- Biển số
- OF-144434
- Ngày cấp bằng
- 3/6/12
- Số km
- 30
- Động cơ
- 362,600 Mã lực
- Khi bấm và giữ nút unlock chìa xe này, có thể làm xe đỗ ngay cạnh không thể khóa cửa từ xa, khiến đạo chích có thể lợi dụng.
Độc giả Duy Quốc mô tả hiện tượng giữ nút unlock trên xe này khiến xe khác không thể lock cửa xảy ra ở hầu hết các dòng xe phổ biến như Innova, Fortuner, Altis và Vios liên doanh. Tuy nhiên hai chìa chỉ làm nhiễu sóng nhau chứ chìa này không mở được xe kia và ngược lại.
Trên diễn đàn Otosaigon, các thành viên cũng thử nghiệm giữ nút unlock chìa Fortuner để phát sóng "cản địa" và kết quả Yaris nhập khẩu không thể lock cửa. Tương tự chìa Venza phá sóng 4Runner nhập khẩu. Khoảng cách để hai chìa tác động lẫn nhau khá gần, khoảng hơn 1 m. Thậm chí chìa Kia Morning cũng phá sóng của Ford Everest.
"Điều này rất nguy hiểm nếu kẻ gian dùng chìa khóa của mình làm nhiễu sóng khóa xe khác. Nếu không kiểm tra kỹ khi bấm lock cửa, xe của bạn rất dễ bị trộm đồ", anh Duy Quốc, người có nhiều năm làm trong nghề lái xe chuyên nghiệp tại TP HCM, chia sẻ.
Giới kinh doanh dịch vụ cho thuê xe phát hiện ra hiện tượng gây nhiễu này từ khá lâu, trong quá trình sử dụng những lô hàng Innova. Nó chỉ được cảnh báo rộng rãi khi xảy ra nhiều vụ mất đồ tại những điểm đỗ xe Sài Gòn.
Toyota Việt Nam cho biết trên một số dòng xe (kể cả nhập khẩu) sử dụng chìa khóa phát sóng AM. Khi nhấn 2 chìa khóa cùng lúc thì 2 sóng radio tần số khác nhau sẽ phát ra. Hai sóng này bị nhiễu xạ lẫn nhau, làm phát ra sóng có biên dạng khác. Bộ nhận tín hiệu so sánh với tín hiệu đăng ký ban đầu. Trong trường hợp có khác biệt sẽ không thực hiện việc khóa hay mở cửa.
Khi sử dụng chìa khóa từ xa ở những nơi phát sóng radio mạnh cũng sẽ xảy ra tình trạng trên. Một thành viên trên diễn đàn mô tả Ford Escape lúc khóa được lúc không khi đỗ cạnh cột phát sóng.
Toyota Việt Nam cho biết trên các dòng xe sử dụng chìa khóa phát sóng FM, hiện tượng trên không xảy ra do thiết bị nhận tín hiệu có bộ điều chỉnh để loại bỏ nhiễu xạ này. Camry có chìa khóa thông minh là một trong số đó.
Anh Trần Khắc Huy, phụ trách kỹ thuật tại Hyundai Thành Công, nhận định chìa khóa Toyota là loại sử dụng sóng radio chuyển một mã cố định (fixed code) tới máy thu đặt trong xe. Chìa này phát sóng liên tục khi bấm giữ nên có thể gây nhiễu cho chìa khác và khiến bộ thu từ chối do sai lệch mã. Những loại xe còn sử dụng kiểu chìa này rất dễ gặp tình trạng trên.
Từ 2005, Hyundai và Kia sử dụng chìa có mã vòng (rolling code). Mỗi lần bấm nút unlock hoặc lock, thông qua sóng radio chìa sẽ gửi một mã khác nhau (trong dãy 256), đã được đồng bộ với máy thu để nhận dạng nên có độ an toàn cao hơn. Ngoài ra chìa này không phát sóng liên tục nên không gây nhiễu cho xung quanh.
"Chìa dùng mã vòng phải truy cập vào bộ điều khiển để cài đặt trong khi chìa mã cố định thao tác rất đơn giản", anh Huy phân tích.
Toyota Việt Nam cũng đề cập đến vấn đề nhiễu sóng trong hướng dẫn sử dụng. Hãng này nêu rõ khóa từ xa có thể bị ảnh hưởng khi có chìa khác đang hoạt động gần đó, xe đỗ gần nguồn phát sóng radio mạnh hoặc máy tính cá nhân.
Với những chìa có mã cố định, khi bị phá sóng sẽ mất toàn bộ tác dụng. Đèn xi-nhan không sáng, cửa điện không đóng và còi không kêu. Vì thế để đề phòng, chủ nhân nên kiểm tra bằng cách quan sát tín hiệu đèn, còi và mở cửa lại trước khi đi. Quan trọng hơn là không nên để đồ vật quý giá hoặc tiền trong xe hơi.