Bộ GTVT đang trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 152/NĐ-CP về xử phạt vi phạm luật giao thông đường bộ. Theo đó, các vi phạm sẽ bị xử phạt theo hướng tăng nặng, mang tính răn đe cao.
Thu giữ phương tiện vi phạm giao thông trên đường Láng - Hòa Lạc (Hà Nội - Hà Tây
Bị tước bằng lái tới 120 ngày/năm: Thi lấy bằng mới
Các cơ chức năng cho rằng, một trong những lý do phải sửa đổi ngay Nghị định 152/ND-CP (khi ban hành chưa lâu) là do các chế tài xử phạt chưa đủ sức răn đe hành vi vi phạm của các chủ phương tiện tham gia giao thông.
Bên cạnh đó là điều chỉnh những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước trong lĩnh vực giao thông đường bộ, cũng như thuận tiện cho công tác giám sát, triển khai thực hiện, tránh viện dẫn nhiều văn bản khác nhau khi thực hiện.
Từ đó, dự thảo Nghị định này đã tăng mức phạt tiền đối với một số hành vi vi phạm quy tắc giao thông, vi phạm quy định về phương tiện tham gia giao thông, vi phạm quy định về người điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Dự thảo Nghị định cũng tăng mức phạt tiền đối với 39 nhóm hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tai nạn giao thông.
Điểm đáng lưu ý nhất là dự thảo chỉ áp dụng biện pháp tạm giữ phương tiện đối với những hành vi cần phải xác minh tình tiết làm căn cứ quyết định xử lý hoặc cần phải ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính. Có 50 hành vi vi phạm quy định ở điều 9 đều bị tạm giữ phương tiện 10 ngày, 30 ngày.
Trong dự thảo cũng không quy định biện pháp cho phép người vi phạm được nộp tiền thế chấp thay cho phương tạm giữ vì biện pháp này chưa quy định trong Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và không phù hợp với mục đích của việc tạm giữ phương tiện vi phạm.
Nếu dự thảo nghị định mới được thông qua, sẽ thay thế biện pháp đánh dấu số lần vi phạm luật giao thông đường bộ trên Giấy phép lái xe bằng hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe có thời hạn và không thời hạn là 10 ngày, 30 ngày, 90 ngày hoặc không thời hạn.
Nếu trong 1 năm tổng số ngày bị tước bằng đủ 120 ngày trở lên thì bị tước bằng vĩnh viễn. Người bị tước bằng chỉ có cách học lại để lấy bằng mới.
Tăng mức phạt, tai nạn giao thông có giảm?
Bàn về dự thảo nghị định này, ông Nguyễn Võ Liễu - Tổng Thư ký Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam cho biết: Hiệp hội không được các cơ quan chức năng lấy ý kiến đóng góp về lần sửa đổi này, trong khi đó những lần sửa đổi trước đều tổ chức lấy ý kiến đóng góp của Hiệp hội.
Theo ông Liễu, không có một phép tính nào cân đong việc tăng mức phạt, sẽ giảm tai nạn giao thông. Tức là phạt nặng chưa hẳn kiềm chế TNGT. Bởi muốn kiềm chế TNGT đòi hỏi nhiều biện pháp đồng bộ, sự vào cuộc quyết liệt của các ban ngành địa phương, cũng như tăng cường ý thức chấp hành pháp luật của những người điều khiển phương tiện cơ giới.
Bên cạnh đó là tiến hành đánh giá, khảo sát và tổ chức lại giao thông cho các phương tiện cơ giới tốt hơn. Trong khi hiện nay các phương tiện đang đi hỗn hợp, giao cắt đồng mức, hành lang đường bộ bị lần chiếm nghiêm trọng, đường quốc lộ biến thành đường phố...
Theo ông Liễu, đây là những vấn đề nổi cộm phải giải quyết đồng bộ, triệt để chứ không nhất thiết phải tăng mức phạt.
Bị tước bằng lái tới 120 ngày/năm: Thi lấy bằng mới
Các cơ chức năng cho rằng, một trong những lý do phải sửa đổi ngay Nghị định 152/ND-CP (khi ban hành chưa lâu) là do các chế tài xử phạt chưa đủ sức răn đe hành vi vi phạm của các chủ phương tiện tham gia giao thông.
Bên cạnh đó là điều chỉnh những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước trong lĩnh vực giao thông đường bộ, cũng như thuận tiện cho công tác giám sát, triển khai thực hiện, tránh viện dẫn nhiều văn bản khác nhau khi thực hiện.
Từ đó, dự thảo Nghị định này đã tăng mức phạt tiền đối với một số hành vi vi phạm quy tắc giao thông, vi phạm quy định về phương tiện tham gia giao thông, vi phạm quy định về người điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Dự thảo Nghị định cũng tăng mức phạt tiền đối với 39 nhóm hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tai nạn giao thông.
Điểm đáng lưu ý nhất là dự thảo chỉ áp dụng biện pháp tạm giữ phương tiện đối với những hành vi cần phải xác minh tình tiết làm căn cứ quyết định xử lý hoặc cần phải ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính. Có 50 hành vi vi phạm quy định ở điều 9 đều bị tạm giữ phương tiện 10 ngày, 30 ngày.
Trong dự thảo cũng không quy định biện pháp cho phép người vi phạm được nộp tiền thế chấp thay cho phương tạm giữ vì biện pháp này chưa quy định trong Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và không phù hợp với mục đích của việc tạm giữ phương tiện vi phạm.
Nếu dự thảo nghị định mới được thông qua, sẽ thay thế biện pháp đánh dấu số lần vi phạm luật giao thông đường bộ trên Giấy phép lái xe bằng hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe có thời hạn và không thời hạn là 10 ngày, 30 ngày, 90 ngày hoặc không thời hạn.
Nếu trong 1 năm tổng số ngày bị tước bằng đủ 120 ngày trở lên thì bị tước bằng vĩnh viễn. Người bị tước bằng chỉ có cách học lại để lấy bằng mới.
Tăng mức phạt, tai nạn giao thông có giảm?
Bàn về dự thảo nghị định này, ông Nguyễn Võ Liễu - Tổng Thư ký Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam cho biết: Hiệp hội không được các cơ quan chức năng lấy ý kiến đóng góp về lần sửa đổi này, trong khi đó những lần sửa đổi trước đều tổ chức lấy ý kiến đóng góp của Hiệp hội.
Theo ông Liễu, không có một phép tính nào cân đong việc tăng mức phạt, sẽ giảm tai nạn giao thông. Tức là phạt nặng chưa hẳn kiềm chế TNGT. Bởi muốn kiềm chế TNGT đòi hỏi nhiều biện pháp đồng bộ, sự vào cuộc quyết liệt của các ban ngành địa phương, cũng như tăng cường ý thức chấp hành pháp luật của những người điều khiển phương tiện cơ giới.
Bên cạnh đó là tiến hành đánh giá, khảo sát và tổ chức lại giao thông cho các phương tiện cơ giới tốt hơn. Trong khi hiện nay các phương tiện đang đi hỗn hợp, giao cắt đồng mức, hành lang đường bộ bị lần chiếm nghiêm trọng, đường quốc lộ biến thành đường phố...
Theo ông Liễu, đây là những vấn đề nổi cộm phải giải quyết đồng bộ, triệt để chứ không nhất thiết phải tăng mức phạt.