- Biển số
- OF-673778
- Ngày cấp bằng
- 18/6/19
- Số km
- 3,440
- Động cơ
- 138,330 Mã lực
Thậm chí có những "phiên bản" của tin đồn còn cho rằng đã có một cuộc đụng độ nào đó giữa tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc với tàu ngầm một nước khác ở Biển Đông.
Trong 1-2 ngày qua, một số trang mạng xã hội trên thế giới lan truyền tin đồn rằng có một vụ nổ "bí ẩn" đã xảy ra ở Biển Đông khiến mức độ bức xạ ở một số khu vực tại đây tăng cao bất thường.
Về nguyên nhân của "vụ nổ" này, có nguồn đồn đoán rằng Trung Quốc có thể đã bí mật kích nổ vũ khí hạt nhân ở Biển Đông nhằm "dằn mặt" Mỹ. Nguồn khác lại cho rằng, có thể "tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc hoặc Mỹ gặp sự cố ở Biển Đông". Thậm chí, còn có những "phiên bản" của tin đồn còn cho rằng đã có một cuộc đụng độ nào đó giữa tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc với tàu ngầm một nước khác ở Biển Đông.
Tuy nhiên, theo Gizmodo, trang thông tin uy tín của Mỹ về khoa học, công nghệ, tất cả các thông tin trên hoàn toàn vô căn cứ.
"Không có chuyện Trung Quốc bí mật kích nổ vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Biển Đông nhằm gửi tín hiệu cảnh báo tới Mỹ như các tin đồn đang lan truyền trên mạng xã hội" – Trang mạng Gizmodo dẫn lời các chuyên gia cho hay.
Câu chuyện "nhảm nhí"
Qua tìm hiểu, Gizmodo cho rằng tin đồn này có lẽ xuất phát từ Hal Turner – một người dẫn chương trình phát thanh cực hữu ở New Jersey, từng có liên hệ với FBI, bị Liên đoàn Chống phỉ báng và Trung tâm Nghiên cứu Luật người nghèo miền Nam nước Mỹ liệt vào danh sách "white supremacists" (những người ủng hộ thuyết cho rằng người da trắng là ưu việt).
Turner từng bị kết án gần 3 năm tù giam vì đe dọa tấn công và dọa giết 3 thẩm phán liên bang. Nhân vật này cũng bị một số báo uy tín của Mỹ tố cáo đăng tin giả.
Trong một bài đăng trên website của mình gần đây, Turner dẫn cái mà ông ta gọi là "một số nguồn tin quân sự" chưa xác định cho biết vào khoảng 18 giờ 22 phút (theo giờ ET) hôm thứ Tư (20/11), một vụ nổ hạt nhân dưới độ sâu khoảng 50m so với mặt nước biển ở Biển Đông đã "gây ra một đợt sóng xung kích dưới lòng biển".
Cũng trong bài viết này, Turner viết, ước tính vụ nổ có sức công phá trong khoảng "10-20 kiloton".
Sau đó, bài đăng trên website của Turner tiếp tục được cập nhật. Ông này bổ sung một thông tin cho rằng Mạng Giám sát Môi trường toàn cầu uRADMonitor đã ghi nhận nồng độ phóng xạ "đáng kể" tại bờ biển phía nam Trung Quốc, gần Trạm Giang, và Hong Kong, cũng như Đài Loan.
Từ đó, Turner cho rằng Trung Quốc đã kích nổ một loại vũ khí hạt nhân để gửi tín hiệu "dằn mặt" Mỹ.
Bài viết của Turner sau đó được một số trang mạng xã hội khác dẫn lại, dịch ra một số thứ tiếng khác và càng lúc càng biến tướng thành những tin đồn khác nhau như đề cập ở trên.
Đây thường là điều mà những người lý trí sẽ phớt lờ, nhưng nhờ một loạt tweet từ tài khoản "nghe có vẻ chính thức" IndoPacific_SCS_Info và một số tài khoản khác đăng tải, tuyên bố của Turner đã thu hút sự chú ý của hàng nghìn người trên Twitter.
Một tài khoản dẫn lại tin đồn từ trang của Turner
Theo Gizmodo, đây là một câu chuyện đầy rẫy những thông tin vô lý. Chẳng hạn, trang mạng uRADMonitor tự quy ước mức nồng độ phóng xạ "khổng lồ" là 0,24 microsievert mỗi giờ. Tuy nhiên, ở Nam Ấn Độ, một số khu vực ở tây nam Mỹ và Mexico bình thường vẫn ghi nhận nồng độ phóng xạ tương tự và trên thực tế, đây là một mức phóng xạ "hoàn toàn không đáng kể".
Để so sánh, theo Reuters, Hiệp hội Hạt nhân Thế giới ước tính nồng độ phóng xạ trung bình phóng ra tự nhiên hàng năm nằm trong ngưỡng 0,17-0,39 microsievert mỗi giờ. Nếu khu vực nào có nồng độ phóng xạ 0,24 microsievert một giờ, thì con số này sẽ tương đương khoảng 2.100 microsievert một năm, hoặc chỉ trên 2 millisievert.
Trong khi đó, Mỹ quy ước ngưỡng trên của mức phơi nhiễm nghề nghiệp an toàn là 50 millisievert một năm.
Đồn đoán không có cơ sở
Chia sẻ với Gizmodo, một chuyên gia an toàn phóng xạ không nêu tên khẳng định, mức phóng xạ mà uRADMonitor cho rằng họ đã ghi nhận được ở mức đáng lo ngại ở Biển Đông trên thực tế là mức bức xạ nền bình thường. Vị chuyên gia cũng cảnh báo rằng uRADMonitor không phải là một nguồn đáng tin cậy.
Ghi nhận về các hạt phóng xạ trong không khí đăng trên page RadNet Honolulu của Cơ quan Bảo vệ Môi trường, cũng như Viện thông tin thiết kế bản đồ phóng xạ Nhật Bản cũng cho thấy không có gì bất thường.
Gizmodo cũng đã trao đổi về vấn đề này với Robert Rosner, nhà nghiên cứu từng làm việc tại Bộ năng lượng Mỹ và hiện nghiên cứu vật lý lý thuyết ở Chicago, chủ tịch Hội đồng An ninh và Khoa học của Chuyên san Các nhà khoa học Nguyên tử.
Ông Rosner khẳng định, việc cho rằng bất cứ ai cũng có thể nhận diện được một vụ thử nghiệm hạt nhân dưới nước bằng các thiết bị dò trên cạn là rất nực cười. Vị chuyên gia cũng cho rằng, không ai ngu ngốc tới mức tiến hành một cuộc thử nghiệm như vậy ở Biển Đông.
Các vụ thử hạt nhân đầu tiên trên thế giới, như vụ thử Baker, với sức công phá 23 kiloton trên đảo Bikini vào năm 1945, đã làm kích hoạt máy đo địa chấn trên toàn cầu.
Nhưng cho đến nay, không có dấu hiệu nào cho thấy có sự kiện tương tự vừa diễn ra hôm thứ Tư vừa qua ở Biển Đông.
"Nếu các vị muốn tiến hành thử nghiệm bí mật thì Biển Đông sẽ là một trong những sự lựa chọn cuối cùng, bởi nó rất đông đúc. Đây là khu vực đang nằm dưới sự giám sát chặt chẽ do những động thái của Trung Quốc thời gian qua, và khó có khả năng có ai đó tìm cách làm điều kinh khủng đến vậy" – ông Rosner nhận định.
"Nơi đây được giám sát nhiều tới mức sẽ thật kinh ngạc nếu không ai phát hiện ra. Việc này không thể được phát hiện thông qua các mảnh vỡ phóng xạ, bởi sẽ không có bất cứ mảnh vỡ nào trên bề mặt đại dương" - ông Rosner cho hay.
Ngoài những lo ngại về an toàn, ông Rosner cho biết khu vực này còn được giám sát chặt chẽ các vụ địa chấn do "những cơn sóng thần nguy hiểm", tương tự như trận sóng thần và động đất ở Ấn Độ Dương năm 2004.
Vụ nổ với sức công phá 10-20 kiloton, nếu có, chắc chắn sẽ rất đáng chú ý, các quả bom hạt nhân mà Mỹ thả xuống Hiroshima và Nagasaki cũng có sức công phá tương tự.
Nhưng trên thực tế, hoàn toàn không có dấu hiệu nào được ghi nhận.
Vậy tại sao tin đồn trên lại có thể tồn tại dai dẳng trên mạng xã hội, thậm chí cả một số phương tiện truyền thông?
Có lẽ một phần nguyên nhân do hôm nay, một số báo lớn của Nga đã đăng một bản tin, dẫn nguồn từ Tổ chức bảo vệ người tiêu dùng Nga Rospotrebnadzor, theo đó, tổ chức này nhận được thông tin từ "Hệ thống giám sát môi trường toàn cầu" rằng bức xạ nền ở một số khu vực Biển Đông có dấu hiệu tăng có thể do một sự cố hạt nhân.
Tìm hiểu thêm qua bản tin của thông tấn Nga Interfax, thì "Hệ thống giám sát môi trường toàn cầu" mà Rospotrebnadzor nhắc đến chính là uRADMonitor, nguồn tin được Hal Turner dẫn trong bản tin của ông ta.
Như vậy, thông tin về việc tăng bức xạ nền ở Biển Đông có lẽ đều đến từ một nguồn. Và theo các chuyên gia mà Gizmodo đã tham khảo ý kiến, thì đó là nguồn không đáng tin cậy.
https://soha.vn/thuc-hu-thong-tin-trung-quoc-kich-no-vu-khi-hat-nhan-o-bien-dong-20191122161432284.htm
Trong 1-2 ngày qua, một số trang mạng xã hội trên thế giới lan truyền tin đồn rằng có một vụ nổ "bí ẩn" đã xảy ra ở Biển Đông khiến mức độ bức xạ ở một số khu vực tại đây tăng cao bất thường.
Về nguyên nhân của "vụ nổ" này, có nguồn đồn đoán rằng Trung Quốc có thể đã bí mật kích nổ vũ khí hạt nhân ở Biển Đông nhằm "dằn mặt" Mỹ. Nguồn khác lại cho rằng, có thể "tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc hoặc Mỹ gặp sự cố ở Biển Đông". Thậm chí, còn có những "phiên bản" của tin đồn còn cho rằng đã có một cuộc đụng độ nào đó giữa tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc với tàu ngầm một nước khác ở Biển Đông.
Tuy nhiên, theo Gizmodo, trang thông tin uy tín của Mỹ về khoa học, công nghệ, tất cả các thông tin trên hoàn toàn vô căn cứ.
"Không có chuyện Trung Quốc bí mật kích nổ vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Biển Đông nhằm gửi tín hiệu cảnh báo tới Mỹ như các tin đồn đang lan truyền trên mạng xã hội" – Trang mạng Gizmodo dẫn lời các chuyên gia cho hay.
Câu chuyện "nhảm nhí"
Qua tìm hiểu, Gizmodo cho rằng tin đồn này có lẽ xuất phát từ Hal Turner – một người dẫn chương trình phát thanh cực hữu ở New Jersey, từng có liên hệ với FBI, bị Liên đoàn Chống phỉ báng và Trung tâm Nghiên cứu Luật người nghèo miền Nam nước Mỹ liệt vào danh sách "white supremacists" (những người ủng hộ thuyết cho rằng người da trắng là ưu việt).
Turner từng bị kết án gần 3 năm tù giam vì đe dọa tấn công và dọa giết 3 thẩm phán liên bang. Nhân vật này cũng bị một số báo uy tín của Mỹ tố cáo đăng tin giả.
Trong một bài đăng trên website của mình gần đây, Turner dẫn cái mà ông ta gọi là "một số nguồn tin quân sự" chưa xác định cho biết vào khoảng 18 giờ 22 phút (theo giờ ET) hôm thứ Tư (20/11), một vụ nổ hạt nhân dưới độ sâu khoảng 50m so với mặt nước biển ở Biển Đông đã "gây ra một đợt sóng xung kích dưới lòng biển".
Cũng trong bài viết này, Turner viết, ước tính vụ nổ có sức công phá trong khoảng "10-20 kiloton".
Sau đó, bài đăng trên website của Turner tiếp tục được cập nhật. Ông này bổ sung một thông tin cho rằng Mạng Giám sát Môi trường toàn cầu uRADMonitor đã ghi nhận nồng độ phóng xạ "đáng kể" tại bờ biển phía nam Trung Quốc, gần Trạm Giang, và Hong Kong, cũng như Đài Loan.
Từ đó, Turner cho rằng Trung Quốc đã kích nổ một loại vũ khí hạt nhân để gửi tín hiệu "dằn mặt" Mỹ.
Bài viết của Turner sau đó được một số trang mạng xã hội khác dẫn lại, dịch ra một số thứ tiếng khác và càng lúc càng biến tướng thành những tin đồn khác nhau như đề cập ở trên.
Đây thường là điều mà những người lý trí sẽ phớt lờ, nhưng nhờ một loạt tweet từ tài khoản "nghe có vẻ chính thức" IndoPacific_SCS_Info và một số tài khoản khác đăng tải, tuyên bố của Turner đã thu hút sự chú ý của hàng nghìn người trên Twitter.
Một tài khoản dẫn lại tin đồn từ trang của Turner
Theo Gizmodo, đây là một câu chuyện đầy rẫy những thông tin vô lý. Chẳng hạn, trang mạng uRADMonitor tự quy ước mức nồng độ phóng xạ "khổng lồ" là 0,24 microsievert mỗi giờ. Tuy nhiên, ở Nam Ấn Độ, một số khu vực ở tây nam Mỹ và Mexico bình thường vẫn ghi nhận nồng độ phóng xạ tương tự và trên thực tế, đây là một mức phóng xạ "hoàn toàn không đáng kể".
Để so sánh, theo Reuters, Hiệp hội Hạt nhân Thế giới ước tính nồng độ phóng xạ trung bình phóng ra tự nhiên hàng năm nằm trong ngưỡng 0,17-0,39 microsievert mỗi giờ. Nếu khu vực nào có nồng độ phóng xạ 0,24 microsievert một giờ, thì con số này sẽ tương đương khoảng 2.100 microsievert một năm, hoặc chỉ trên 2 millisievert.
Trong khi đó, Mỹ quy ước ngưỡng trên của mức phơi nhiễm nghề nghiệp an toàn là 50 millisievert một năm.
Đồn đoán không có cơ sở
Chia sẻ với Gizmodo, một chuyên gia an toàn phóng xạ không nêu tên khẳng định, mức phóng xạ mà uRADMonitor cho rằng họ đã ghi nhận được ở mức đáng lo ngại ở Biển Đông trên thực tế là mức bức xạ nền bình thường. Vị chuyên gia cũng cảnh báo rằng uRADMonitor không phải là một nguồn đáng tin cậy.
Ghi nhận về các hạt phóng xạ trong không khí đăng trên page RadNet Honolulu của Cơ quan Bảo vệ Môi trường, cũng như Viện thông tin thiết kế bản đồ phóng xạ Nhật Bản cũng cho thấy không có gì bất thường.
Gizmodo cũng đã trao đổi về vấn đề này với Robert Rosner, nhà nghiên cứu từng làm việc tại Bộ năng lượng Mỹ và hiện nghiên cứu vật lý lý thuyết ở Chicago, chủ tịch Hội đồng An ninh và Khoa học của Chuyên san Các nhà khoa học Nguyên tử.
Ông Rosner khẳng định, việc cho rằng bất cứ ai cũng có thể nhận diện được một vụ thử nghiệm hạt nhân dưới nước bằng các thiết bị dò trên cạn là rất nực cười. Vị chuyên gia cũng cho rằng, không ai ngu ngốc tới mức tiến hành một cuộc thử nghiệm như vậy ở Biển Đông.
- Không quân Nhật Bản "lột xác" - Sự trỗi dậy của Samurai: Nga-Trung sắp nhận cú phản đòn cực mạnh?
- Sự thật về đội quân chuyên "ăn cắp bí mật quân sự" của Trung Quốc: Chết vì tự mãn và nghiệp dư
Các vụ thử hạt nhân đầu tiên trên thế giới, như vụ thử Baker, với sức công phá 23 kiloton trên đảo Bikini vào năm 1945, đã làm kích hoạt máy đo địa chấn trên toàn cầu.
Nhưng cho đến nay, không có dấu hiệu nào cho thấy có sự kiện tương tự vừa diễn ra hôm thứ Tư vừa qua ở Biển Đông.
"Nếu các vị muốn tiến hành thử nghiệm bí mật thì Biển Đông sẽ là một trong những sự lựa chọn cuối cùng, bởi nó rất đông đúc. Đây là khu vực đang nằm dưới sự giám sát chặt chẽ do những động thái của Trung Quốc thời gian qua, và khó có khả năng có ai đó tìm cách làm điều kinh khủng đến vậy" – ông Rosner nhận định.
"Nơi đây được giám sát nhiều tới mức sẽ thật kinh ngạc nếu không ai phát hiện ra. Việc này không thể được phát hiện thông qua các mảnh vỡ phóng xạ, bởi sẽ không có bất cứ mảnh vỡ nào trên bề mặt đại dương" - ông Rosner cho hay.
Ngoài những lo ngại về an toàn, ông Rosner cho biết khu vực này còn được giám sát chặt chẽ các vụ địa chấn do "những cơn sóng thần nguy hiểm", tương tự như trận sóng thần và động đất ở Ấn Độ Dương năm 2004.
Vụ nổ với sức công phá 10-20 kiloton, nếu có, chắc chắn sẽ rất đáng chú ý, các quả bom hạt nhân mà Mỹ thả xuống Hiroshima và Nagasaki cũng có sức công phá tương tự.
Nhưng trên thực tế, hoàn toàn không có dấu hiệu nào được ghi nhận.
Vậy tại sao tin đồn trên lại có thể tồn tại dai dẳng trên mạng xã hội, thậm chí cả một số phương tiện truyền thông?
Có lẽ một phần nguyên nhân do hôm nay, một số báo lớn của Nga đã đăng một bản tin, dẫn nguồn từ Tổ chức bảo vệ người tiêu dùng Nga Rospotrebnadzor, theo đó, tổ chức này nhận được thông tin từ "Hệ thống giám sát môi trường toàn cầu" rằng bức xạ nền ở một số khu vực Biển Đông có dấu hiệu tăng có thể do một sự cố hạt nhân.
Tìm hiểu thêm qua bản tin của thông tấn Nga Interfax, thì "Hệ thống giám sát môi trường toàn cầu" mà Rospotrebnadzor nhắc đến chính là uRADMonitor, nguồn tin được Hal Turner dẫn trong bản tin của ông ta.
Như vậy, thông tin về việc tăng bức xạ nền ở Biển Đông có lẽ đều đến từ một nguồn. Và theo các chuyên gia mà Gizmodo đã tham khảo ý kiến, thì đó là nguồn không đáng tin cậy.
https://soha.vn/thuc-hu-thong-tin-trung-quoc-kich-no-vu-khi-hat-nhan-o-bien-dong-20191122161432284.htm