Sử dụng dầu máy ôtô đúng cách

Minh Huan

Xe hơi
Biển số
OF-13358
Ngày cấp bằng
21/2/08
Số km
121
Động cơ
519,900 Mã lực
(AutoPro) – Chúng ta vẫn biết thay dầu luôn là việc phải làm định kỳ với ô tô, nhưng không phải ai cũng biết chọn, sử dụng loại dầu phù hợp cho chiếc xe của mình. Cùng AutoPro tìm hiểu và đưa ra lựa chọn đúng đắn nhất.

Thế nào là dầu đạt tiêu chuẩn

Dầu máy có tác dụng bôi trơn, làm mát, làm kín, duy trì độ ổn định trong vận hành của động cơ. Với loại dầu kém chất lượng chỉ cần sử dụng trong một khoảng thời gian ngắn và điều kiện vận hành cao sẽ cho sinh nhiệt lớn trong động cơ và tạo carbon đóng cặn. Một loại dầu tốt thì khả năng sinh cặn phải thấp.
Ngoài ra, độ nhớt cũng là một yếu tố quan trọng. Thông thường, loại dầu có độ nhớt ổn định trong nhiều điều kiện nhiệt độ khác nhau thì là loại dầu tốt. Có thể đơn cử ví dụ ở xe máy: Trước kia, trên các dòng xe máy có động cơ công suất nhỏ ví dụ như Honda Dream. Nếu chúng ra sử dụng loại dầu máy kém chất lượng thì máy sẽ trở nên ì hơn và tạo tiếng kêu từ động cơ sau khi chạy một quãng đường dài khoảng 200km. Nguyên nhân là do nhiệt độ động cơ tăng cao, dầu loãng ra không đủ độ nhờn cần thiết cho các bộ phận trong động cơ và phát ra tiếng kêu từ đầu bò. Hay như vào mùa đông, bạn cảm thấy máy hoạt động không trơn tru khi mới nổ máy. Nguyên nhân là vì dầu bị lạnh, đông cứng hơn mức cho phép, khiến cho quá trình dẫn dầu lên động cơ không trơn tru.
Dầu thô được khai thác tại các mỏ dầu lên được các nhà sản xuất dầu chế biến thêm các chất phụ gia khác để làm mát, làm sạch động cơ ,chống oxi hoá, mài mòn,v.v.. Đây cũng là những yếu tố khẳng định chất lượng của dầu.
Việc sử dụng dầu nhớt đúng yêu cầu về chất lượng và phù hợp với động cơ xe sẽ giúp tránh được các hư hỏng, kéo dài tuổi thọ động cơ và giảm chi phí bảo dưỡng sửa chữa.


Thước đo dầu là dụng cụ duy nhất để kiểm tra độ dầu
Có mấy loại dầu cơ bản tại Việt Nam hiện tại?
- Dầu đơn cấp:
Đây là loại dầu sử dụng phụ thuộc vào các điều kiện nhiệt độ khác nhau. Ví dụ: vào mùa đông bạn sẽ phải chọn loại dầu không bị đông, đảm bảo độ nhớt cần thiết cho động cơ trong điều kiện nhiệt độ thấp. Tương tự bạn sẽ phải chọn loại dầu phù hợp trong điều kiến nhiệt độ cao.
Trong điều kiện thời tiết nhiệt đới, nóng ẩm bốn mùa như Việt Nam thì đây là loại dầu không phù hợp.
- Dầu đa cấp:
Nhà sản xuất sau khi chưng cất đã sử dụng dây chuyền sản xuất riêng biệt, thêm vào các chất phụ gia khiến cho loại dầu này trở nên thích nghi với điều kiện thời tiết và nhiệt độ tốt hơn nhiều dầu đơn cấp (cho phép trong khoảng -30 độ C đến 60, 70 độ C).
Hiện tại, hầu hết các dòng xe con tại Việt Nam sử dụng loại dầu này. Đơn cử một số loại như: Mobil Super XHP 20W50, Special 20W50, một số dầu sử dụng cho xe máy động cơ 4 thì của Castrol Active 4T, Go 4T, GTX cho xe con và HD 40 cho xe trọng tải lớn như xe tải.
Tất nhiên với một sản phẩm tốt hơn bạn sẽ phải bỏ ra nhiều tiền hơn, khoảng 350.000 đồng đến 700.000 đồng cho can 4 lít.
- Dầu tổng hợp
Hiện tại, đây được cho là loại dầu sản xuất với công nghệ tốt nhất cho xe động cơ xăng. Dầu được sản xuất, pha chế trong điều kiện, thông số riêng do chính con người tự thiết lập. Vì lẽ đó, loại dầu này cũng có độ bền nhiệt rất cao (khoảng từ -50 độ C đến 600 độ C vẫn cho độ nhớt ở mức gần như không đổi). Ngoài ra, nhà sản xuất cũng cho thêm các chất phụ gia khác giúp làm sạch động cơ ,chống oxi hoá ,cũng như giúp tẩy rửa và phân tán,chống mài mòn ,tạo cặn.
Anh Đỗ Anh Tuấn, giám đốc GM Deawoo Ngọc Khánh cho biết: “ Dầu tổng hợp bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam được khoảng 4 năm và được khách hàng khá hưởng ứng đặc biệt các khách hàng sử dụng xe sang như Mercedes, BMW, Audi,v..v. Trên thế giới, trong các cuộc đua công thức 1 khắc nghiệt thì dầu tổng hợp là lựa chọn bắt buộc cho động cơ.
Ví dụ: Dầu nhờn tổng hợp cho xe chạy xăng Mobil 1 có giá bán lẻ khoảng: 913.000/can 4L cho ô tô và 248.000/can 1L cho xe máy. Bạn sẽ đi được khoảng 12.000 đến 15.000 km tùy điều kiện đường xá mới phải thay. Và đây cũng là loại dầu được coi là thân thiện với môi trường nhờ chu kỳ thay dầu lâu hơn.
Ngoài ra, cũng có vài thương hiệu khác như Castrol (chủ yếu dầu xe máy), Caltex, BP (chủ yếu về dầu Công Nghiệp)”.
Lời khuyên của AutoPro
- Đổ ít không tốt đổ nhiều cũng không xong: Nếu dầu quá ít bơm dầu sẽ không đủ dầu để bôi trơn pit-tông và toàn bộ động cơ. Ngược lại, nếu bạn đổ quá nhiều mức cho phép gây sục dầu, ức chế động cơ cũng sẽ không tốt. Kinh nghiệm cho thấy bạn nên đổ quá mức tối thiểu một chút.

-Theo hệ thống phân loại của SAE (Hiệp hội Kỹ sư Ô tô Mỹ), đối với dầu đa cấp, sau chữ SAE là cặp số và chữ như 5W, 10W hay 15W, 20W dùng để chỉ khoảng nhiệt độ loại dầu đó có độ nhớt đủ để khởi động khi máy lạnh. Để xác định nhiệt độ thích hợp cho động cơ theo ký hiệu này, lấy 30 trừ đi các số đó theo nhiệt độ âm. Ví dụ, dầu 10W có thể cho phép khởi động động cơ ở âm 20 độ C, dầu 15W ở âm 15 độ C.
Dầu động cơ cho các nước xứ lạnh thường là loại 5W, 10W, 15W nhưng tại Việt Nam đa phần là loại 15W hay 20W do đặc thù thời tiết Việt Nam không quá lạnh.
Đứng sau chữ "W" ở loại dầu đa cấp thường là số 40, 50 hoặc 60 - thông số chỉ khoảng độ nhớt ở 100 độ C của dầu; thông thường, số càng lớn thì độ nhớt càng lớn và ngược lại. Tuy nhiên, với các xe hoạt động trong điều kiện không quá khắc nghiệt thì chỉ số thích hợp ở khoảng 30, 40 hoặc 50.

Như vậy, không nhất thiết phải dùng những loại dầu có đầu 5W... hay 10W...( cho phép khởi động ở -25 độ C, -20 độ C) vì nhiệt độ Việt Nam không bao giờ xuống tới nhiệt độ này cả. Hay mức độ nhớt dưới ...W30, trên ...W50 thì cũng không thích hợp với điều kiện khí hậu, loại xe mà chúng ta hay sử dụng.

Lời khuyên cho ô-tô

-Sedan, hatchback: Toyota Camry, Mercedes C-Class, BMW 5, 3 series, Honda Civic, Toyota Yaris, GM-Daewoo ... bạn có thể lựa chọn 15W40 hoặc 20W40.
-SUV, xe đa dụng: Toyota Landcruiser, Lexus RX, Acura MDX, Ford Everest,.. bạn có thể chọn loại có độ nhớt đậm đặc hơn như 15W50 hay 20W50.

Xe máy

- Xe tay ga (Spacy, Dylan, SH, .....) thì chọn chỉ số là 10W40 hoặc 10W50 .

- Xe máy nằm ngang (Dream, Jupiter, wave apha, ....) thì chọn nhớt có chỉ số là 20W40 hoặc 20W50 .
- Xe máy đứng (Sonic, Exciter, Fx 125, Su GN125, hoặc một số moto có máy hình V, ....) thì chọn nhớt có chỉ số 15W40 hoặc 15W50.


- Dầu cho động cơ diesel bắt đầu bằng chữ C (Commerical category). Ví dụ: CH là loại hàng đầu hiện nay, CH-4 là loại phẩm cấp cao, CF là loại phổ thông, phù hợp cho hầu hết các loại xe chở người.

CH-4 - hiện đang thịnh hành, được tung ra thị trường năm 1998 cho các động cơ 4 thì tốc độ cao, CH-4 được thiết kế riêng để sử dụng với động cơ chạy diesel có hàm lượng sulfur đến 5%, có thể dùng thay dầu CD, CE, CF và CG4
CG-4 - hiện đang thịnh hành, được tung ra thị trường năm 1995 cho các động cơ 4 thì tốc độ cao, CG-4 được thiết kế riêng để sử dụng với động cơ chạy diesel có hàm lượng sulfur ít hơn 5%, có thể dùng thay dầu CD, CE, CF-4
CF-4 - hiện đang thịnh hành, được tung ra thị trường năm 1990 cho các động cơ 4 thì, có thể dùng thay dầu CD, CE
CE - đã lỗi thời, tung ra thị trường năm 1987 cho các động cơ 4 thì

Hiện tại trên thị trường cũng có nhiều loại dầu cho động cơ diesel, ví dụ: Mobil DELVAP.

- Tại thị trường Việt Nam, các nhà sản xuất vẫn đưa ra các lời khuyên cho người dùng phải dùng đúng loại dầu mà họ khuyến cáo khi vào “thay dầu hãng”. Tuy nhiên, đó chưa hẳn là loại tốt nhất vì nếu họ sử dụng dầu tốt thì sẽ có giá rất cao. Vì thế, nếu “yêu xe như con”, điều kiện khá giả, hãy chọn loại dầu tốt nhất cho mình như dầu tổng hợp chẳng hạn.
- Trung bình là 3000km thì bạn nên thay một lần. Cách một lần thay bạn lại thay lọc dầu một lần.
- Theo dõi sát sao mỗi khi thợ thay dầu đề phòng “đong” thiếu. Thông thường ở xe du lịch động cơ nhỏ lượng dầu máy là 4 lít.
- Nên chọn các tên tuổi nổi tiếng về dầu động cơ như: Mobil, Castrol, Caltex,…
- Nên chọn nơi uy tín để thay, không nên thay ở nhưng chỗ như rửa xe, hay chỉ chuyên sửa xe máy vì ở những xưởng bảo dưỡng lớn sẽ đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu về kỹ thuật.
 

ChiePCW

Xe tăng
Biển số
OF-764
Ngày cấp bằng
13/7/06
Số km
1,081
Động cơ
588,190 Mã lực
Tuổi
41
@Kar : Mobil DELVAP là cái gì hả bác ?:P
 

dxpac

Xe buýt
Biển số
OF-12809
Ngày cấp bằng
22/1/08
Số km
999
Động cơ
528,146 Mã lực
Em thì xe máy, ô tô của hãng nào thì vào xưởng hãng đấy thay. Không biết tốt xấu:^) thế nào nhưng tin ở khẩu hiệu: "Không ai hiểu động cơ của chúng tôi bằng chúng tôi"
 

hiep.economic

Xe buýt
Biển số
OF-13550
Ngày cấp bằng
27/2/08
Số km
566
Động cơ
523,730 Mã lực
cũng rất bổ ích đấy ..cám ơn bác nhiều ..:69:
 

hangduc

Xe đạp
Biển số
OF-13756
Ngày cấp bằng
6/3/08
Số km
16
Động cơ
517,460 Mã lực
Bài viết hay quá. Cảm ơn bác. Nhưng em thấy ngoài thông số 15W50 hay 20W50 v.v... còn có thông số SA, SB, SC v.v... gì đó nữa. Bác có thể bổ sung thêm thông tin về các thông số này thì hay quá.

Cảm ơn bác nhiều.
 

tientv

Xe tải
Biển số
OF-11486
Ngày cấp bằng
8/11/07
Số km
440
Động cơ
533,649 Mã lực
Nơi ở
Trung Hòa NC
Cụ nào biết cho em hỏi chút:

Xe em chạy được 1 năm, 12.000km. Nếu chỉ chủ yếu đi làm trong TP (Hà Nội) thì sau bao lâu nên thay dầu (của Toyota)? Em đọc hướng dẫn sử dụng thì bảo 5000 km thay dầu 1 lần và 10.000 thì thay lọc dầu trong khi ông chú làm gara thì toàn bảo em 3000 km nên thay.

Em toàn thay dầu trong hãng khi kiểm tra định kỳ 5000km và cũng ko để ý là họ sử dụng loại dầu gì?
 

Mobil.One

Xe tải
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-21523
Ngày cấp bằng
23/9/08
Số km
409
Động cơ
523,695 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Cụ nào biết cho em hỏi chút:

Xe em chạy được 1 năm, 12.000km. Nếu chỉ chủ yếu đi làm trong TP (Hà Nội) thì sau bao lâu nên thay dầu (của Toyota)? Em đọc hướng dẫn sử dụng thì bảo 5000 km thay dầu 1 lần và 10.000 thì thay lọc dầu trong khi ông chú làm gara thì toàn bảo em 3000 km nên thay.

Em toàn thay dầu trong hãng khi kiểm tra định kỳ 5000km và cũng ko để ý là họ sử dụng loại dầu gì?
Ông chú bạn nói 3000Km thay dầu là hợp lý nếu bạn sử dụng loại dầu bán tổng hợp, còn dùng dầu tổng hợp thì có thể đến 5000Km.

Lý do:
- Điều kiện vận hành tại môi trường ở các tp của Việt nam nói chung và Hà Nội nói riêng là Nóng+Ẩm+Bụi bẩn.
- Bác sử dụng xe đi làm với quãng đường quá ngắn vì chạy dừng liên tục: Đèn xanh đỏ quá nhiều >>> Cái này nó gọi là vận hành khắc nghiệt đóa bạn.

Còn đối với Khuyễn nghị của sách hướng dẫn thường thì họ khuyến nghị chung, không xét đến những điều kiện đặc thù như liệt kê ở trên bác ạh.
 

Jim74

Xe tăng
Biển số
OF-13136
Ngày cấp bằng
13/2/08
Số km
1,396
Động cơ
533,330 Mã lực
Tuổi
50
Bác Mobil cho em hỏi chút, sau khi đổ dầu Mobil hết 3 lít, còn 1 lít em đổ cho con xe SCR có sao không? dầu ô tô dùng cho xe máy có sao không???
Thanks bác(b)
 

Mobil.One

Xe tải
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-21523
Ngày cấp bằng
23/9/08
Số km
409
Động cơ
523,695 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Vẫn dùng được bác ah, nhưng không tốt bằng bác dùng đúng loại sản xuất cho xe máy đâu bác!

Tiện đây em cúng đã sưu tầm được bài viết khá bổ ích về xe tay ga, em Post lên để các bác cùng tham khảo nhé.
http://www.saigoncdclub.com/forum/showthread.php?t=1351

Các loại xe scooter thường được gọi là xe tay ga ngày càng trở nên phổ biến hơn tại các thành phố. Tính thời trang, dễ sử dụng, tăng tốc nhanh và giá cả ngày càng phù hợp với mức thu nhập chung đã tạo nên những "cơn sốt" và sự sôi động của thị trường loại xe này. Hiện nay, đối với nhiều người thì để ở hữu một chiếc xe tay ga vừa ý không phải là điều quá khó. Một số người mua xe tay ga như một thú chơi xe, đặc biệt là xe cổ. Số khác chuộng vì nét trẻ trung và quý phái của nó. Vì vậy, việc tìm hiểu những thông tin xoay quanh những loại xe thời trang này có lẽ là một điều cần thiết cho nhiều người. Bài viết sau đây hy vọng có thể giúp bạn hiểu thêm một số vấn đề kỹ thuật liên quan đến xe tay ga...

Xe tay ga 4 thì hay 2 thì?
Cũng như các loại xe gắn máy khác, xe tay ga cũng có hai loại: 4 thì và 2 thì. Hầu hết các loại xe tay ga đời cũ đều là loại 2 thì. Ngày nay, đa phần các nhà sản xuất đã chuyển sang sản xuất loại xe tay ga 4 thì, chỉ trừ một vài loại là 2 thì, đặc biệt là các đời xe 50 phân khối.

Về kỹ thuật, xe tay ga 4 thì và 2 thì cũng có những ưu nhược điểm của xe gắn máy thông thường. Các xe tay ga hai thì ngày nay đều có bộ phận hòa trộn tự động giữa xăng và nhớt trước khi cho vào buồng đốt. Xe 2 thì thường bị phàn nàn về vấn đề khói thải do không thể đốt hết những bụi dầu, còn xe 4 thì lại rắc rối về chuyện "quá nhiệt" khi chạy với tốc độ cao trong vài giờ liền. Một điểm khác biệt nữa là xe tay ga 2 thì thường được làm mát bằng gió, còn 4 thì lại được mát bằng nước. Các trường hợp ngoại lệ rất hiếm.

Chọn dầu nhớt cho xe tay ga, cần lưu ý điều gì ?
Đầu tiên bạn phải biết rõ xe tay ga của bạn là xe 2 thì hay 4 thì để chọn nhớt cho đúng.

Do đặc điểm động cơ của xe tay ga hoạt động khắc nghiệt hơn, bên ngoài lại bị che chắn kỹ, nên nhiệt độ của dầu nhớt trong xe tay ga cao hơn xe gắn máy sử dụng hộp số, có khi lên đến 150oC. Do đó dầu nhớt cho xe tay ga cần có độ bền nhiệt cao, độ nhớt thích hợp và ổn định.

Một đặc điểm khác của xe tay ga là truyền động bằng hộp số vô cấp và dây curoa chứ không dùng bộ ly hợp ướt. Điều này cũng ảnh hưởng đến hệ số ma sát của dầu nhớt khi chọn lựa. Đa phần các xe gắn máy 4 thì đều sử dụng được dầu nhớt tiêu chuẩn JASO MA. Cá biệt, một số xe cần chỉ số ma sát thấp thì sử dụng dầu có tiêu chuẩn JASO MB, tuy nhiên rất ít gặp loại này.

Chính vì những yếu tố trên, dầu nhớt cho xe tay ga được sản xuất đặc biệt với các loại nguyên liệu cao cấp. Bạn nên chọn loại dầu có ghi thành phần tổng hợp hoặc bán tổng hợp. Về độ nhớt nên chọn SAE 10W/40 hay 15W/40, cấp chất lượng thấp nhất là API SG, tốt nhất là chọn API SJ hoặc SL.

Bao nhiêu phân khối là phù hợp?
Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào mục đích sử dụng và điều kiện giao thông. Nếu bạn dự định mua xe tay ga để chỉ đi chơi xa, vi vu trên xa lộ, bạn nên chọn phân khối lớn, cỡ 150 phân khối trở lên. Các tay chơi thường chọn xe tối thiểu là 200 phân khối. Nếu lưu thông trong nội thành, cần xe có phân khối nhỏ hơn. Tuy nhiên loại xe 50 phân khối chỉ thật sự hiệu quả với điều kiện bạn chạy với tốc độ không quá 56 km/giờ. Nếu có chở thêm tải thì cần phân khối lớn hơn, ít nhất phải là 70 phân khối cho giao thông nội thành. Một điều lưu ý khác là động cơ xe tay ga có tuổi thọ ngắn nếu bạn chạy hết công suất. Vì vậy cần phải có một khoảng an toàn để xe vận hành được thoải mái và bền. Hiện nay, loại xe 125 và 150 phân khối rất được ưa chuộng.

Khi xe chạy quá nóng?

MP3 - scooter 3 bánh của Piaggio

Nếu xe tay ga chạy quá nóng, bạn nên lưu ý có thể do những nguyên nhân sau: các cơ phận không được bôi trơn tốt, tỷ lệ điều hoà hỗn hợp khí không thích hợp - già hoặc non quá, tải quá nặng hay chạy quá chậm, hệ thống làm mát bị tắc nghẽn… Tùy mỗi nguyên nhân mà chúng ta có những khắc phục tương ứng như thay nhớt, làm sạch lọc nhớt, điều chỉnh tỷ lệ khí, giảm tải, vệ sinh hệ thống làm mát, xy lanh…

Xe tay ga thường khá đắt tiền, do đó việc bảo dưỡng xe tay ga không chỉ giúp chủ nhân giữ được xe mới, bền mà còn giúp tiết kiệm chi phí sửa chữa và giảm thiểu những phiền toái khi chiếc xe của bạn không còn tuân theo lệnh của khổ chủ.

Bảo dưởng xe tay ga như thế nào?
Xe tay ga thường khá đắt tiền, do đó việc bảo dưỡng kỹ xe tay ga không chỉ giúp chủ nhân giữ được xe mới, bền mà còn giúp tiết kiệm chi phí sửa chữa và giảm thiểu những phiền toái.

Bảo dưỡng xe còn giúp xe duy trì được hoạt động thật tốt, bảo đảm an toàn cho người vận hành và giảm ô nhiễm khí thải của động cơ.

Thời kỳ chạy rà máy (Rodage):
Chạy rà máy thường được thực hiện với 2000 km đầu tiên. Trong thời gian này, nên chạy xe với tốc độ không vượt quá 50 km/giờ. Trong 500 km đầu tiên, nên thường xuyên thay đổi tốc độ khi chạy nhưng không nên vượt qúa ½ vòng tay ga. Sau khi chạy được 1 giờ, bạn nên cho xe nghỉ 10 phút. Giai đoạn này nên kiểm tra thêm các bộ phận bôi trơn, thắng, dầu nhớt (nên thay nhớt từ 2 -3 lần trong 2000 km đầu), độ mở xupap, các đai ốc, bulong…

Bảo dưỡng kiểm tra định kỳ:
Chu kỳ bảo dưỡng trong giai đoạn này nên tiến hành thông thường sau mỗi 2000km. Tuy nhiên chu kỳ này có thể ngắn hơn nếu chế độ vận hành của xe quá khắc nghiệt, tải nặng hay điều kiện về hạ tầng giao thông không đảm bảo. Sau đây là bảng tham khảo về chu kỳ bảo dưỡng. Ngoài ra, bạn cũng nên tuân theo những yêu cầu hoặc khuyến cáo khác của nhà sản xuất:
Hạng mục
Chu kỳ

Kiểm tra ống nhiên liệu 4.000 km
Tính năng thao tác tay ga 3.000 km
Thay bầu lọc gió 4.000 km
Ống thông gió cacte 4.000 km
Thay Bugi 8.000 km
Kiểm tra và điều chỉnh khe hở xu pap 4.000 km
Thay dầu nhớt 2.000 km
Rửa lưới lọc dầu nhớt 10.000 km
Điều chỉnh cơ cấu garangti 4.000 km
Kiểm tra dây curoa truyền lực 8.000 km
Thay dây curoa mới 24.000 km
Thay dầu bánh răng hộp giảm tốc 2 năm
Kiểm tra hao mòn hệ thống thắng 4.000 km
Kiểm tra bộ phận ly hợp 8.000 km
Kiểm tra thắng, phuộc nhún 3.000 km
Kiểm tra bánh xe, săm, lốp 3.000 km
Kiểm tra ổ bi tay lái 10.000 km


Việc thực hiện các chế độ kiểm tra trên nên được thợ có chuyên môn tiến hành để đảm bảo các yếu tố kỹ thuật khi bảo dưỡng.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top