- Biển số
- OF-123617
- Ngày cấp bằng
- 9/12/11
- Số km
- 284
- Động cơ
- 382,580 Mã lực
Xem ra hôm nay có đổi giờ thì đoạn đường nhà lão vẫn đông y như... ngày hôm qua.
Lão mơ về những con đường rợp bóng cây và sạch bóng con người. Chỉ mới đây thôi chứ nào đã xa xôi gì, mấy ngày Tết ấy. Lão mơ màng... Lão lại thấy mình thong dong đạp xe qua những con phố, tung tẩy cùng với thú nhiếp ảnh nửa mùa. Lão thấy mình đang đứng dựa hẳn vào một cái ghế đá, đăm đăm nhìn cái Tháp Rùa đang co ro giữa giá rét của miền Bắc. Lão thấy mình đi nhiều nơi lắm, hứng nhiều thú lắm, đều là những thứ lãng đãng, hợp với tâm hồn nghệ sĩ nhà quê của lão cả...
...
Chuông báo thức gào lên ỏm tỏi. Lão cáu kỉnh đập tay xuống đệm. Vợ lão giật mình, rụt vội cánh tay đang choàng qua bụng lão lại. Đoạn mụ với tay lấy cái điện thoại, vừa miết nhử mắt, mụ vừa săm soi nhìn vào mấy con số. Chết toi, nay thằng cu nhớn bắt đầu phải đi học sớm. Mụ tung chăn theo thói quen cố hữu. Lạnh, lão dọa nạt bằng cái giọng ngái ngủ: "Ông ...iết". Vợ lão ngỡ ngàng: "Nỡm ạ. Máu thế? Để tối nhá.", rồi mụ nguây nguẩy cái mông *** biến ra khỏi phòng. Lão toát mồ hôi: "Nó nghe ra cái gì thế?"
Thằng cu nhớn còn tiếc cái chăn, chưa chịu dậy, mẹ nó thì thầm: "Đổi giờ! Đổi giờ!". Thằng bé ngơ ngác, rồi chợt hiểu, nó đạp tung chăn ra (cái điệu tung chăn chắc được thừa hưởng từ mẹ), nhảy phốc xuống đất. Con em nằm trong bị lạnh bất chợt, khóc ré lên. Đang cuống, mụ bế thốc nó dậy, vác sang phòng bên kia, ném con bé vào lòng bố nó, rồi mụ te tái chạy xuống bếp, chuẩn bị đồ ăn sáng cho cu nhớn. Nhìn thằng bé vội vội vàng vàng nhét cái bánh mì trứng mẹ vừa làm vào ba lô, rồi lốc thốc đạp xe ra khỏi nhà từ lúc còn tối đất, mụ không khỏi xót xa: "Giá kể thày mày nghe tao, cứ sống ở quê thì làm gì mày khổ thế hử cu?"
Sát sạt giờ đi làm, lão mới vội vàng tung chăn ngồi dậy. Lão cuống cuồng đánh răng rửa mặt, nhanh chóng thay quần áo rồi mau mắn dắt xe ra cửa. Vợ lão chạy ra hớn hở: "Đổi giờ rồi, không tắc đâu mà lo. Anh cứ thong thả vào ăn sáng đã, em làm rồi. Nào, ngoan!". Đúng là miệng lưỡi đàn bà, nếu cứ nói có lý có lẽ mà lại ngọt như thế thì đàn ông nào cự tuyệt cho được.
Đưa con tí con đến lớp mầm non gần nhà rồi lão đến cơ quan. Đi ra đường, lão lo lắng quan sát: Xem ra hôm nay có đổi giờ thì đoạn đường nhà lão vẫn đông y như... ngày hôm qua. Thực ra đó chỉ là cảm nhận rất thiếu khách quan của lão thôi, chứ nếu bấm đồng hồ, lão sẽ thấy rằng lão tốn ít thời gian để đi đến cơ quan hơn. Dẫu vậy, lão vẫn bị muộn. Lão nguyền rủa đàn bà, mà cụ thể ở đây là vợ lão. Từ trước đến nay hầu như ngày nào lão đi muộn cũng là tại mụ. Lão cầm cái chai rượu lên, tu một hơi hết sạch, chắc cũng phải được tầm nửa ngụm. Đoạn, lão đập cái chai xuống mặt bàn. Chai xịn, chẳng vỡ nổi, thành thử lão chẳng có gì để cào mặt ăn vạ. Lão càng cú.
