Nhân vụ 1 ofer nói về việc sửa đổi sgk, em chia sẻ câu chuyện vê ký ức...
Một chiều hè oi gắt, người bạn làm nghiên cứu văn hóa gợi nhắc cho tôi về những khoảng trống ký ức trong dòng diễn tiến của lịch sử. Khi sự thật bị che giấu, trong dòng chảy ấy, con người đáng buồn thay lại trở thành những nhân chứng và nạn nhân không tự biết khi tư duy và nhân tính hao hụt dần.
Những mảnh vụn – Ảnh: Sài Gòn nhìn từ bên kia sông – Cương Trần.
Đối với Việt Nam, có nhiều ý kiến của các sử gia cho hay cần “phải viết lại sách giáo khoa Lịch sử“, để ứng xử lại với nhận thức và tâm hồn của thế hệ trẻ Việt. Bởi vì lịch sử là sự tiếp biến của ký ức. Không chỉ là ký ức chiến tranh, mà còn là bề dày của lịch sử văn minh dân tộc, của đa dạng tộc người, sự chuyển dịch của những dòng di cư, những tiếp nối văn hóa, hay lịch sử kiến tạo của nhà nước, quốc gia. Đó là những trang sử rất đẹp của dân tộc. Nhưng lịch sử được giảng dạy phổ biến thì không thế. Đó là lịch sử chiến tranh với góc nhìn một chiều. Dễ hiểu vì sao người trẻ Việt không yêu sử Việt. Bởi vì lịch sử họ được học không trao cho họ niềm tin hay giá trị kiến tạo đời sống.
Cùng nhìn sang Hàn Quốc, trong nhiều năm kể từ sau cuộc tham chiến kết thúc, những tội ác của binh lính Hàn Quốc đối với dân thường Việt Nam bị giữ trong vòng bí mật. Năm 1999, tờ The Hankyoreh21 đăng loạt phóng sự của nữ ký giả Ku Su-Jeong về những vụ thảm sát của quân đội Hàn Quốc tại Việt Nam, tiếp đến là loạt bài viết khác cùng dòng của tòa báo. Một cuộc tự vấn lương tâm gây nên chấn động lớn trong xã hội Hàn Quốc. Trong số cựu binh Hàn Quốc, nhiều người tức giận vì sự thật bị phơi bày, nhưng nhiều người đã trở lại làng Bình Hòa, Quảng Ngãi, quỳ lạy trước tấm bia tưởng niệm để nói lời xin lỗi Việt Nam, sau hơn nửa thế kỷ kể từ vụ thảm sát 1966. Không chỉ thế hệ trước, nhiều thanh niên Hàn Quốc cũng âm thầm tới Việt Nam, viếng nhang, mặc niệm, làm tình nguyện… để bày tỏ lời xin lỗi chân thành trước những tội lỗi mà cha ông họ từng gây ra.
....
(Còn tiếp)
Lê Trai
Một chiều hè oi gắt, người bạn làm nghiên cứu văn hóa gợi nhắc cho tôi về những khoảng trống ký ức trong dòng diễn tiến của lịch sử. Khi sự thật bị che giấu, trong dòng chảy ấy, con người đáng buồn thay lại trở thành những nhân chứng và nạn nhân không tự biết khi tư duy và nhân tính hao hụt dần.
Những mảnh vụn – Ảnh: Sài Gòn nhìn từ bên kia sông – Cương Trần.
Đối với Việt Nam, có nhiều ý kiến của các sử gia cho hay cần “phải viết lại sách giáo khoa Lịch sử“, để ứng xử lại với nhận thức và tâm hồn của thế hệ trẻ Việt. Bởi vì lịch sử là sự tiếp biến của ký ức. Không chỉ là ký ức chiến tranh, mà còn là bề dày của lịch sử văn minh dân tộc, của đa dạng tộc người, sự chuyển dịch của những dòng di cư, những tiếp nối văn hóa, hay lịch sử kiến tạo của nhà nước, quốc gia. Đó là những trang sử rất đẹp của dân tộc. Nhưng lịch sử được giảng dạy phổ biến thì không thế. Đó là lịch sử chiến tranh với góc nhìn một chiều. Dễ hiểu vì sao người trẻ Việt không yêu sử Việt. Bởi vì lịch sử họ được học không trao cho họ niềm tin hay giá trị kiến tạo đời sống.
Cùng nhìn sang Hàn Quốc, trong nhiều năm kể từ sau cuộc tham chiến kết thúc, những tội ác của binh lính Hàn Quốc đối với dân thường Việt Nam bị giữ trong vòng bí mật. Năm 1999, tờ The Hankyoreh21 đăng loạt phóng sự của nữ ký giả Ku Su-Jeong về những vụ thảm sát của quân đội Hàn Quốc tại Việt Nam, tiếp đến là loạt bài viết khác cùng dòng của tòa báo. Một cuộc tự vấn lương tâm gây nên chấn động lớn trong xã hội Hàn Quốc. Trong số cựu binh Hàn Quốc, nhiều người tức giận vì sự thật bị phơi bày, nhưng nhiều người đã trở lại làng Bình Hòa, Quảng Ngãi, quỳ lạy trước tấm bia tưởng niệm để nói lời xin lỗi Việt Nam, sau hơn nửa thế kỷ kể từ vụ thảm sát 1966. Không chỉ thế hệ trước, nhiều thanh niên Hàn Quốc cũng âm thầm tới Việt Nam, viếng nhang, mặc niệm, làm tình nguyện… để bày tỏ lời xin lỗi chân thành trước những tội lỗi mà cha ông họ từng gây ra.
....
(Còn tiếp)
Lê Trai
Chỉnh sửa cuối: