Sáng nay em lên vnex thấy bài này nên up lên cho các cụ xem. Em đọc xong thì thấy hữu ích. (link http://vnexpress.net/gl/oto-xe-may/tu-van/2012/08/loi-lai-xe-hay-bi-tuyt-coi-nhat-tai-viet-nam/) Từ kinh nghiệm bản thân và quan sát thực tế, độc giả Nguyễn Phúc Tâm chia sẻ một số lỗi mà người tham gia giao thông hay mắc phải.
1- Sai làn Đây là lỗi phổ biến, có thể nói 100% lái xe đều vi phạm.
Nguyên nhân do đường hẹp, mật độ phương tiện tham gia giao thông nhiều, nhiều người "bon chen " tìm khoảng trống, hòng có được lợi thế đi trước. Điểm a khoản 3 điều 8 Nghị định 34/CP ngày 2/4/1010 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, hành vi đi sai làn bị phạt từ 600 đến 800 nghìn đồng. Nếu trong nội thành của khu đô thị loại đặc biệt Hà Nội, TP HCM được áp dụng mức 1-1,4 triệu đồng. Hình phạt bổ sung tước GPLX 30 ngày.
2- Đè vạch liền
Nguyên nhân vẫn là đường hẹp, phương tiện đông, đã thế xe máy dàn hàng hai, hàng ba, ôtô tải đỗ rìa đường bốc xếp hàng hóa, hàng rong lấn chiến lòng đường, xe thô sơ chở cồng kênh. Chẳng có lẽ cứ phải ỉn ỉn ỉn sau những ông này mới là đúng luật?! Nhất thời phải đè vạch liền để thoát chỗ lộn xộn, để khỏi phải nghe tiếng còi inh tai từ dòng xe phía sau. Đôi khi chỉ vì tránh vũng nước, ổ gà mà tài xế cũng dễ dính bẫy "đè vạch liền"! Và "phía bên kia" cũng chỉ chờ có thế... Điểm a khoản 1 điều 8 (Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo, vạch kẻ đường ) phạt 00 - 200 nghìn đồng. Nếu trong nội thành Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, áp dụng mức 300-500 ngàn đồng. Cũng trường hợp bị xử theo điểm a khoản 2 điều 8 (chuyển làn không đúng nơi cho phép) với 300 - 500 nghìn đồng.
3- Sai làn trước khi rẽ bên phải/trái
Tính huống dễ gặp ở nơi giao nhau, đoạn có phân nhiều làn xe. Phần nhiều là do chủ quan, sơ xuất của lái xe không quan sát kỹ biển hướng dẫn, đèn tín hiệu, vạch kẻ đường. Cũng phải kể đến tình huống biển báo, vạch kẻ đường bị cây, xe bus, xe tải cỡ lớn che khuất mà tài xế lại không quen đường. Mức phạt từ 600 đến 800 nghìn đồng theo điểm a khoản 3 điều 8. Nếu trong nội thành Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh được áp dụng mức 1-1,4 triệu đồng. Hình phạt bổ sung tước GPLX 30 ngày.
4- Không bật xi-nhan khi chuyển hướng
Lỗi này ít xuất hiện khi tài xế rẽ trái/phải, nhưng khi chuyển làn lại khá phổ biến. Cái giá cho sự sơ suất là 300 - 500 nghìn đồng (điểm c khoản 3 điều 8).
5- Vượt đèn đỏ
Trừ mấy bác xe bus, taxi, thi thoảng mấy bác biển xanh cũng tranh thủ lúc nhá nhem 'vàng, đỏ' để tăng ga. Còn bình thường rất ít trường hợp bác tài nào 'dám' vượt đèn đỏ. Điểm g khoản 3 điều 8: Từ 600 - 800 ngàn đồng. Nếu trong nội thành Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh được áp dụng mức phạt 1-1,4 triệu đồng. Hình phạt bổ sung tước GPLX 30 ngày.
6- Quay đầu xe không đúng nơi qui định
Không quay chỗ này thì ra tận ngã ba ngã tư nơi có biển được phép mới quay đầu chắc! Ra đó chắc gì đã quay được vì đang hỗn loạn do đèn xanh, đèn đỏ không hoạt động được... Thế nên mới có kiểu tiện đâu rẽ đấy miễn là "không có tai mắt quanh đây". Nhưng nếu không may gặp phải "vận đen", tài ta phải mất 300 - 500 nghìn đồng (điểm i khoản 2 điều 8). Nếu trong nội thành Hà Nội, TP Hồ Chí Minh sẽ là 600 - 1 triệu đồng. Hình phạt bổ sung tước GPLX 30 ngày. Nếu quay đầu ở nơi giao cùng mức với đường sắt, mức phạt 600 - 800 nghìn động, 1 - 1,4 triệu đồng nếu ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh (điểm d khoản 3 điều 8). Hình phạt bổ sung tước GPLX 30 ngày. Bị phạt tiền từ 800 đến 1,2 triệu đồng nếu quay đầu phương tiện trong hầm đường bộ, trên đường cao tốc trái quy định gây ùn tắc giao thông (điểm a khoản 4 điều 8). Nếu trong nội thành Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, áp dụng mức phạt từ 1,4-2 triệu đồng. Hình phạt bổ sung tước GPLX 30 ngày.
7- Đi vào đường cấm, đường ngược chiều
Thường thấy ở những nơi thưa vắng, buổi trưa hoặc buổi tối vắng vẻ nên bác tài tranh thủ đi tắt tiết kiệm thời gian, đôi khi cũng vì không quen đường. Theo điểm b khoản 4 điều 8, mắc lỗi này người điều khiển phương tiện bị phạt tiền từ 800 - 1,2 triệu đồng. Trong nội thành Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh được áp dụng mức 1,4-2 triệu đồng. Hình phạt bổ sung tước GPLX 30 ngày.
8- Dừng đỗ sai qui định
Lỗi phổ biến. Một phần do ý thức, phần vì không có điểm dừng đỗ xe hợp lý. Không gian tĩnh trong đô thị chưa được quan tâm thích đáng, bởi người ta còn phải để đất xây nhà cao tầng, hay những thứ sinh lời nhiều hơn trông xe. Mức xử phạt theo điểm g, h khoản 2 điều 8 từ 300 đến 500 nghìn đồng. Nếu trong nội thành Hà Nội, Tp.Hồ Chí Minh được áp dụng mức phạt 600-1 triệu đồng. Hình phạt bổ sung buộc đưa phương tiện ra khỏi nơi vi phạm, tước GPLX 30 ngày. Nếu việc dừng đỗ mà gây ùn tắc hoặc tai nạn, theo điểm đ, e khoản 4 điều 8 sẽ bị phạt từ 800 - 1,2 triệu đồng. Nội thành Hà Nội, Tp.Hồ Chí Minh, áp mức phạt 1,4-2 triệu đồng. Hình phạt bổ sung cho điểm đ khoản 4 là tước GPLX 30 ngày. Nếu điểm e khoản 4, hình phạt bổ sung nhẹ GPLX 60 ngày.
9- Chuyển hướng không nhường người đi bộ
Tại nơi giao nhau có vạch kẻ đường dành riêng cho người đi bộ, tín hiệu đèn thì không nói làm chuyện gì. Nhưng nếu không có đèn tín hiệu và vạch kẻ các phương tiện vẫn phải giảm tốc độ và nhường dường. Người đi bộ chỉ sai khi tại đó có cầu vượt cho người đi bộ, hầm cho người đi bộ, vạch kẻ đường dành riêng cho người đi bộ mà họ không đi hoặc nơi có rào chắn, dải phân cách nhưng cố tình trèo/chui qua, hoặc những nơi có biển cấm đối với người đi bộ. Còn lại người đi bộ vẫn được mái thoải qua đường, nhưng phải quan sát.... Nhiều bác gặp người đi bộ qua đường, không giảm tốc độ hoặc dừng lại để nhường mà còn lách phía sau, hoặc lách phía trước tỏ vẻ tay lái lụa, còn người đi bộ giật hết cả thịt không biết đường nào mà lần với những người lái ôtô, xe máy. Mức xử phạt theo điểm b, c khoản 1 điều 8: Từ 100 - 200 nghìn đồng.
10- Lái xe khi có nồng độ cồn trong máu Ở ta, một số nhóm người uống bia rượu rất hổ lốn! 'Ăn nặng' cùng với uống bia cho ễnh bụng. Rượu cũng vậy, văn hóa 1,2,3, Zô...Ai không nhiệt tình Zô là vô văn hóa! Zô xong lại tiếp tục văn hóa 'cầm đũa'. Cả chục đôi đũa khoắng trong nồi lẩu, kẻ gặm xương, kẻ gắp rau, kẻ hớt váng, kẻ cười, kẻ khóc, kẻ chửi đổng, kẻ làm thơ.. Sau lại tiếp tục Zô cho tới khi gọi 'Huệ' mới thôi. Lái xe trong tình trạng rượu lái thì thôi rồi.. 'phiêu linh' lắm! Điểm b khoản 3 điều 8 mức phạt tiền từ 600 - 800 nghìn đồng. Nếu trong nội thành Hà Nội, Tp.Hồ Chí Minh, áp dụng mức phạt từ 1-1,4 triệu đồng. Hình phạt bổ sung tước GPLX 30 ngày. Điểm b khoản 5 điều 8 mức phạt cao hơn từ 2 - 3 triệu đồng, nếu có từ 0,25 - 0,4mg/lít khí thở. Hình phạt bổ sung là tước GPLX 30 ngày. Nếu vượt quá 0,4mg/1lit khí thở mức xử lý là 4 - 6 triệu đồng (điểm b khoản 6 điều 8). Hình phạt bổ sung là tước GPLX 60 ngày. Hiện tại đại biểu QH đang có đề xuất xử lý hình sự với tội danh có men rượu bia khi lái xe.
11- Dùng đèn, còi sai qui định
Nhiều bác đi đêm có thói quen "bắn pha" vào mặt người khác, bóp kèn inh ỏi mỗi khi tắc đường hoặc xin vượt. 'Chửi cha không bằng bóp kèn' thế nên nhiều bác vừa bóp một tràng kèn, liền bị "thằng văn hóa cơ bắp' túm cổ lôi xuống xe cho ăn liên hoàn cùi chỏ và đầu gối. Còn gặp mấy anh pháp luật, chiếu theo điểm l khoản 1 điều 8 sẽ bị phạt 100 - 200 ngàn đồng. Không sử dụng đèn chiếu xa, chiếu gần đúng qui định là 600 - 800 nghìn đồng (điểm i khoản 3 điều 8). Nếu trong nội thành Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh được áp mức phạt 1,4-2 triệu đồng, tước GPLX 30 ngày
12- Chạy quá tốc độ
Rất khó tránh quá lỗi tốc độ khi đường sá VN, hệ thống biển báo nhiều nơi chưa phù hợp. Nhiều nơi quy định bất hợp lý. Chưa phân biệt rạch ròi khu dân cư, ngoài khu dân cư, ngoài đô thị. Nếu chỉ phân biệt bằng biển báo hiệu thì cũng khó cho lái xe chưa quen đường. Cũng có nguyên nhân chủ quan của mỗi lái xe là chạy như ma đuổi. Xe vượt quá 5 -10 km/h bị phạt tiền từ 300 - 500 nghìn đồng (điểm c khoản 2 điều 8). Quá 10 - 20 km/h, phạt 800 - 1,2 triệu đồng (điểm c khoản 4 điều 8). Nếu trong nội thành Hà Nội, Tp.Hồ Chí Minhg, áp dụng mức phạt từ 1,4-2 triệu đồng. Quá 20 - 35 km/h, điểm a khoản 5 điều 8, phạt 2 - 3 triệu đồng. Hình phạt bổ sung tước GPLX 30 ngày. Vượt quá 35 km/h, theo điểm a khoản 6 điều 8, phạt 4 - 6 triệu đồng. Hình phạt bổ sung tước GPLX 60 ngày.