Bỗng nhiên lão nhớ đến cái điện thoại. Khỉ thật, sáng nay quên bật nguồn. Lão khỏi động máy rồi ung dung ngồi đoán xem từ tối qua tới giờ có ai quan tâm gọi điện hay nhắn tin hỏi han lão không. Theo lẽ thương, câu trả lời ở đây sẽ là "không".
Chuông báo hiệu tin nhắn đổ dồn khiến cái điện thoại "ghẻ" của lão như muốn nổ tung. Lão run rẩy mở máy ra, lão tưởng cái điện thoại bị chập mạch. Nhưng không. Tin nhắn thật, vô cùng nhiều. Lão sốc. Lấy lại tinh thần, lão hồi hộp mở ra: rặt là những số lạ:
"Đường hôm nay thông thoáng nhiều rồi. Thành công rồi, chúc mừng bác!"
"Phải thử mới biết đúng sai. Ủng hộ ông!"
"Anh ơi, con em nay phải đi học sớm, cháu nó chưa kịp ăn sáng, anh giúp em mang đồ ăn sáng đến cho cháu với!"
"Tên em và Nguyễn Y Vân (vẫn y nguyên), anh ạ!"
"Em đang chôn chân vì ùn tắc đây này. Có lẽ phương án đổi giờ làm của anh phá sản?"
"Sáng nay giờ cao điểm chưa thấy ùn tắc nào lớn, bước đầu xin chúc mừng ông."
Và hàng loạt tin nhắn kiểu như vậy, có vẻ như nói cùng về một vấn đề như vậy cứ tiếp tục bay ào ào đến điện thoại của lão. Lão như được tặng một món quà lớn (không biết tốt hay xấu) nhưng còn ngơ ngác chưa biết xử lý thế nào vì có vẻ như những thứ này chẳng mấy liên quan đến lão.
Lão mở trang web ruột của mình, hàng loạt tin bài đưa về việc đổi giờ học, giờ làm. Rồi lại có cả những bài về tin nhắn gửi đến một sếp lớn ngành giao thông. Lão ngờ ngợ hiểu ra. Lão lục tung các trang web để tìm số điện thoại của sếp ấy. Và lão thấy! Và lão giật mình vì số máy của sếp lớn giống số của lão quá, chỉ là sự đổi vị trí của hai con số. Thì ra bà con mình tình cảm quá, tâm tình với cả sếp lớn vì những chuyện rất bé.
Suốt cả ngày hôm ấy, lão rưng rưng sống trong niềm vui được làm một ông sếp lớn, được chia sẻ những tâm tư, nguyện vọng của người dân. Lão nghĩ, làm một vị quan gần dân đâu có khó nhỉ? Chỉ cần chịu khó đọc tin nhắn thôi mà. Nhưng bất cứ người nào, dù "não phẳng" như sân bay cũng biết sự đời không đơn giản. Chẳng qua lão đang "phê" nên lão tưởng thế thôi. Thì cứ để cho lão "phê" đi, lão có "phê" thì cùng chẳng ảnh hưởng đến ai.
Chiều, hết giờ, lão mệt mỏi lê thân xác trên quãng đường dài dăm cây số để về nhà. Lão nhận ra chỉ làm mỗi việc đọc tin nhắn thôi cũng đã đủ mệt. Có lý cả thôi, lão vốn yếu từ bé mà.
Về đến nhà, lão thấy vợ chồng nhà hàng xóm tất tả đùm đùm túm túm những bánh, những sữa, những áo ấm và cả đèn sạc ắc quy leo lên xe. Lão chưa kịp hỏi, chị vợ đã nhanh nhảu: "Khổ, cháu nó học chiều, 7 giờ mới về bác ạ. Cháu nó vừa gọi điện về, kêu đói, kêu lạnh, kêu tối. Vợ chồng em phải mang... hic hic... Xót con lắm bác ơi... Hu hu..."
