- Biển số
- OF-145796
- Ngày cấp bằng
- 14/6/12
- Số km
- 1,295
- Động cơ
- 979,821 Mã lực
Giờ em cũng mới biết là bằng B1 thời hạn dài hơn. Nhưng B1 không được phép lái xe số sàn phải không các cụ nhỉ? mà hình như thời mình thi lấy bằng chỉ có 1 loại xe số sàn hay sao ấy.
Không hành nghề mà thi giấy phép lái xe hạng B2 có thể chịu thiệt
Nhiều người không hành nghề lái xe vẫn thi giấy phép lái xe hạng B2. Thế nhưng thi giấy phép lái xe hạng này có thể bị thiệt hơn so với hạng B1.
Trao đổi với Báo Lao Động, luật sư Nguyễn Thị Tình - Phó Trưởng Văn phòng luật sư Tinh Hoa Việt - cho biết, Điều 16 Thông tư 12/2017/TT của Bộ Giao thông Vận tải đã phân hạng giấy phép lái xe.
Theo đó, hạng B1 số tự động cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
a) Ôtô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
b) Ôtô tải, kể cả ôtô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;
c) Ôtô dùng cho người khuyết tật.
Hạng B1 cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
a) Ôtô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
b) Ôtô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;
c) Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.
Còn hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
a) Ôtô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;
b) Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1.
Như vậy theo quy định, hạng lái xe B2 dành cho đối tượng hành nghề lái xe, hạng lái xe B1 dành cho đối tượng không hành nghề lái xe.
Tuy nhiên, nếu không hành nghề lái xe mà thi cấp giấy phép lái xe hạng B2, lái xe có thể chịu thiệt về thời hạn cấp bằng.
Điều 17 Thông tư 12/2017/TT của Bộ Giao thông Vận tải quy định thời hạn của giấy phép lái xe như sau:
1. Giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3 không có thời hạn.
2. Giấy phép lái xe hạng B1 có thời hạn đến khi người lái xe đủ 55 tuổi đối với nữ và đủ 60 tuổi đối với nam; trường hợp người lái xe trên 45 tuổi đối với nữ và trên 50 tuổi đối với nam thì giấy phép lái xe được cấp có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.
3. Giấy phép lái xe hạng A4, B2 có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.
4. Giấy phép lái xe hạng C, D, E, FB2, FC, FD, FE có thời hạn 05 năm, kể từ ngày cấp.
Như vậy, giấy phép lái xe hạng B2 (dành cho người hành nghề lái xe) chỉ có thời hạn 10 năm. Trong khi đó giấy phép lái xe hạng B1 có thời hạn dài hơn. Cụ thể, giấy phép lái xe hạng B1 có thời hạn đến khi người lái xe đủ 55 tuổi đối với nữ và đủ 60 tuổi đối với nam.
Không hành nghề mà thi giấy phép lái xe hạng B2 có thể chịu thiệt
Nhiều người không hành nghề lái xe vẫn thi giấy phép lái xe hạng B2. Thế nhưng thi giấy phép lái xe hạng này có thể bị thiệt hơn so với hạng B1.
Trao đổi với Báo Lao Động, luật sư Nguyễn Thị Tình - Phó Trưởng Văn phòng luật sư Tinh Hoa Việt - cho biết, Điều 16 Thông tư 12/2017/TT của Bộ Giao thông Vận tải đã phân hạng giấy phép lái xe.
Theo đó, hạng B1 số tự động cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
a) Ôtô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
b) Ôtô tải, kể cả ôtô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;
c) Ôtô dùng cho người khuyết tật.
Hạng B1 cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
a) Ôtô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
b) Ôtô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;
c) Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.
Còn hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
a) Ôtô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;
b) Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1.
Như vậy theo quy định, hạng lái xe B2 dành cho đối tượng hành nghề lái xe, hạng lái xe B1 dành cho đối tượng không hành nghề lái xe.
Tuy nhiên, nếu không hành nghề lái xe mà thi cấp giấy phép lái xe hạng B2, lái xe có thể chịu thiệt về thời hạn cấp bằng.
Điều 17 Thông tư 12/2017/TT của Bộ Giao thông Vận tải quy định thời hạn của giấy phép lái xe như sau:
1. Giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3 không có thời hạn.
2. Giấy phép lái xe hạng B1 có thời hạn đến khi người lái xe đủ 55 tuổi đối với nữ và đủ 60 tuổi đối với nam; trường hợp người lái xe trên 45 tuổi đối với nữ và trên 50 tuổi đối với nam thì giấy phép lái xe được cấp có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.
3. Giấy phép lái xe hạng A4, B2 có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.
4. Giấy phép lái xe hạng C, D, E, FB2, FC, FD, FE có thời hạn 05 năm, kể từ ngày cấp.
Như vậy, giấy phép lái xe hạng B2 (dành cho người hành nghề lái xe) chỉ có thời hạn 10 năm. Trong khi đó giấy phép lái xe hạng B1 có thời hạn dài hơn. Cụ thể, giấy phép lái xe hạng B1 có thời hạn đến khi người lái xe đủ 55 tuổi đối với nữ và đủ 60 tuổi đối với nam.