13- Vượt không đúng qui định
Vượt bên phải, vượt khi chưa đủ điều kiện vượt, vượt tại nơi đầu dốc, nơi cong cua, nơi giao nhau, nơi có biển cấm vượt, không có tín hiệu trước khi vượt...diễn ra quá phổ biến. Mức xử phạt theo điểm đ khoản 3 điều 8 từ 600 đến 800 nghìn đồng. Nếu vượt xe trong hầm đường bộ không đúng nơi qui định, sẽ bị xử phạt theo điểm a khoản 4 điều 8 từ 800 - 1,2 triệu đồng. Nội thành Hà Nội, TP Hồ Chí Minh được áp dụng mức phạt từ 1,4-2 triệu đồng, hình phạt bổ sung tước GPLX 30 ngày.
14- Không nhường đường
Không nhường đường khi từ ngõ ra, từ đường nhánh ra đường chính; không nhường đường cho xe trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kể hướng nào tới tại nơi giao nhau...v.v cũng rất phổ biến. Mức xử phạt theo điểm d, đ khoản 3 điều 8 từ 300 - 500 ngàn đồng. Trong nội thành Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh nếu vi phạm điểm d khoản 3 điều 8 thì được áp dụng mức phạt từ 1-1,4 triệu đồng.
15- Lạm dụng!
Những năm gần đây 'nở rộ' phong trào 'khoe' 'mũ công an, bộ đội' ở nơi dễ nhìn nhất trên xe. Hoặc là một số xe (biển cá nhân) gắn phù hiệu có chữ cái A, B, C, D...của cơ quan, tổ chức.. Không biết để làm gì? Nhưng chắc chắn muốn ảnh hưởng tới sự 'né tránh, nể trọng' nào đấy. Trong khi đó luật qui định, chỉ những xe ưu tiên theo luật đã qui định mới có quyền ưu tiên. Kể cả xe cảnh sát được trang bị 'còi, cờ, đèn' nếu lạm dụng, hoặc công vụ chưa tới mức phải dùng quyền ưu tiên mà bật đèn, hú còi ầm ĩ cũng vi phạm luật GT, vi phạm qui trình công tác.. Nhiều xe biển xanh lợi dụng sự 'cả nể' của anh em CSGT vẫn chạy quá tốc độ, vượt bên phải trái luật, thậm chí vượt đèn đỏ, đi ngược chiều...
16- Thấy 'người sang bắt quàng làm họ'
Tâm lý một người làm quan cả họ được nhờ, tâm lý có thế lực nào đó chống lưng đã ăn sâu vào tiềm thức nhiều nhóm người. Một số người vi phạm lôi sự quen biết anh đội trưởng, đội phó, trưởng phòng, phó phòng CSGT; các cán bộ quan chức khác..., gây áp lực lên cán bộ, chiến sĩ đang thi hành công vụ. Thậm chí khoe em anh Nhanh, cháu Phó Thủ tướng... Trong một lần phát biểu trước QH, Bộ trưởng CA Trần Đại Quang đã kiên quyết cấm cán bộ, quan chức gây ảnh hưởng, tác động đến việc xử lý vi phạm giao thông! Như vậy, không có chuyện 'thấy người sang bắt quàng làm họ' mà thoát tội. Ngay cả có 'họ' thật, cũng không thoát tội. Pháp luật nghiêm minh là thế! Lưu ý Hình phạt bổ sung tước GPLX 30 ngày, nếu gây tai nạn chưa tới mức nghiêm trọng bị tước GPLX 60 ngày. Còn tai nạn nghiêm trọng thì bị tước GPLX không thời hạn. Nếu xảy ra tai nạn đặc biệt nghiêm trọng thì bị 'bóc lịch'. Có những lỗi vi phạm trong nội thành đô thị loại đặc biệt như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh được áp dụng mức phạt tăng từ 40% đến 60% so với các nơi khác, nhưng không phải bất cứ lỗi nào được qui định trong nghị định 34 cũng được áp dụng mức phạt thí điểm này. Các bác lái ôtô tham gia giao thông tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh cần lưu ý, xem chi tiết điều 8; điều 26; điều 43 của nghị định 34, kể cả nghị định 33 mới ra bổ sung một số điều cho nghị định 34 để năm rõ lỗi vi phạm và chế tài xử phạt lỗi đó được văn bản pháp luật qui định.