Lão thở phào, may mà cu nhớn nhà lão học sáng, mụ vợ lại ít ngủ nên sáng dậy chuẩn bị cho nhau đầy đủ cả.
Lão dắt xe vào nhà, vợ lão nhảy chồm ra: "Nhanh, về giúp em cơm nước rồi mình đi siêu thị." "Hử, nửa đêm nửa hôm buôn bán gì?" "Đổi giờ! Đổi giờ!". À, bây giờ thì lão đã hiểu. Lão nhìn vào mắt vợ, lại một lần nữa lão nhận ra rằng lão không thể từ chối được người đàn bà của đời mình.
Lúc hai vợ chồng về đến nhà thì cũng đã muộn lắm. Đĩ con thì đã ngáy o o còn cu nhớn đang soạn sách vở. Thấy bố mẹ về, nó thở dìa đưa quyển sổ liên lạc, trên đó ghi: "Sáng nay cháu ngủ gật nhiều trên lớp, đề nghị gia đình quan tâm, nhắc nhở cháu về giờ giấc sinh hoạt để đảm bảo sức khỏe". Lão nhìn con thông cảm.
Lên giường nằm, lão khẽ thở dài nghĩ về 1 ngày căng thẳng, một ngày vừa đóng vai người đi đường lại vừa bất đắc dĩ đóng vai người xếp cái đường đi. Cảm xúc lẫn lộn. Lão nhìn sang bên vợ, tìm sự đồng cảm, nhưng mụ đã ngủ khìn khịt từ bao giờ. Việc đi siêu thị lúc tối tăm như thế này đã rút kiệt sức nên vừa lên giường là mụ "đi" ngay.
Khẽ kéo chăn cho vợ, lão tủm tỉm cười: Thế mà lúc sáng còn cong cớn "Nỡm ạ. Máu thế? Để tối nhá."
Nguồn : 24h.com.vn
Lão mơ về những con đường rợp bóng cây và sạch bóng con người. Chỉ mới đây thôi chứ nào đã xa xôi gì, mấy ngày Tết ấy. Lão mơ màng... Lão lại thấy mình thong dong đạp xe qua những con phố, tung tẩy cùng với thú nhiếp ảnh nửa mùa. Lão thấy mình đang đứng dựa hẳn vào một cái ghế đá, đăm đăm nhìn cái Tháp Rùa đang co ro giữa giá rét của miền Bắc. Lão thấy mình đi nhiều nơi lắm, hứng nhiều thú lắm, đều là những thứ lãng đãng, hợp với tâm hồn nghệ sĩ nhà quê của lão cả...
...
Chuông báo thức gào lên ỏm tỏi. Lão cáu kỉnh đập tay xuống đệm. Vợ lão giật mình, rụt vội cánh tay đang choàng qua bụng lão lại. Đoạn mụ với tay lấy cái điện thoại, vừa miết nhử mắt, mụ vừa săm soi nhìn vào mấy con số. Chết toi, nay thằng cu nhớn bắt đầu phải đi học sớm. Mụ tung chăn theo thói quen cố hữu. Lạnh, lão dọa nạt bằng cái giọng ngái ngủ: "Ông ...iết". Vợ lão ngỡ ngàng: "Nỡm ạ. Máu thế? Để tối nhá.", rồi mụ nguây nguẩy cái mông *** biến ra khỏi phòng. Lão toát mồ hôi: "Nó nghe ra cái gì thế?"
Thằng cu nhớn còn tiếc cái chăn, chưa chịu dậy, mẹ nó thì thầm: "Đổi giờ! Đổi giờ!". Thằng bé ngơ ngác, rồi chợt hiểu, nó đạp tung chăn ra (cái điệu tung chăn chắc được thừa hưởng từ mẹ), nhảy phốc xuống đất. Con em nằm trong bị lạnh bất chợt, khóc ré lên. Đang cuống, mụ bế thốc nó dậy, vác sang phòng bên kia, ném con bé vào lòng bố nó, rồi mụ te tái chạy xuống bếp, chuẩn bị đồ ăn sáng cho cu nhớn. Nhìn thằng bé vội vội vàng vàng nhét cái bánh mì trứng mẹ vừa làm vào ba lô, rồi lốc thốc đạp xe ra khỏi nhà từ lúc còn tối đất, mụ không khỏi xót xa: "Giá kể thày mày nghe tao, cứ sống ở quê thì làm gì mày khổ thế hử cu?"
Sát sạt giờ đi làm, lão mới vội vàng tung chăn ngồi dậy. Lão cuống cuồng đánh răng rửa mặt, nhanh chóng thay quần áo rồi mau mắn dắt xe ra cửa. Vợ lão chạy ra hớn hở: "Đổi giờ rồi, không tắc đâu mà lo. Anh cứ thong thả vào ăn sáng đã, em làm rồi. Nào, ngoan!". Đúng là miệng lưỡi đàn bà, nếu cứ nói có lý có lẽ mà lại ngọt như thế thì đàn ông nào cự tuyệt cho được.
Đưa con tí con đến lớp mầm non gần nhà rồi lão đến cơ quan. Đi ra đường, lão lo lắng quan sát: Xem ra hôm nay có đổi giờ thì đoạn đường nhà lão vẫn đông y như... ngày hôm qua. Thực ra đó chỉ là cảm nhận rất thiếu khách quan của lão thôi, chứ nếu bấm đồng hồ, lão sẽ thấy rằng lão tốn ít thời gian để đi đến cơ quan hơn. Dẫu vậy, lão vẫn bị muộn. Lão nguyền rủa đàn bà, mà cụ thể ở đây là vợ lão. Từ trước đến nay hầu như ngày nào lão đi muộn cũng là tại mụ. Lão cầm cái chai rượu lên, tu một hơi hết sạch, chắc cũng phải được tầm nửa ngụm. Đoạn, lão đập cái chai xuống mặt bàn. Chai xịn, chẳng vỡ nổi, thành thử lão chẳng có gì để cào mặt ăn vạ. Lão càng cú.
Bỗng nhiên lão nhớ đến cái điện thoại. Khỉ thật, sáng nay quên bật nguồn. Lão khỏi động máy rồi ung dung ngồi đoán xem từ tối qua tới giờ có ai quan tâm gọi điện hay nhắn tin hỏi han lão không. Theo lẽ thương, câu trả lời ở đây sẽ là "không".
Chuông báo hiệu tin nhắn đổ dồn khiến cái điện thoại "ghẻ" của lão như muốn nổ tung. Lão run rẩy mở máy ra, lão tưởng cái điện thoại bị chập mạch. Nhưng không. Tin nhắn thật, vô cùng nhiều. Lão sốc. Lấy lại tinh thần, lão hồi hộp mở ra: rặt là những số lạ:
"Đường hôm nay thông thoáng nhiều rồi. Thành công rồi, chúc mừng bác!"
"Phải thử mới biết đúng sai. Ủng hộ ông!"
"Anh ơi, con em nay phải đi học sớm, cháu nó chưa kịp ăn sáng, anh giúp em mang đồ ăn sáng đến cho cháu với!"
"Tên em và Nguyễn Y Vân (vẫn y nguyên), anh ạ!"
"Em đang chôn chân vì ùn tắc đây này. Có lẽ phương án đổi giờ làm của anh phá sản?"
"Sáng nay giờ cao điểm chưa thấy ùn tắc nào lớn, bước đầu xin chúc mừng ông."
Và hàng loạt tin nhắn kiểu như vậy, có vẻ như nói cùng về một vấn đề như vậy cứ tiếp tục bay ào ào đến điện thoại của lão. Lão như được tặng một món quà lớn (không biết tốt hay xấu) nhưng còn ngơ ngác chưa biết xử lý thế nào vì có vẻ như những thứ này chẳng mấy liên quan đến lão.
Lão mở trang web ruột của mình, hàng loạt tin bài đưa về việc đổi giờ học, giờ làm. Rồi lại có cả những bài về tin nhắn gửi đến một sếp lớn ngành giao thông. Lão ngờ ngợ hiểu ra. Lão lục tung các trang web để tìm số điện thoại của sếp ấy. Và lão thấy! Và lão giật mình vì số máy của sếp lớn giống số của lão quá, chỉ là sự đổi vị trí của hai con số. Thì ra bà con mình tình cảm quá, tâm tình với cả sếp lớn vì những chuyện rất bé.
Suốt cả ngày hôm ấy, lão rưng rưng sống trong niềm vui được làm một ông sếp lớn, được chia sẻ những tâm tư, nguyện vọng của người dân. Lão nghĩ, làm một vị quan gần dân đâu có khó nhỉ? Chỉ cần chịu khó đọc tin nhắn thôi mà. Nhưng bất cứ người nào, dù "não phẳng" như sân bay cũng biết sự đời không đơn giản. Chẳng qua lão đang "phê" nên lão tưởng thế thôi. Thì cứ để cho lão "phê" đi, lão có "phê" thì cùng chẳng ảnh hưởng đến ai.
Chiều, hết giờ, lão mệt mỏi lê thân xác trên quãng đường dài dăm cây số để về nhà. Lão nhận ra chỉ làm mỗi việc đọc tin nhắn thôi cũng đã đủ mệt. Có lý cả thôi, lão vốn yếu từ bé mà.
Về đến nhà, lão thấy vợ chồng nhà hàng xóm tất tả đùm đùm túm túm những bánh, những sữa, những áo ấm và cả đèn sạc ắc quy leo lên xe. Lão chưa kịp hỏi, chị vợ đã nhanh nhảu: "Khổ, cháu nó học chiều, 7 giờ mới về bác ạ. Cháu nó vừa gọi điện về, kêu đói, kêu lạnh, kêu tối. Vợ chồng em phải mang... hic hic... Xót con lắm bác ơi... Hu hu..."
Lão thở phào, may mà cu nhớn nhà lão học sáng, mụ vợ lại ít ngủ nên sáng dậy chuẩn bị cho nhau đầy đủ cả.
Lão dắt xe vào nhà, vợ lão nhảy chồm ra: "Nhanh, về giúp em cơm nước rồi mình đi siêu thị." "Hử, nửa đêm nửa hôm buôn bán gì?" "Đổi giờ! Đổi giờ!". À, bây giờ thì lão đã hiểu. Lão nhìn vào mắt vợ, lại một lần nữa lão nhận ra rằng lão không thể từ chối được người đàn bà của đời mình.
Lúc hai vợ chồng về đến nhà thì cũng đã muộn lắm. Đĩ con thì đã ngáy o o còn cu nhớn đang soạn sách vở. Thấy bố mẹ về, nó thở dìa đưa quyển sổ liên lạc, trên đó ghi: "Sáng nay cháu ngủ gật nhiều trên lớp, đề nghị gia đình quan tâm, nhắc nhở cháu về giờ giấc sinh hoạt để đảm bảo sức khỏe". Lão nhìn con thông cảm.
Lên giường nằm, lão khẽ thở dài nghĩ về 1 ngày căng thẳng, một ngày vừa đóng vai người đi đường lại vừa bất đắc dĩ đóng vai người xếp cái đường đi. Cảm xúc lẫn lộn. Lão nhìn sang bên vợ, tìm sự đồng cảm, nhưng mụ đã ngủ khìn khịt từ bao giờ. Việc đi siêu thị lúc tối tăm như thế này đã rút kiệt sức nên vừa lên giường là mụ "đi" ngay.
Khẽ kéo chăn cho vợ, lão tủm tỉm cười: Thế mà lúc sáng còn cong cớn "Nỡm ạ. Máu thế? Để tối nhá."
Nguồn : 24h.com.vn
Chỉnh sửa cuối: