- Biển số
- OF-35381
- Ngày cấp bằng
- 16/5/09
- Số km
- 1,057
- Động cơ
- 185,232 Mã lực
SUY GIÁP Ở PHỤ NỮ ĐANG MANG THAI
1. Thế nào là suy giáp ở phụ nữ đang mang thai?
- Là tình trạng bệnh lý do thiếu hụt hormon tuyến giáp trong máu xảy ra ở phụ nữ đang mang thai.
2. Các nguyên nhân phổ biến gây suy giáp trong thời kỳ mang thai:
- Viêm tuyến giáp mạn tính có tính chất tự miễn (viêm giáp Hashimoto).
- Phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến giáp do u giáp, K giáp.
- Điều trị Iod phóng xạ (I131) trong Basedow
- Dùng thuốc kháng giáp tổng hợp.
3. Tác động suy giáp tới người mẹ:
- Nếu người mẹ bị suy giáp không được điều trị hoặc điều trị không thường xuyên thì người mẹ có thể bị mệt mỏi, buồn ngủ cả ngày, thiếu máu,suy tim, suy gan…
- Nguy cơ người mẹ bị tiền sản giật, sản giật, chảy máu sau đẻ…
4. Tác động suy giáp đến thai nhi.
- Tuyến giáp của thai nhi được hình thành và hoạt động vào tuần thứ 12 của thai kỳ (3 tháng đầu của thai kỳ), nguồn cung cấp hormon giáp lúc này chủ yếu từ người mẹ. Do đó nếu người mẹ bị suy giáp thì thai nhi đang trong giai đoạn hình thành tổ chức, cơ quan quan trọng như não, tim, cột sống…, và có thể trẻ sẽ bị dị tất bẩm sinh, chậm phát triển trí tuệ, thể chất.
5. Điều trị suy giáp ở phụ nữ đang mang thai.
- Điều trị chủ yếu là bổ sung, thay thế hormon giáp (Levothyroxin).
- Tại bệnh viện Nội tiết TW chúng tôi đã và đang điều trị, theo dõi cho những bà mẹ suy giáp đang mang thai với kết quả rất tốt. Các bà mẹ được làm xét nghiệm kiểm tra chức năng tuyến giáp (T3, FT4, TSH) hàng tháng và bổ sung, thay đổi hàm lượng hormon giáp (Levothyroxin) dựa vào kết quả xét nghiệm chức năng tuyến giáp.
- Điều lưu ý với các bà mẹ là Levothyroxin nên uống trước ăn và uống cách ít nhất 3 giờ đối với các vitamin, acid folic, sắt để tránh giảm hấp thu.
- Bà mẹ dùng Levothyroxin có dấu hiệu tức ngực, khó thở, bồn chồn, mạch nhanh, mất ngủ, nên đến bác sĩ để kiểm tra và thay đổi hàm lượng hormon giáp.
Bs. Trần Xuân Hùng- BV Nội tiết TW
1. Thế nào là suy giáp ở phụ nữ đang mang thai?
- Là tình trạng bệnh lý do thiếu hụt hormon tuyến giáp trong máu xảy ra ở phụ nữ đang mang thai.
2. Các nguyên nhân phổ biến gây suy giáp trong thời kỳ mang thai:
- Viêm tuyến giáp mạn tính có tính chất tự miễn (viêm giáp Hashimoto).
- Phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến giáp do u giáp, K giáp.
- Điều trị Iod phóng xạ (I131) trong Basedow
- Dùng thuốc kháng giáp tổng hợp.
3. Tác động suy giáp tới người mẹ:
- Nếu người mẹ bị suy giáp không được điều trị hoặc điều trị không thường xuyên thì người mẹ có thể bị mệt mỏi, buồn ngủ cả ngày, thiếu máu,suy tim, suy gan…
- Nguy cơ người mẹ bị tiền sản giật, sản giật, chảy máu sau đẻ…
4. Tác động suy giáp đến thai nhi.
- Tuyến giáp của thai nhi được hình thành và hoạt động vào tuần thứ 12 của thai kỳ (3 tháng đầu của thai kỳ), nguồn cung cấp hormon giáp lúc này chủ yếu từ người mẹ. Do đó nếu người mẹ bị suy giáp thì thai nhi đang trong giai đoạn hình thành tổ chức, cơ quan quan trọng như não, tim, cột sống…, và có thể trẻ sẽ bị dị tất bẩm sinh, chậm phát triển trí tuệ, thể chất.
5. Điều trị suy giáp ở phụ nữ đang mang thai.
- Điều trị chủ yếu là bổ sung, thay thế hormon giáp (Levothyroxin).
- Tại bệnh viện Nội tiết TW chúng tôi đã và đang điều trị, theo dõi cho những bà mẹ suy giáp đang mang thai với kết quả rất tốt. Các bà mẹ được làm xét nghiệm kiểm tra chức năng tuyến giáp (T3, FT4, TSH) hàng tháng và bổ sung, thay đổi hàm lượng hormon giáp (Levothyroxin) dựa vào kết quả xét nghiệm chức năng tuyến giáp.
- Điều lưu ý với các bà mẹ là Levothyroxin nên uống trước ăn và uống cách ít nhất 3 giờ đối với các vitamin, acid folic, sắt để tránh giảm hấp thu.
- Bà mẹ dùng Levothyroxin có dấu hiệu tức ngực, khó thở, bồn chồn, mạch nhanh, mất ngủ, nên đến bác sĩ để kiểm tra và thay đổi hàm lượng hormon giáp.
Bs. Trần Xuân Hùng- BV Nội tiết TW