Những lỗi vi phạm kể trên, theo chủ quan của tôi là lỗi tương đối phổ biến, nhưng chưa phải là tất cả lỗi thường thấy. Rất mong được các bác tài bổ sung thêm.
Nguyễn Phúc Tâm
1- Sai làn Đây là lỗi phổ biến, có thể nói 100% lái xe đều vi phạm.
Nguyên nhân do đường hẹp, mật độ phương tiện tham gia giao thông nhiều, nhiều người "bon chen " tìm khoảng trống, hòng có được lợi thế đi trước. Điểm a khoản 3 điều 8 Nghị định 34/CP ngày 2/4/1010 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, hành vi đi sai làn bị phạt từ 600 đến 800 nghìn đồng. Nếu trong nội thành của khu đô thị loại đặc biệt Hà Nội, TP HCM được áp dụng mức 1-1,4 triệu đồng. Hình phạt bổ sung tước GPLX 30 ngày.
2- Đè vạch liền
Nguyên nhân vẫn là đường hẹp, phương tiện đông, đã thế xe máy dàn hàng hai, hàng ba, ôtô tải đỗ rìa đường bốc xếp hàng hóa, hàng rong lấn chiến lòng đường, xe thô sơ chở cồng kênh. Chẳng có lẽ cứ phải ỉn ỉn ỉn sau những ông này mới là đúng luật?! Nhất thời phải đè vạch liền để thoát chỗ lộn xộn, để khỏi phải nghe tiếng còi inh tai từ dòng xe phía sau. Đôi khi chỉ vì tránh vũng nước, ổ gà mà tài xế cũng dễ dính bẫy "đè vạch liền"! Và "phía bên kia" cũng chỉ chờ có thế... Điểm a khoản 1 điều 8 (Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo, vạch kẻ đường ) phạt 00 - 200 nghìn đồng. Nếu trong nội thành Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, áp dụng mức 300-500 ngàn đồng. Cũng trường hợp bị xử theo điểm a khoản 2 điều 8 (chuyển làn không đúng nơi cho phép) với 300 - 500 nghìn đồng.
3- Sai làn trước khi rẽ bên phải/trái
Tính huống dễ gặp ở nơi giao nhau, đoạn có phân nhiều làn xe. Phần nhiều là do chủ quan, sơ xuất của lái xe không quan sát kỹ biển hướng dẫn, đèn tín hiệu, vạch kẻ đường. Cũng phải kể đến tình huống biển báo, vạch kẻ đường bị cây, xe bus, xe tải cỡ lớn che khuất mà tài xế lại không quen đường. Mức phạt từ 600 đến 800 nghìn đồng theo điểm a khoản 3 điều 8. Nếu trong nội thành Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh được áp dụng mức 1-1,4 triệu đồng. Hình phạt bổ sung tước GPLX 30 ngày.
4- Không bật xi-nhan khi chuyển hướng
Lỗi này ít xuất hiện khi tài xế rẽ trái/phải, nhưng khi chuyển làn lại khá phổ biến. Cái giá cho sự sơ suất là 300 - 500 nghìn đồng (điểm c khoản 3 điều 8).
5- Vượt đèn đỏ
Trừ mấy bác xe bus, taxi, thi thoảng mấy bác biển xanh cũng tranh thủ lúc nhá nhem 'vàng, đỏ' để tăng ga. Còn bình thường rất ít trường hợp bác tài nào 'dám' vượt đèn đỏ. Điểm g khoản 3 điều 8: Từ 600 - 800 ngàn đồng. Nếu trong nội thành Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh được áp dụng mức phạt 1-1,4 triệu đồng. Hình phạt bổ sung tước GPLX 30 ngày.
6- Quay đầu xe không đúng nơi qui định
Không quay chỗ này thì ra tận ngã ba ngã tư nơi có biển được phép mới quay đầu chắc! Ra đó chắc gì đã quay được vì đang hỗn loạn do đèn xanh, đèn đỏ không hoạt động được... Thế nên mới có kiểu tiện đâu rẽ đấy miễn là "không có tai mắt quanh đây". Nhưng nếu không may gặp phải "vận đen", tài ta phải mất 300 - 500 nghìn đồng (điểm i khoản 2 điều 8). Nếu trong nội thành Hà Nội, TP Hồ Chí Minh sẽ là 600 - 1 triệu đồng. Hình phạt bổ sung tước GPLX 30 ngày. Nếu quay đầu ở nơi giao cùng mức với đường sắt, mức phạt 600 - 800 nghìn động, 1 - 1,4 triệu đồng nếu ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh (điểm d khoản 3 điều 8). Hình phạt bổ sung tước GPLX 30 ngày. Bị phạt tiền từ 800 đến 1,2 triệu đồng nếu quay đầu phương tiện trong hầm đường bộ, trên đường cao tốc trái quy định gây ùn tắc giao thông (điểm a khoản 4 điều 8). Nếu trong nội thành Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, áp dụng mức phạt từ 1,4-2 triệu đồng. Hình phạt bổ sung tước GPLX 30 ngày.
7- Đi vào đường cấm, đường ngược chiều
Thường thấy ở những nơi thưa vắng, buổi trưa hoặc buổi tối vắng vẻ nên bác tài tranh thủ đi tắt tiết kiệm thời gian, đôi khi cũng vì không quen đường. Theo điểm b khoản 4 điều 8, mắc lỗi này người điều khiển phương tiện bị phạt tiền từ 800 - 1,2 triệu đồng. Trong nội thành Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh được áp dụng mức 1,4-2 triệu đồng. Hình phạt bổ sung tước GPLX 30 ngày.
8- Dừng đỗ sai qui định
Lỗi phổ biến. Một phần do ý thức, phần vì không có điểm dừng đỗ xe hợp lý. Không gian tĩnh trong đô thị chưa được quan tâm thích đáng, bởi người ta còn phải để đất xây nhà cao tầng, hay những thứ sinh lời nhiều hơn trông xe. Mức xử phạt theo điểm g, h khoản 2 điều 8 từ 300 đến 500 nghìn đồng. Nếu trong nội thành Hà Nội, Tp.Hồ Chí Minh được áp dụng mức phạt 600-1 triệu đồng. Hình phạt bổ sung buộc đưa phương tiện ra khỏi nơi vi phạm, tước GPLX 30 ngày. Nếu việc dừng đỗ mà gây ùn tắc hoặc tai nạn, theo điểm đ, e khoản 4 điều 8 sẽ bị phạt từ 800 - 1,2 triệu đồng. Nội thành Hà Nội, Tp.Hồ Chí Minh, áp mức phạt 1,4-2 triệu đồng. Hình phạt bổ sung cho điểm đ khoản 4 là tước GPLX 30 ngày. Nếu điểm e khoản 4, hình phạt bổ sung nhẹ GPLX 60 ngày.
9- Chuyển hướng không nhường người đi bộ
Tại nơi giao nhau có vạch kẻ đường dành riêng cho người đi bộ, tín hiệu đèn thì không nói làm chuyện gì. Nhưng nếu không có đèn tín hiệu và vạch kẻ các phương tiện vẫn phải giảm tốc độ và nhường dường. Người đi bộ chỉ sai khi tại đó có cầu vượt cho người đi bộ, hầm cho người đi bộ, vạch kẻ đường dành riêng cho người đi bộ mà họ không đi hoặc nơi có rào chắn, dải phân cách nhưng cố tình trèo/chui qua, hoặc những nơi có biển cấm đối với người đi bộ. Còn lại người đi bộ vẫn được mái thoải qua đường, nhưng phải quan sát.... Nhiều bác gặp người đi bộ qua đường, không giảm tốc độ hoặc dừng lại để nhường mà còn lách phía sau, hoặc lách phía trước tỏ vẻ tay lái lụa, còn người đi bộ giật hết cả thịt không biết đường nào mà lần với những người lái ôtô, xe máy. Mức xử phạt theo điểm b, c khoản 1 điều 8: Từ 100 - 200 nghìn đồng.
