Sụt hố 2 triệu USD, đại gia Hà Thành mắc kẹt ở Đà Nẵng

bintao

Xe tải
Biển số
OF-471024
Ngày cấp bằng
17/11/16
Số km
457
Động cơ
209,119 Mã lực
Tuổi
34
Tổng số vốn góp lên tới hơn 40 tỷ - khoảng 2 triệu USD nhưng tới nay ông Thắng - một đại gia ở Hà Nội vẫn chưa thể thu hồi vốn. Việc phát triển ồ ạt khách sạn ít sao ở Đà Nẵng đang gây ra cảnh kẻ hy vọng, người khóc thầm.

'Vỡ trận' khách sạn Đà Nẵng: Nhìn nhau bán tháo, thoát lỗ

Cách đây mấy năm, khi Đà Nẵng nổi lên là một thị trường du lịch mới mẻ thu hút khách du lịch, ông Nguyễn Mạnh Thắng, một nhà đầu tư đến từ Hà Nội, đã đi tắt đón đầu chung vốn xây dựng khách sạn tại đây. Khi đó, ông nhận thấy kinh doanh khách sạn là nghề “hái ra tiền”.

Ở thời điểm đó, theo cách tính của ông Thắng cùng mấy anh em trong nhóm làm ăn, lượng khách tới Đà Nẵng đông, phòng khách sạn luôn khan hiếm. Đây chính là cơ hội cho những người đi trước đón đầu thị trường.

Sau nhiều lần khảo sát thực tế, ông quyết định bỏ vốn vào đầu tư. Hơn một năm đi tìm đất, khách sạn hơn 40 phòng đã được triển khai xây dựng. Tuy không được vị trí mặt tiền giáp biển nhưng ông Thắng vẫn tự tin về khả năng cho thuê phòng của khách sạn này.


Khách sạn nhỏ ở Đà Nẵng đang gặp áp lực lớn về cạnh tranh
Song, thực tế không giống như quan sát bề ngoài. Với lượng khách du lịch tăng mỗi năm từ 10%, tình hình kinh doanh của khách sạn vẫn gặp nhiều khó khăn, lỗ triền miên. Ông Thắng cho hay, kinh doanh khách sạn đang rất khó khăn trong thời điểm này.

“Ai cũng nghĩ phân khúc khách sạn bình dân sẽ đông khách, nhưng cả năm chỉ được vài thời điểm còn lại là phòng để trống”, ông chia sẻ.

Bản thân khách sạn của ông công suất cho thuê đạt 100% chỉ trong vài tháng cao điểm. Những ông chủ khách sạn luôn cố gắng tự tìm nguồn khách, ít chi hoa hồng để nâng chất lượng phục vụ đối mặt với cảnh cạnh tranh không lành mạnh vì không thể chịu nổi tình trạng vắng khách kéo dài.

Hiện, doanh nghiệp này đang liên kết với các công ty lữ hành, với mức giá ưu đãi để có thêm khách và liên tục quảng bá, marketing. Mặc dù vậy, doanh thu vẫn chưa bù đủ chi.

Ông Thắng kỳ vọng vào lễ hội pháo hoa và kỳ nghỉ lễ dài 30/4-1/5 sắp tới sẽ giúp khách sạn thu được một nguồn tiền lớn để bù đắp. Nếu tỷ lệ công suất phòng cho thuê vẫn thấp, ông có thể phải chuyển nhượng khách sạn.

“Tính ra, nếu gửi số tiền góp vốn hơn chục tỷ của mình vào ngân hàng cho tới nay có khi lại tốt hơn đầu tư khách sạn. Giờ đã trót góp vốn rồi muốn rút ra cũng không ai đồng ý”, ông Thắng buồn rầu.

Ông Đặng Văn Quang, một nhà đầu tư cũng tới từ Hà Nội, nhận xét, lý do các khách sạn “ít sao” lâm nguy chính là việc ra đời quá ào ạt, dẫn đến cung vượt cầu. Cạnh tranh về giá trở thành cuộc chiến khốc liệt khiến giá phòng xuống thê thảm, dẫn tới hiệu quả kinh doanh không cao. Từ đó, chất lượng dịch vụ sụt giảm. Khi chất lượng giảm đồng nghĩa với việc khách quay trở lại thấp, kéo theo đó doanh thu giảm. Một vòng luẩn quẩn diễn ra: các chủ khách sạn lại phải giảm giá thêm để hy vọng kéo thêm được khách.


Theo lý giải của ông Quang, kinh doanh khách sạn thua lỗ vì năng lực quản lý, dịch vụ kém, mùa đông chỉ khai thác được 10% phòng, tỷ lệ hoa hồng cho các công ty lữ hành, taxi dẫn khách quá cao.

Bán để trả nợ

Các công ty tư vấn và cơ quan quản lý nhà nước tại Đà Nẵng đã cảnh báo kinh doanh khách sạn "thấp cấp" không thật sự hiệu quả. Sau một thời gian xâm nhập vào lĩnh vực này, không ít nhà đầu tư đã phải “nuốt” trái đắng vì kinh doanh thua lỗ, cộng với giá trị BĐS liên tục tụt giảm và hàng tháng vẫn phải trả lãi vay ngân hàng ở mức khá cao.


Một khách sạn ở Đà Nẵng rao bán
Một chủ khách sạn đã bán công trình của mình sau ba năm ôm nợ. Vị giám đốc này than vãn, đúng là đầu tư theo phong trào dẫn tới “chôn vốn”, tăng nợ vay ngân hàng nhưng kinh doanh không hiệu quả để rồi “rã đám” dây chuyền.

“Ai cũng tưởng chỉ cần ngồi chơi chờ khách đến là lượm tiền, nhưng khi lao vào cuộc chơi mới thấy sai lầm vì mình đầu tư kinh doanh thiếu tính chuyên nghiệp. Cuộc chiến khốc liệt tất yếu dẫn đến hiệu quả kinh doanh sụt giảm. Vì vậy, rất nhiều khách sạn trên địa bàn phải bán hoặc chuyển sang hướng kinh doanh khác”, ông chia sẻ.

Được bạn bè giới thiệu đầu tư vào Đà Nẵng cách đây gần 10 năm, ông đánh giá rất cao về triển vọng của thị trường này. Sau khi bàn với gia đình, ông đã bán mảnh đất ở hồ Tây để ôm tiền vào Đà Nẵng đầu tư.

Tuy nhiên, do không trực tiếp ở Đà Nẵng nên công tác triển khai xây dựng gặp nhiều khó khăn. Dự án khách sạn của ông bị chậm tiến độ, sau đó ông vay thêm vốn ngân hàng và bạn bè để tiếp tục đầu tư.

Khi khách sạn đi vào hoạt động năm 2012, lượng khách ban đầu cũng khá ổn định. Song, sau đó, xung quanh đó cũng ồ ạt xây dựng khách sạn, kéo theo đó là cuộc cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Để giữ khách, ông bắt buộc phải đầu tư thêm để nâng cấp chất lượng, một lần nữa ông lại phải vay thêm vốn. “Lãi mẹ đẻ lãi con”, trong khi tình hình kinh doanh không được như mong muốn ban đầu khiến ông méo mặt.

Ông nghỉ cả việc ở Hà Nội để vào trực tiếp điều hành khách sạn. Sau thời gian dài bám trụ, ông đã quyết định rao bán nó để rời bỏ cuộc chơi. Chủ khách sạn này cho rằng, khi làm ăn không hiệu quả, tốt nhất tìm mối bán hoặc cho thuê lại khách sạn để thu hồi và bảo toàn vốn. Đây là sự lựa chọn tối ưu nhất. Khách sạn của ông được đánh giá 2 sao, có hơn 30 phòng đang rao bán với giá 35 tỷ đồng.

Thê thảm hơn, không ít nhà đầu tư đã lỡ bỏ tiền đầu tư vào lĩnh vực này đang trong cảnh “tiến thoái lưỡng nan”. Theo giới kinh doanh trong nghề, các chủ khách sạn đang âm thầm tìm đối tác để bán lại vì không dám rao bán công khai, sợ không bán được sẽ mất uy tín.

http://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/dau-tu/dau-tu-khach-san-sut-ho-2-trieu-usd-dai-gia-ha-thanh-mac-ket-o-da-nang-358913.html
 

HuyArt

Xe cút kít
Biển số
OF-85656
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
16,675
Động cơ
567,484 Mã lực
Cái tên Nguyễn Mạnh Thắng nghe quen quen, chả có nhẽ:D
 

long.spc

Xe container
Biển số
OF-369251
Ngày cấp bằng
4/6/15
Số km
8,213
Động cơ
313,437 Mã lực
Nơi ở
Lang bạt
chắc lại định hướng từ Hà nội vào rồi đây mà, năm nay đất nền sẽ lại như tôm tươi thôi, codotel, soho cũng thoái trào rồi
 

bintao

Xe tải
Biển số
OF-471024
Ngày cấp bằng
17/11/16
Số km
457
Động cơ
209,119 Mã lực
Tuổi
34
Người nhà em làm du lịch ở Đà Nẵng, nói chung tình hình kinh doanh khá u ám
Vùng rừng thiên nước độc Đà Nẵng lại chiên xù thêm 1 lứa nhà đầu tư Hà Nội nữa rồi........Như vài năm trước!
 

cadan

Xe lăn
Biển số
OF-151495
Ngày cấp bằng
3/8/12
Số km
11,360
Động cơ
459,411 Mã lực
Đọc mấy bài này ai dám mua côn đồ tèo với biệt thự nghỉ dưỡng biển nữa - có đủ khách không mà đầu tư?

http://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/dau-tu/vo-tran-khach-san-da-nang-nhin-nhau-ban-thao-thoat-lo-358207.html

Đời không như là mơ

Những ngày đầu năm 2017, chuẩn bị cho một mùa đón khách du lịch, nhưng các khách sạn vừa và nhỏ khu vực ven biển Đà Nẵng vẫn vắng khách.

Do ế ẩm, nhiều ông chủ đã phải rao bán khách sạn. Chỉ cần lên Google gõ từ khoá “bán khách sạn Đà Nẵng”, trong vòng 0,42 giây đã cho ra khoảng 29.600 kết quả liên quan.

Nhớ lại thời hoàng kim hơn 7 năm trước, ông Lê Xuân Tâm, chủ một khách sạn nhỏ khu vực ven biển Mỹ Khê, kể rằng, khi Đà Nẵng được tụng ca là thành phố đáng sống, là nơi có bãi biển đẹp nhất hành tinh thì du khách nườm nượp đổ về đây. Các khách sạn lúc nào cũng kín phòng, kể cả mùa thấp điểm.


Khách sạn tiêu chuẩn 4-5 sao ở Đà Nẵng đều kín phòng.

Những con số thống kê về lượng khách du lịch năm sau luôn cao hơn năm trước khiến nhiều người như ông Tâm nhận thấy, đây là cơ hội hái ra tiền. Ông cũng như bao người khác đã huy động vốn xây dựng khách sạn, nói dân dã là "đi trước thời đại", hòng đón đầu số khách du lịch ngày càng gia tăng.

Vì thế, chỉ trong vòng 5 năm, hàng trăm nhà nghỉ, khách sạn mini từ 1-3 sao mọc lên san sát trên con phố được mệnh danh là phố khách sạn, nằm giữa bốn tuyến đường chính là Phạm Văn Đồng - Hoàng Sa - Võ Văn Kiệt - Ngô Quyền.

Nằm sát phố khách sạn dọc theo đường Hà Bổng (phường Phước Mỹ, Q.Sơn Trà), ngay sau khách sạn À La Carte 5 sao dài chưa đến 500m, có đến 40 khách sạn lớn, nhỏ các loại. Khổ nỗi, con đường này chỉ rộng 7,5m nên ô tô đậu chật kín vỉa hè và tràn xuống cả lòng đường.

Trong quãng thời gian đó, cả Đà Nẵng sôi động với việc nhà nhà xây khách sạn. Người có đất liên doanh với đại gia có tiền. Người nhiều tiền thì nhanh tay mua đất xây nên khách sạn vừa và nhỏ mọc lên nhiều như nấm sau mưa, khiến cung vượt cầu.

“Do đầu tư ào ạt xây dựng khách sạn nên quá thừa phòng. Để hút khách, nhiều nơi đã phải giảm giá, phá giá, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh chung của thị trường. Hàng loạt khách sạn tiêu chuẩn 2-3 sao ven biển mới xây đã giá còn 400.000-500.000 đồng/phòng/ngày nên những khách sạn nhỏ như chúng tôi chỉ còn nằm chờ chết”, ông Tâm buồn bã nói. Hiện ông Tâm cũng như nhiều người đang tìm cách chuyển nhượng để thu hồi vốn do thu không đủ bù chi.



Một con phố đường rộng khoảng 4m dày đặt khách sạn nhỏ và vừa tại Đà Nẵng.

Trong một danh sách dài những khách sạn rao bán, ông Trần Văn Đ, chủ một sàn giao dịch BĐS ở quận Ngũ Hành Sơn, đưa ra các khách sạn loại 1-2 sao với mức giá từ 10-20 tỷ đồng.

Theo ông Đ., mặc dù chủ các khách sạn đưa mức phí hoa hồng khá cao nhưng rất khó tìm được khách hàng bởi hiện nay, khách sạn quá ế ẩm. “Nhiều trường hợp khách hàng đã xuống tiền cọc, nhưng thấy rất ít khách nên không mua nữa, chấp nhận mất tiền", ông Đ. nói.

Lối thoát nào cho các khách sạn ở Đà Nẵng?

Ngay trong năm 2016, Đà Nẵng đón hơn 5,5 triệu du khách trong và ngoài nước, nhưng công suất hoạt động của các khách sạn chỉ đạt khoảng 50-55%. Con số này buộc nhiều đại gia phải tìm cách rao bán khách sạn để cắt lỗ khi đã lỡ đầu tư.

Theo các số liệu thống kê, tính đến giữa năm 2016, tổng số cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn TP. Đà Nẵng xấp xỉ trên 535 khách sạn, khu nghỉ dưỡng, với 20.166 phòng. Trong đó, khối 1-2 sao và tương đương có 425 khách sạn với 9.411 phòng.

Đó là chưa kể hàng nghìn nhà nghỉ tư nhân tự phát mọc đầy trong các khu phố, với giá cho thuê tính theo giờ rẻ như bèo.


Bất chấp cảnh báo, hàng loạt khách sạn đã và đang mọc lên làm thị trường vốn đã khó lại càng thêm khó.

Việc kinh doanh thua lỗ chủ yếu với loại hình khách sạn 1-2 sao. Phần lớn khách sạn này do các nhà đầu tư cá nhân xây dựng một cách tự phát, thiếu thông tin thị trường, thiếu hiểu biết về các tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn, thiếu chuẩn bị nhân lực vận hành và kế hoạch kinh doanh,... nên công suất sử dụng phòng rất thấp, thường hạ giá để lôi kéo khách. Trong khi đó, chất lượng phục vụ lại không đảm bảo, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh ngành du lịch của Đà Nẵng.

Một số khách sạn mới đưa vào hoạt động cũng hạn chế về thiết kế và công năng sử dụng, không đạt các tiêu chuẩn theo quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dịch vụ, các tiện ích phục vụ nên vắng khách.

Báo cáo của ngành du lịch Đà Nẵng trong dịp Tết Nguyên đán 2017, công suất phòng bình quân của khối khách sạn 3 sao là 46%, 1-2 sao chỉ 23-25% trong khi khách sạn 5 sao đạt đến gần 75%.

Ông Trịnh Bằng Có - Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng - nói thêm, việc phát triển khách sạn đang có vấn đề khi đăng ký kinh doanh là ở Sở KH-ĐT, cấp phép xây dựng là thẩm quyền của Sở Xây dựng, Sở VH TT&DL chỉ làm kế hoạch sau khi các khách sạn ra đời mà không hề có sự phối kết hợp, định hướng, dẫn đến hệ quả xây dựng tràn lan như hiện nay.
 

raumongtoi

Xe buýt
Biển số
OF-349948
Ngày cấp bằng
8/1/15
Số km
987
Động cơ
275,982 Mã lực
Nha trang khách vẫn nườm nượp
 

diepnh81

Xe tăng
Biển số
OF-46943
Ngày cấp bằng
19/9/09
Số km
1,675
Động cơ
477,867 Mã lực
Nơi ở
Khu đô thị mới Xa La-Hà Đông
Sập hầm đầy, Đà Nẵng còn đỡ, chứ nhiều bác phi Phú Quốc đang khóc ròng :-s
E nghĩ Đn khóc ròng vì cung thừa, cầu thiếu chứ PQ thì lượng khách vẫn đông mà phòng ít, làm ăn vẫn ok mà
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top