe cứ phải vào côn để nhả số, nhả ra, sau đó lại côn để vào số tiếp, k như kiểu bây giờ là đạp côn rồi sang số luôn đâu.:P:P
 

myhauvuong

Xe buýt
Biển số
OF-14249
Ngày cấp bằng
25/3/08
Số km
676
Động cơ
521,821 Mã lực
ngày em đi học lái xe, học phải xe U oát cũ phải đi côn 2 nấc đấy, phát ốm, híc toàn phải về mo rồi mới vào các số khác được , vãi hàng
 

BoTho

Xe tải
Biển số
OF-17252
Ngày cấp bằng
11/6/08
Số km
257
Động cơ
509,246 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường
Đi hai côn là một kỹ thuật hay dùng với xe cũ, cổ do mấy ông tài cổ truyền bá (hình như đã có thớt nói rồi, xe đời cổ nó không có đồng tốc gì đó nên phải làm thế, xe đời mới có đồng tốc nên chỉ 1 côn thôi, trên này có cụ pickup4WD có cái xe Uaz đã được độ thêm bộ đồng tốc thì phải), cháu nghĩ nó khác côn 2 nấc mà cụ chủ thớt đề cập. Theo cháu nó dư lày:

Lá côn nó bị cũ tuy chưa mòn hết nhưng nó bị chai bề mặt, khi nhả côn ít nó không bám, lúc nhả hết nó mới bám "bập" một cái, có kinh nghiệm đi xe cảm thấy được điều này . Côn còn tốt thì bề mặt nó mềm nhả chân côn đến đâu nó ăn đến đấy từ từ . Kết luận đi thay lá côn là đúng rồi




Em xin bổ sung là bánh răng số đồng tốc ạ.




:69::69::69:
 

Viking

Xe điện
Biển số
OF-8365
Ngày cấp bằng
17/8/07
Số km
4,227
Động cơ
579,203 Mã lực
Nơi ở
nơi ấy, trên ngọn núi cao.
Cảm ơn các cụ đã nhiệt tình trả lời, nhà cháu thấy bây giờ lại tòi ra thêm một khái niệm nữa là "đi hai côn"
Theo nhà cháu hiểu thì "đi hai côn" và "côn hai nấc" là hai thứ khác nhau dư lày, không biết đúng không:

Côn hai nấc là "Lá côn nó bị cũ tuy chưa mòn hết nhưng nó bị chai bề mặt, khi nhả côn ít nó không bám, lúc nhả hết nó mới bám "bập" một cái, có kinh nghiệm đi xe cảm thấy được điều này . Côn còn tốt thì bề mặt nó mềm nhả chân côn đến đâu nó ăn đến đấy từ từ" như cụ Vịt Vòi phát biểu, cái này do lá côn mòn.

Đi hai côn thì như cụ Mất Joy nói "Tức là đạp côn-ra số không- thả côn-đạp côn và vào số tiếp." cái này do xe cổ không có đồng tốc ( bánh răng đồng tốc ). Nhưnh nhà cháu nhớ thầy dạy vụ xe cổ không đồng tốc này nó liên quan đến một thứ khác là "kỹ thuật vù ga" (Vụ này có trong phần câu hỏi lý thuyết 300 câu đấy).

Ý các cụ sao ạ??
 

namcuifTài khoản đã xác minh

OF vì cộng đồng
Biển số
OF-8687
Ngày cấp bằng
21/8/07
Số km
1,234
Động cơ
551,231 Mã lực
Hồi xưa bọn em học lái xe (xe tải nhẹ GAZ 53), cũng phải đi 2 côn, thầy giáo dạy thế này:
Lên số thì phải lấy đà
Về số thì phải vù ga giữa chừng

Xe cổ cũng phải có đồng tốc chứ, chẳng qua là nó hơi lởm, nên phải đi 2 côn cho đỡ hại hộp số
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top