10- Lái xe khi có nồng độ cồn trong máu Ở ta, một số nhóm người uống bia rượu rất hổ lốn! 'Ăn nặng' cùng với uống bia cho ễnh bụng. Rượu cũng vậy, văn hóa 1,2,3, Zô...Ai không nhiệt tình Zô là vô văn hóa! Zô xong lại tiếp tục văn hóa 'cầm đũa'. Cả chục đôi đũa khoắng trong nồi lẩu, kẻ gặm xương, kẻ gắp rau, kẻ hớt váng, kẻ cười, kẻ khóc, kẻ chửi đổng, kẻ làm thơ.. Sau lại tiếp tục Zô cho tới khi gọi 'Huệ' mới thôi. Lái xe trong tình trạng rượu lái thì thôi rồi.. 'phiêu linh' lắm! Điểm b khoản 3 điều 8 mức phạt tiền từ 600 - 800 nghìn đồng. Nếu trong nội thành Hà Nội, Tp.Hồ Chí Minh, áp dụng mức phạt từ 1-1,4 triệu đồng. Hình phạt bổ sung tước GPLX 30 ngày. Điểm b khoản 5 điều 8 mức phạt cao hơn từ 2 - 3 triệu đồng, nếu có từ 0,25 - 0,4mg/lít khí thở. Hình phạt bổ sung là tước GPLX 30 ngày. Nếu vượt quá 0,4mg/1lit khí thở mức xử lý là 4 - 6 triệu đồng (điểm b khoản 6 điều 8). Hình phạt bổ sung là tước GPLX 60 ngày. Hiện tại đại biểu QH đang có đề xuất xử lý hình sự với tội danh có men rượu bia khi lái xe.
11- Dùng đèn, còi sai qui định
Nhiều bác đi đêm có thói quen "bắn pha" vào mặt người khác, bóp kèn inh ỏi mỗi khi tắc đường hoặc xin vượt. 'Chửi cha không bằng bóp kèn' thế nên nhiều bác vừa bóp một tràng kèn, liền bị "thằng văn hóa cơ bắp' túm cổ lôi xuống xe cho ăn liên hoàn cùi chỏ và đầu gối. Còn gặp mấy anh pháp luật, chiếu theo điểm l khoản 1 điều 8 sẽ bị phạt 100 - 200 ngàn đồng. Không sử dụng đèn chiếu xa, chiếu gần đúng qui định là 600 - 800 nghìn đồng (điểm i khoản 3 điều 8). Nếu trong nội thành Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh được áp mức phạt 1,4-2 triệu đồng, tước GPLX 30 ngày
12- Chạy quá tốc độ
Rất khó tránh quá lỗi tốc độ khi đường sá VN, hệ thống biển báo nhiều nơi chưa phù hợp. Nhiều nơi quy định bất hợp lý. Chưa phân biệt rạch ròi khu dân cư, ngoài khu dân cư, ngoài đô thị. Nếu chỉ phân biệt bằng biển báo hiệu thì cũng khó cho lái xe chưa quen đường. Cũng có nguyên nhân chủ quan của mỗi lái xe là chạy như ma đuổi. Xe vượt quá 5 -10 km/h bị phạt tiền từ 300 - 500 nghìn đồng (điểm c khoản 2 điều 8). Quá 10 - 20 km/h, phạt 800 - 1,2 triệu đồng (điểm c khoản 4 điều 8). Nếu trong nội thành Hà Nội, Tp.Hồ Chí Minhg, áp dụng mức phạt từ 1,4-2 triệu đồng. Quá 20 - 35 km/h, điểm a khoản 5 điều 8, phạt 2 - 3 triệu đồng. Hình phạt bổ sung tước GPLX 30 ngày. Vượt quá 35 km/h, theo điểm a khoản 6 điều 8, phạt 4 - 6 triệu đồng. Hình phạt bổ sung tước GPLX 60 ngày.
13- Vượt không đúng qui định
Vượt bên phải, vượt khi chưa đủ điều kiện vượt, vượt tại nơi đầu dốc, nơi cong cua, nơi giao nhau, nơi có biển cấm vượt, không có tín hiệu trước khi vượt...diễn ra quá phổ biến. Mức xử phạt theo điểm đ khoản 3 điều 8 từ 600 đến 800 nghìn đồng. Nếu vượt xe trong hầm đường bộ không đúng nơi qui định, sẽ bị xử phạt theo điểm a khoản 4 điều 8 từ 800 - 1,2 triệu đồng. Nội thành Hà Nội, TP Hồ Chí Minh được áp dụng mức phạt từ 1,4-2 triệu đồng, hình phạt bổ sung tước GPLX 30 ngày.
14- Không nhường đường
Không nhường đường khi từ ngõ ra, từ đường nhánh ra đường chính; không nhường đường cho xe trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kể hướng nào tới tại nơi giao nhau...v.v cũng rất phổ biến. Mức xử phạt theo điểm d, đ khoản 3 điều 8 từ 300 - 500 ngàn đồng. Trong nội thành Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh nếu vi phạm điểm d khoản 3 điều 8 thì được áp dụng mức phạt từ 1-1,4 triệu đồng.
15- Lạm dụng!
Những năm gần đây 'nở rộ' phong trào 'khoe' 'mũ công an, bộ đội' ở nơi dễ nhìn nhất trên xe. Hoặc là một số xe (biển cá nhân) gắn phù hiệu có chữ cái A, B, C, D...của cơ quan, tổ chức.. Không biết để làm gì? Nhưng chắc chắn muốn ảnh hưởng tới sự 'né tránh, nể trọng' nào đấy. Trong khi đó luật qui định, chỉ những xe ưu tiên theo luật đã qui định mới có quyền ưu tiên. Kể cả xe cảnh sát được trang bị 'còi, cờ, đèn' nếu lạm dụng, hoặc công vụ chưa tới mức phải dùng quyền ưu tiên mà bật đèn, hú còi ầm ĩ cũng vi phạm luật GT, vi phạm qui trình công tác.. Nhiều xe biển xanh lợi dụng sự 'cả nể' của anh em CSGT vẫn chạy quá tốc độ, vượt bên phải trái luật, thậm chí vượt đèn đỏ, đi ngược chiều...
16- Thấy 'người sang bắt quàng làm họ'
Tâm lý một người làm quan cả họ được nhờ, tâm lý có thế lực nào đó chống lưng đã ăn sâu vào tiềm thức nhiều nhóm người. Một số người vi phạm lôi sự quen biết anh đội trưởng, đội phó, trưởng phòng, phó phòng CSGT; các cán bộ quan chức khác..., gây áp lực lên cán bộ, chiến sĩ đang thi hành công vụ. Thậm chí khoe em anh Nhanh, cháu Phó Thủ tướng... Trong một lần phát biểu trước QH, Bộ trưởng CA Trần Đại Quang đã kiên quyết cấm cán bộ, quan chức gây ảnh hưởng, tác động đến việc xử lý vi phạm giao thông! Như vậy, không có chuyện 'thấy người sang bắt quàng làm họ' mà thoát tội. Ngay cả có 'họ' thật, cũng không thoát tội. Pháp luật nghiêm minh là thế! Lưu ý Hình phạt bổ sung tước GPLX 30 ngày, nếu gây tai nạn chưa tới mức nghiêm trọng bị tước GPLX 60 ngày. Còn tai nạn nghiêm trọng thì bị tước GPLX không thời hạn. Nếu xảy ra tai nạn đặc biệt nghiêm trọng thì bị 'bóc lịch'. Có những lỗi vi phạm trong nội thành đô thị loại đặc biệt như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh được áp dụng mức phạt tăng từ 40% đến 60% so với các nơi khác, nhưng không phải bất cứ lỗi nào được qui định trong nghị định 34 cũng được áp dụng mức phạt thí điểm này. Các bác lái ôtô tham gia giao thông tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh cần lưu ý, xem chi tiết điều 8; điều 26; điều 43 của nghị định 34, kể cả nghị định 33 mới ra bổ sung một số điều cho nghị định 34 để năm rõ lỗi vi phạm và chế tài xử phạt lỗi đó được văn bản pháp luật qui định.
Những lỗi vi phạm kể trên, theo chủ quan của tôi là lỗi tương đối phổ biến, nhưng chưa phải là tất cả lỗi thường thấy. Rất mong được các bác tài bổ sung thêm.
Nguyễn Phúc Tâm
Chỉnh sửa cuối: