Sử dụng phanh ABS thế nào cho hiệu quả và an toàn ?

aiaikia

Xe hơi
Biển số
OF-97087
Ngày cấp bằng
25/5/11
Số km
181
Động cơ
401,600 Mã lực
Ngày nay, các nhà sản xuất đã trang bị rất nhiều công nghệ nhằm tăng tính năng an toàn cho xe hơi. Và công nghệ phổ biến nhất hiện nay là hệ thống thắng chống bó cứng phanh ABS – Antiblock Brake System. Công nghệ ABS đã xuất hiện trên khá nhiều dòng xe, kể cả dòng bình dân, bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu thêm về ABS cũng như cách thức sử dụng chính xác và phù hợp nhất.




Mô phỏng hệ thống phanh ABS


1. Như chính cái tên của mình, ABS giúp cho bánh xe không bị bó cứng trong suốt quá trình phanh, đặc biệt là khi phanh gấp. Nguyên tắc làm việc của hệ thống ABS là dựa vào sự biến thiên tốc độ giữa các bánh xe. Trong suốt quá trình phanh, nếu bánh xe nào quay chậm hơn các bánh khác, tức là có hiện tượng bó cứng xảy ra, thì áp suất phanh tại bánh xe đó sẽ giảm xuống.

Để làm được điều này, cần có 4 cảm biến tốc đo tốc độ quay tại 4 bánh xe và gửi dữ liệu về một bộ xử lý máy tính. Máy tính này sẽ phản hồi lại đến các bánh xe thông qua hệ thống bơm và các van thủy lực. Như vậy, tài xế sẽ không còn phải thao tác phanh theo kiểu đạp rồi thả, rồi lại đạp phanh theo kiểu truyền thống.

Điều này sẽ giúp cho tài xế không bị phân tâm và tập trung hơn để xử lý những tình huống khẩn cấp khi phanh gấp. Trong trường hợp bánh lái có khả năng bị bó cứng, ABS còn giúp cho xe không bị mất lái và rơi vào tình huống cực kỳ nguy hiểm. Hiện tượng trên xảy ra phổ biến nhất khi vào cua.

Đối với một số người, nhất là những người mới biết lái xe thường hay chủ quan và tin vào ABS mà không hề biết rằng ABS chỉ kích hoạt khi phanh gấp và lực phanh đủ mạnh. Khi hoạt động, chân phanh sẽ rung giật giúp người lái biết rằng ABS đã được kích hoạt. Trong các trường hợp khác, ABS không hề có khả năng tăng lực phanh. Lực phanh lại phụ thuộc nhiều vào áp suất phanh, số lượng má phanh và diện tích tiếp xúc của má phanh.






Phanh ABS chỉ hoạt động khi phanh gấp và lực phanh đủ mạnh

Tương tự, họ thường cho rằng hệ thống ABS sẽ giúp quãng đường phanh ngắn hơn. Điều này là hoàn toàn sai lầm vì quãng đường phanh phụ thuộc vào nhiều yếu tố như trọng lượng xe, chất lượng vỏ xe, tốc độ… Do đó, lời khuyên đầu tiên dành cho bạn là hãy luôn làm chủ tốc độ, có ABS không có nghĩa là bạn sẽ an toàn hơn. ABS chỉ giúp cho quá trình phanh diễn ra suôn sẻ chứ không có chức năng giảm tốc độ thật nhanh.

2. Lời khuyên thứ hai là hãy làm quen với hệ thống phanh ABS trước khi lái. Như đã nói ở trên, khi được kích hoạt, hệ thống ABS sẽ rung giật rất mạnh. Nhiều người thường hoảng hốt và nhả ra rồi đạp lại phanh, đặc biệt là phụ nữ. Điều này sẽ giảm hiệu suất phanh rõ rệt. Má phanh của hệ thống ABS khi hoạt động đã làm giúp bạn thao tác “đạp, nhả, đạp”. Công việc của bạn là phải đạp phanh thật mạnh để đủ lực kích hoạt trong trường hợp khẩn cấp, giữ nguyên lực đạp ấy khi tình huống nguy hiểm đã qua hay xe dừng lại hoàn toàn.

Một lưu ý nữa là khi hệ thống ABS đã hoạt động, bạn có thể tự tin bẻ lái để tránh chướng ngại vật chứ không quá lo lắng hiện tượng trượt bánh xe như hệ thống thắng bình thường. Nhưng trong trường hợp tốc độ quá cao, thì xe vẫn có nhiều khả năng lật dù cho có hệ thống phanh nào đi nữa. Có lẽ lúc này bạn nên xem lại lời khuyên thứ nhất.

3. Lời khuyên thứ ba là bạn phải kiểm tra thường xuyên khả năng hoạt động của phanh ABS. Hệ thống ABS có rất nhiều chi tiết, từ CPU (bộ xử lý) trung tâm, đến hệ thống dây dẫn, các van thủy lực, bơm áp suất, má phanh… Chỉ cần một chi tiết gặp trục trặc là cả hệ thống sẽ ngừng hoạt động hoặc hoạt động kém hiệu quả.

Các chuyên gia về xe hơi thường khuyên bạn nên kiểm tra khả năng hoạt động của ABS ít nhất một tháng một lần. Bạn có thể chọn một con đường vắng, chạy xe ở một tốc độ tương đối và phanh gấp để kiểm tra. Việc ABS hoạt động ổn định sẽ giúp bạn an toàn hơn trong các trường hợp khẩn cấp.

4. Lời khuyên cuối cùng là phải cẩn thận khi thay đổi hoặc độ lại hệ thống mâm xe, vỏ xe. ABS hoạt động dựa vào cảm biến tốc độ tại các bánh xe. Một khi kích thước bánh xe thay đổi sẽ dẫn đến tốc độ cảm biến thay đổi, gây ra việc xử lý sai số liệu của CPU. ABS luôn có một tốc độ giới hạn để kích hoạt. Nếu bánh xe thay đổi về kích thước thì tốc độ giới hạn này cũng thay đổi.

Hy vọng với 4 lời khuyên trên, các bạn đã am hiểu thêm và có thể sử dụng an toàn hệ thống chống bó cứng phanh ABS. Và bạn hay nhớ rằng, các công cụ chỉ có những công năng nhất định, chúng ta mới là người quyết định sự an toàn trong quá trình lái xe. Bạn hãy luôn tỉnh táo và tuân thủ luật giao thông để bảo vệ tính mạng của mình và những người xung quanh. Chúc bạn có những chuyến hành trình thú vị và an toàn cùng hệ thống thắng ABS.

Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn
 

musiclove&life

Xe hơi
Biển số
OF-126298
Ngày cấp bằng
2/1/12
Số km
185
Động cơ
379,115 Mã lực
Cảm ơn thông tin của bác
 

trinhngocbinh

Xe máy
Biển số
OF-65090
Ngày cấp bằng
27/5/10
Số km
63
Động cơ
436,730 Mã lực
Nơi ở
Nơi tôi ở chỉ là nơi đất ở
Khi các bác đi xe có trang bị ABS thì khi đạp phanh thì không " đạp - nhả " liên tục sẽ mất hiệu quả phanh. Mà đạp phanh thì giữ chân phanh. vì ABS đã làm thay bác cái thao tác " đạp - nhả " rùi.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top