- Biển số
- OF-342645
- Ngày cấp bằng
- 13/11/14
- Số km
- 1,347
- Động cơ
- 282,517 Mã lực
"CHÚNG TA Ở ĐẲNG CẤP VÔ CÙNG THẤP"
Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, ông Trần Đình Thiên, trao đổi với TBKTSG về tình trạng nhập siêu với Trung Quốc và hệ lụy của nó.
* Báo động nhập siêu Trung Quốc tăng mạnh
TS Trần Đình Thiên: "Cấu trúc kinh tế của chúng ta sai lệch quá rồi, không sao thay đổi được." Ảnh báo Đầu tư.
TBKTSG: Ông đã từng nêu quan điểm cần hạn chế nhập khẩu từ Trung Quốc, đặc biệt là khi có vụ giàn khoan HD 981 năm ngoái. Nhưng rồi...
- Ông Trần Đình Thiên: Khi có vụ giàn khoan tôi cứ tưởng chúng ta chuyển hướng được thị trường nhưng rồi nhập siêu tiếp tục tăng lên đến gần 30 tỉ đô la Mỹ trong năm 2014. Ở các diễn đàn kinh tế, có nhiều người nói sợ ngưng thương mại, nhưng tôi luôn khẳng định ngưng được là tốt. Chúng ta cần biết cắn răng chịu đau đớn để thay đổi cấu trúc. Nhưng chúng ta cứ vì ngắn hạn mà lơ đi dài hạn...
TBKTSG: Nhìn vào cấu trúc xuất nhập khẩu hai nước, ông thấy điều gì?
- Chúng ta xuất gì? Toàn là hàng nông sản thô, khoáng sản thô. Mình xuất thế là toàn bị thiệt, để các doanh nghiệp của họ làm tiếp và hưởng hết giá trị gia tăng. Còn mình nhập của họ rất nhiều, hầu hết là nguyên liệu đầu vào, để không phải làm.
Chúng ta nhập hàng của họ để lắp ráp, gia công, nghĩa là chúng ta xuất khẩu hộ họ, và chỉ được hưởng có tí giá trị thôi. Chúng ta ở đẳng cấp vô cùng thấp. Còn họ thì xuất “ăn” đường xuất, nhập “ăn” đường nhập.
Ngay cả về biên mậu, họ cũng khác hẳn mình. Họ khuyến khích người dân dùng xe ba gác thồ quặng về còn chúng ta khuyến khích người dân sang cõng hàng về.
Cấu trúc kinh tế của chúng ta sai lệch quá rồi, không sao thay đổi được.
TBKTSG: Vậy thì ai là người có lỗi? Doanh nghiệp hay chính sách?
- Do hệ thống chính sách định hướng chứ, từ tỷ giá, lãi suất, đất đai, hệ thống động lực... làm sao mà đổ lỗi cho doanh nghiệp được! Hệ thống chính sách đó nó làm cho cơ cấu kinh tế sai lệch, không khuyến khích sản xuất trong nước, làm các ngành công nghiệp luôn nằm ở đáy của chuỗi giá trị.
TBKTSG: Các hiệp định thương mại tự do (FTA) mà chúng ta đã và sẽ ký đều coi trọng quy tắc nguồn gốc xuất xứ. Trong bối cảnh nguyên liệu, vật liệu đầu vào phụ thuộc quá lớn vào Trung Quốc như hiện nay thì tình hình sẽ như thế nào?
- Đây là vấn đề quá khó để trả lời. Tôi cũng chưa hình dung nổi chúng ta sẽ chuyển hướng ra sao, và nếu không chuyển hướng thì được hưởng lợi gì từ các FTA. Nguồn gốc xuất xứ là vấn đề rất khó khăn, và nhạy cảm. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp trong ngành dệt may từ Trung Quốc đã chuyển sang đây để đón đầu TPP . Và điều này chúng ta phải chịu.
TBKTSG: Vì sao chúng ta tham gia nhiều FTA như vậy? Điều này có tốt không cho tổng thể nền kinh tế?
- Có nhiều chuyên gia nói các FTA đều có lợi và cần hưởng ứng hết các FTA. Nhưng vấn đề là năng lực của nền kinh tế, năng lực của doanh nghiệp nội địa chỉ có vậy thôi. Lẽ ra, chúng ta chỉ dồn cho một vài FTA thì doanh nghiệp còn vùng lên được, đây có mười mấy FTA thì năng lực đâu mà tận dụng hết? Điều đó dẫn đến nguy cơ: ông mang cái lợi ấy cho kẻ khác hưởng. Cứ xem các doanh nghiệp FDI đã chiếm tới hơn 70% giá trị nhập khẩu. Trong khi đó, các vòng xoáy FTA rất nhiều, đan xen vào nhau, thì các doanh nghiệp Trung Quốc, Thái Lan sẽ hưởng lợi, chứ có phải doanh nghiệp Việt Nam đâu.
TBKTSG: Chẳng qua là thể chất, năng lực của doanh nghiệp Việt Nam yếu quá?
- Đó là nguyên nhân trực tiếp, nguy hiểm hiện nay, còn nguyên nhân sâu xa thì phải nhìn lại là lịch sử...
Trong chuyện mua bán, sáp nhập doanh nghiệp thì mỗi năm các doanh nghiệp Việt Nam cũng “bán mình” tới năm tỉ đô la Mỹ. Trong một cuộc họp gần đây, tôi nói, bất kỳ chính sách kinh tế đối ngoại nào mà chúng ta đang làm cũng dường như để thể hiện mình tự do hóa thị trường. Vấn đề là điều đó tác động như thế nào, và sẽ chịu hậu quả gì trong tương quan kinh tế với Trung Quốc? Lẽ ra, phải có tính toán, dự liệu rồi mới quyết định chính sách đó về mặt thời gian, về mặt liều lượng. Chẳng hạn, khi quyết định bán bất động sản cho người nước ngoài, vâng, tốt thôi. Song, vấn đề là khi nhà đầu tư Trung Quốc vào mua với số lượng lớn, thì sẽ tác động như thế nào, ai có thể cạnh tranh với họ?
Hay chính sách cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, bán cổ phần cho doanh nghiệp nước ngoài, nới room. Về mặt nguyên lý là tốt rồi, cần chuyển nguồn lực cho doanh nghiệp tư nhân. Nhưng vấn đề, co kẻ đang há mồm đứng phía sau kia, vớ vẩn là nó đớp luôn cả ngành công nghiệp, chứ không chỉ là vài doanh nghiệp. Thậm chí bỏ ra vài tỉ đô la là họ thao túng luôn thị trường chứng khoán... Có những vấn đề đó!
TBKTSG: Những câu chuyện này bị nhiều chuyên gia, không chỉ ông, phản ứng. Nhưng vì sao vẫn cứ như vậy?
- Nên hiểu tình thế chúng ta là khó. Chúng ta làm được cái này thì mất cái kia, nhưng cái được là ngắn hạn, còn cái mất là dài hạn. Ta phải nhắm mắt lại để được cái trước mắt đã, vì chúng ta bí đến thế.
Tư Giang
tbktsg
http://m.baomoi.com/Chung-ta-o-dang-cap-vo-cung-thap/c/17380622.epi
Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, ông Trần Đình Thiên, trao đổi với TBKTSG về tình trạng nhập siêu với Trung Quốc và hệ lụy của nó.
* Báo động nhập siêu Trung Quốc tăng mạnh
TS Trần Đình Thiên: "Cấu trúc kinh tế của chúng ta sai lệch quá rồi, không sao thay đổi được." Ảnh báo Đầu tư.
TBKTSG: Ông đã từng nêu quan điểm cần hạn chế nhập khẩu từ Trung Quốc, đặc biệt là khi có vụ giàn khoan HD 981 năm ngoái. Nhưng rồi...
- Ông Trần Đình Thiên: Khi có vụ giàn khoan tôi cứ tưởng chúng ta chuyển hướng được thị trường nhưng rồi nhập siêu tiếp tục tăng lên đến gần 30 tỉ đô la Mỹ trong năm 2014. Ở các diễn đàn kinh tế, có nhiều người nói sợ ngưng thương mại, nhưng tôi luôn khẳng định ngưng được là tốt. Chúng ta cần biết cắn răng chịu đau đớn để thay đổi cấu trúc. Nhưng chúng ta cứ vì ngắn hạn mà lơ đi dài hạn...
TBKTSG: Nhìn vào cấu trúc xuất nhập khẩu hai nước, ông thấy điều gì?
- Chúng ta xuất gì? Toàn là hàng nông sản thô, khoáng sản thô. Mình xuất thế là toàn bị thiệt, để các doanh nghiệp của họ làm tiếp và hưởng hết giá trị gia tăng. Còn mình nhập của họ rất nhiều, hầu hết là nguyên liệu đầu vào, để không phải làm.
Chúng ta nhập hàng của họ để lắp ráp, gia công, nghĩa là chúng ta xuất khẩu hộ họ, và chỉ được hưởng có tí giá trị thôi. Chúng ta ở đẳng cấp vô cùng thấp. Còn họ thì xuất “ăn” đường xuất, nhập “ăn” đường nhập.
Ngay cả về biên mậu, họ cũng khác hẳn mình. Họ khuyến khích người dân dùng xe ba gác thồ quặng về còn chúng ta khuyến khích người dân sang cõng hàng về.
Cấu trúc kinh tế của chúng ta sai lệch quá rồi, không sao thay đổi được.
TBKTSG: Vậy thì ai là người có lỗi? Doanh nghiệp hay chính sách?
- Do hệ thống chính sách định hướng chứ, từ tỷ giá, lãi suất, đất đai, hệ thống động lực... làm sao mà đổ lỗi cho doanh nghiệp được! Hệ thống chính sách đó nó làm cho cơ cấu kinh tế sai lệch, không khuyến khích sản xuất trong nước, làm các ngành công nghiệp luôn nằm ở đáy của chuỗi giá trị.
TBKTSG: Các hiệp định thương mại tự do (FTA) mà chúng ta đã và sẽ ký đều coi trọng quy tắc nguồn gốc xuất xứ. Trong bối cảnh nguyên liệu, vật liệu đầu vào phụ thuộc quá lớn vào Trung Quốc như hiện nay thì tình hình sẽ như thế nào?
- Đây là vấn đề quá khó để trả lời. Tôi cũng chưa hình dung nổi chúng ta sẽ chuyển hướng ra sao, và nếu không chuyển hướng thì được hưởng lợi gì từ các FTA. Nguồn gốc xuất xứ là vấn đề rất khó khăn, và nhạy cảm. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp trong ngành dệt may từ Trung Quốc đã chuyển sang đây để đón đầu TPP . Và điều này chúng ta phải chịu.
TBKTSG: Vì sao chúng ta tham gia nhiều FTA như vậy? Điều này có tốt không cho tổng thể nền kinh tế?
- Có nhiều chuyên gia nói các FTA đều có lợi và cần hưởng ứng hết các FTA. Nhưng vấn đề là năng lực của nền kinh tế, năng lực của doanh nghiệp nội địa chỉ có vậy thôi. Lẽ ra, chúng ta chỉ dồn cho một vài FTA thì doanh nghiệp còn vùng lên được, đây có mười mấy FTA thì năng lực đâu mà tận dụng hết? Điều đó dẫn đến nguy cơ: ông mang cái lợi ấy cho kẻ khác hưởng. Cứ xem các doanh nghiệp FDI đã chiếm tới hơn 70% giá trị nhập khẩu. Trong khi đó, các vòng xoáy FTA rất nhiều, đan xen vào nhau, thì các doanh nghiệp Trung Quốc, Thái Lan sẽ hưởng lợi, chứ có phải doanh nghiệp Việt Nam đâu.
TBKTSG: Chẳng qua là thể chất, năng lực của doanh nghiệp Việt Nam yếu quá?
- Đó là nguyên nhân trực tiếp, nguy hiểm hiện nay, còn nguyên nhân sâu xa thì phải nhìn lại là lịch sử...
Trong chuyện mua bán, sáp nhập doanh nghiệp thì mỗi năm các doanh nghiệp Việt Nam cũng “bán mình” tới năm tỉ đô la Mỹ. Trong một cuộc họp gần đây, tôi nói, bất kỳ chính sách kinh tế đối ngoại nào mà chúng ta đang làm cũng dường như để thể hiện mình tự do hóa thị trường. Vấn đề là điều đó tác động như thế nào, và sẽ chịu hậu quả gì trong tương quan kinh tế với Trung Quốc? Lẽ ra, phải có tính toán, dự liệu rồi mới quyết định chính sách đó về mặt thời gian, về mặt liều lượng. Chẳng hạn, khi quyết định bán bất động sản cho người nước ngoài, vâng, tốt thôi. Song, vấn đề là khi nhà đầu tư Trung Quốc vào mua với số lượng lớn, thì sẽ tác động như thế nào, ai có thể cạnh tranh với họ?
Hay chính sách cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, bán cổ phần cho doanh nghiệp nước ngoài, nới room. Về mặt nguyên lý là tốt rồi, cần chuyển nguồn lực cho doanh nghiệp tư nhân. Nhưng vấn đề, co kẻ đang há mồm đứng phía sau kia, vớ vẩn là nó đớp luôn cả ngành công nghiệp, chứ không chỉ là vài doanh nghiệp. Thậm chí bỏ ra vài tỉ đô la là họ thao túng luôn thị trường chứng khoán... Có những vấn đề đó!
TBKTSG: Những câu chuyện này bị nhiều chuyên gia, không chỉ ông, phản ứng. Nhưng vì sao vẫn cứ như vậy?
- Nên hiểu tình thế chúng ta là khó. Chúng ta làm được cái này thì mất cái kia, nhưng cái được là ngắn hạn, còn cái mất là dài hạn. Ta phải nhắm mắt lại để được cái trước mắt đã, vì chúng ta bí đến thế.
Tư Giang
tbktsg
http://m.baomoi.com/Chung-ta-o-dang-cap-vo-cung-thap/c/17380622.epi