[Funland] SU 100 superjet mất tích.

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
11,324
Động cơ
686,853 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
ai hét lên thế nhỉ hả cu ???
chắc là cu bị mấy thằng phóng tinh viên VN nó nhồi sọ hả
ng ta giới thiệu nó thế này cơ mà
Sukhoi Superjet 100 là họ máy bay liên vùng có hệ thống kiểm soát bay loại 75-95 chỗ, do bộ phận chế tạo máy bay dân sự của Sukhoi cộng tác với một số hãng hàng không phương Tây phát triển. Sukhoi Superjet 100 cất cánh lần đầu vào ngày 19 tháng 5 năm 2008, được Ủy ban Hàng không Liên Quốc gia cấp chứng nhận vào tháng 1 năm 2011, có chuyến bay thương mại đầu tiên vào ngày 21 tháng 4 năm 2011 Yerevan tới Sankt-Peterburg. Đây là chiếc máy bay mà các công ty Nga chủ yếu thực hiện chế tạo khung thân máy bay, còn hệ thống điện tử trang bị hầu hết do công ty Phương Tây sản xuất.
Những nhà thầu chính: Boeing[1], Ilyushin, Yakovlev, và PowerJet. SNECMA tài trợ cho dự án. Công ty TNHH Hàng không Hindu đang đàm phán để tham gia. Các phân phối sẽ được thực hiện trong 2008.
Việc sản xuất được thực hiện ở Komsomolsk sông Amur, Nga.
Có 2 loại: "Superjet 100-75" (SSJ 100-75) và "SSJ 100-95".
Liên hiệp sản xuất máy bay Novosibirsk thuộc Sukhoi sản xuất phần mũi, cánh đuôi đứng – ngang và Liên hiệp sản xuất máy bay Komsomolsk on Amur chế tạo cặp cánh chính. Cửa sổ, ghế ngồi khoang lái và khoang hành khách do các nhà thầu phương Tây đảm nhiệm. Về động cơ, NPO Saturn (Nga) đã hợp tác với Snecma Moteurs Pháp để thiết kế động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy SaM146 cho phép đạt tốc độ tối đa 870km/h, trần bay 12.500m, tầm bay tùy theo tải trọng (hàng hóa, hành khách) từ 2.900-4.500km.
Về việc phát triển hệ thống điện tử, công ty Thales (Pháp) cung cấp hầu hết các thiết bị: màn hình tinh thể lỏng trong buồng lái, thiết bị liên lạc, thiết bị định vị tương tự với thiết kế nổi tiếng Airbus A380. Công ty CMC Electronics (Canada) đã cung cấp cho Superjet hệ thống kiểm soát lái CMA-9000. Công ty Thụy Điển Leibherr Aerospace đã hợp tác với trung tâm thiết kế Voscod của Nga thiết kế hệ thống điều khiển bay cho Sukhoi Superjet. Leibherr còn phát triển hệ thống điều khiển và điều hòa không khí cho máy bay. Hệ thống cung cấp nguồn điện trên máy bay do công ty Honeywell (Mỹ) thực hiện. Ngoài ra, các công ty Pháp tham gia thiết kế hệ thống càng hạ cánh cho máy bay.
Chiếc SSJ-100 được chế tạo bởi hãng máy bay chiến đấu Sukhoi, đã cất cánh lần đầu tiên vào năm 2008 và bắt đầu các chuyến bay thương mại từ năm 2011. Sự kiện này đã được giới chức Nga hy vọng sẽ đánh dấu một bước ngoặt lịch sử đối với ngành công nghiệp hàng không dân dụng Nga. Cho đến nay, trong ngành hàng không Nga, các loại máy bay cũ kỹ, với kiểu dáng... kỳ cục từ thời Liên Xô vẫn chiếm "ưu thế", trong khi Superjet là một dự án hoàn toàn mới, nhằm đem lại hình ảnh mới và hiện đại của sức mạnh kỹ thuật hàng không Nga trước thế giới
 

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
11,324
Động cơ
686,853 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
Nên phân biệt sản xuất và thiết kế bác ạ. Airbus và Boeing tự thiết kế phần lớn các chi tiết của máy bay của mình, thiết kế xong rồi thì thuê gia công ở nhiều nơi, Âu hoặc Á, nhà máy có thể đặt tại TQ, VN. Còn Su thì không biết có như vậy không. Có khi họ mua sản phẩm từ nhiều nhà cung cấp tổng thành khác nhau rồi tích hợp vào chiếc SSJ của họ. Nhìn cái hình mô tả thì thấy, 5 cha 3 mẹ quá đi.



Nhà máy của MHI ở đâu thế? :)) :)) :)) :)) :))
nghe báo đồn ở đây ợ =))
Dự án 100% vốn nước ngoài sản xuất cánh và linh kiện kim loại cho các loại máy bay thương mại được cấp phép từ đầu năm nay do Công ty TNHH MHI Aerospace Việt Nam, thuộc tập đoàn công nghiệp nặng Mitsubishi (Nhật Bản) đầu tư.
Đây là dự án sản xuất cánh và linh kiện kim loại cho các loại máy bay thương mại, 100% vốn nước ngoài, có trị giá hơn 7 triệu USD. Nhà máy sẽ đặt tại Khu công nghiệp Thăng Long, cách trung tâm Hà Nội khoảng 16km về phía Tây Bắc, trên diện tích 19.000m2.
mời bác đọc post của cháu :)
 

xengheo

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-91335
Ngày cấp bằng
9/4/11
Số km
670
Động cơ
410,730 Mã lực
ai hét lên thế nhỉ hả cu ???
chắc là cu bị mấy thằng phóng tinh viên VN nó nhồi sọ hả
ng ta giới thiệu nó thế này cơ mà
Túm lại rơi là kém đúng ko thiếm dù tự làm hay đi mua về ráp hế hế hế :-h
 

Mazspeed

Xe container
Biển số
OF-648
Ngày cấp bằng
6/7/06
Số km
6,420
Động cơ
641,331 Mã lực
Không rõ hiện tại cái nhà máy này hoạt động thế nào?
 

Sprinter 1626

Xe buýt
Biển số
OF-130461
Ngày cấp bằng
11/2/12
Số km
700
Động cơ
379,770 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường
Mấy chú pilot thử nghiệm của nga này húng lắm,đây có phải vụ 1 đâu,nhiều rồi.ở cam ranh còn tượng đài của đồng đội các chú ấy đấy!
 

xengheo

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-91335
Ngày cấp bằng
9/4/11
Số km
670
Động cơ
410,730 Mã lực
dù gì thì Boeing cũng vẫn nổi tiếng là máy bay rơi nhiều nên cũng chả lạ =))
ô boeing nó rơi gấp 1.000 lần iem cũng chạ xót. Cho đáng đời bọn tư bẩn thối nát.

cơ mà cái Super Jet 100 niềm tự hào quê hương CM T10 vĩ đại rơi mới đau thiếm nhể hí hí. Siu mái bai tối tân Nga có khác hí hí
 

Rob Tran

Xe điện
Biển số
OF-129377
Ngày cấp bằng
3/2/12
Số km
2,601
Động cơ
397,780 Mã lực
Nơi ở
Điên mà nói ra
Chuyện thời sự đó mà. Thực ra một cái máy bay rơi, nhưng sau lưng nó là hàng chục công ty (thậm chí là nhà tư bản) khốn đốn. Bao nhiêu hi vọng, ấp ủ của nhiều người tan theo mây khói đó các cụ ạ!
 

heocon0504

Xe buýt
Biển số
OF-130305
Ngày cấp bằng
10/2/12
Số km
543
Động cơ
378,202 Mã lực
Sukhoi vụ này xui quá đi mất mà thằng này có dớp Airshow với bay trình diễn hay sao ấy
Vụ Air-Show Paris 1999 mất 1 em Su-30MKI khi đang biểu diễn rồi đến MASK 2011 T-50 bị hỏng cảm biến dẫn đến động cơ phun lửa
 

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
11,324
Động cơ
686,853 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
Mấy chú pilot thử nghiệm của nga này húng lắm,đây có phải vụ 1 đâu,nhiều rồi.ở cam ranh còn tượng đài của đồng đội các chú ấy đấy!
húng cái mâm
Ngày 12/12/1995, phi đội bay “Hiệp sỹ Nga” gồm 5 chiếc tiêm kích phản lực siêu âm Su-27 sau khi bay trình diễn tại Triển lãm hàng không ở Malaysia đã ghé qua Cam Ranh tiếp dầu để trở về Hạm đội Thái Bình Dương.

Do thời tiết quá xấu, trời nhiều mây mù nên 3 chiếc trong số đó đã đâm vào núi Chúa gần Cam Ranh. Đại tá cận vệ B.M. Grigoryev và 3 thiếu tá cận vệ A.N Syrovoy, N.A. Grechanov, N.B. Kordyukov đã thiệt mạng khi còn rất trẻ.



Hình tượng Su-27 trên cột bia tưởng niệm do các quân nhân Liên Xô
lập tại căn cứ Cam Ranh trước đây. Ảnh Vietsovpetro

Sau sự kiện đáng tiếc này, trên đỉnh cột bia tưởng niệm được xây dựng năm 1986 ở Cam Ranh để tưởng nhớ các quân nhân Liên Xô/ Nga đã hy sinh tại tại Việt Nam, đã bổ sung thêm một mô hình chiếc máy bay Su-27 (dài 2 m, sải cánh rộng 1,73 m, cao khoảng 2 m) để tưởng nhớ sự hy sinh của các phi công trình diễn trong phi đội “Hiệp sỹ Nga”.
máy bay biểu diễn không lắp nhiều thiết bị điện tử như máy bay chiến đấu nên khi bay phải có thằng dẫn đừong
 

Sprinter 1626

Xe buýt
Biển số
OF-130461
Ngày cấp bằng
11/2/12
Số km
700
Động cơ
379,770 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường
húng cái mâm


máy bay biểu diễn không lắp nhiều thiết bị điện tử như máy bay chiến đấu nên khi bay phải có thằng dẫn đừong
Cụ hơi nhầm lẫn chỗ này ạ: bất kể là máy bay nào cũng cần người dẫn đường. xảy ra tai nạn trong trường hợp này có thể do thời tiết nhưng em nghĩ do pilot là chính: không nghiên cứu kỹ đường bay,chủ quan ỷ vào kỹ thuật bay của mình bởi vào đội này toàn pilot xuất sắc,khi gặp phải địa hình phức tạp không sử lý được.
 
Chỉnh sửa cuối:

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Ũa vậy khi dogfight cũng phải có người chỉ dẫn dưới đất à bác
 

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
11,324
Động cơ
686,853 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
hình như cụ chả đọc về cái này bao h
cháu đã nói là máy bay không có thiết bị điện tử tức là rada thời tiết , ra da địa hình , cũng như không có cái gọi là map dẫn đừờng
tất cả phụ thuộc vào 1 mình anh IL-76 dẫn đường
Từ Langkawi tới Cam Ranh "các tráng sỹ" bay theo chiếc đầu đàn IL-76 theo đội hình "cái nêm". Bên phải chiếc IL-76 (số hiệu 623), cách 10m là chiếc Su huấn luyện của hoa tiêu cao cấp-thượng tá Boris Grigoriev và phi đội phó phụ trách tổ chức đội bay-thiếu tá Aleksandr Syrovyi (số hiệu 604); bên phải chiếc này, giãn cách 3-5m là chiếc Su-27 của phi công cao cấp Nikolai Gretsanov (603) và chỉ huy biên đội thiếu tá Nikolai Kordioukov (606). Bên trái là máy bay của Aleksandr Litskun và Vladimir Kovalskii (601 và 602). Trên không, tất cả các máy bay đều bay ở gần cùng một cao độ, mỗi chiếc cách nhau chỉ khoảng gần 3m theo độ cao.
Quyết định tiếp thêm nhiên liệu tại Cam Ranh được đưa ra mà không có sự đánh giá thỏa đáng điều kiện khí tượng của khu vực hạ cánh. Khi mà ở khoảng cách 130 km tới sân bay, giữa máy bay chỉ huy và trạm điều khiển mặt đất Cam Ranh đã có liên lạc vô tuyến với nhau, ngay từ các thông số khí tượng hàng không đầu tiên đã cảnh báo phải đề phòng: mây mù dày đặc, điểm trần thấp nhất ở độ cao 150m, lại đang có mưa rào. Trong những điều kiện như vậy, quyết định hạ cánh là rất mạo hiểm.
Quy định về việc hạ cánh tại sân bay Cam Ranh đã đề ra tuyệt đối không phải bởi những con người quá ư thận trọng-ở khoảng cách 15km phía tây căn cứ có núi Rồng ("Long Sơn" hay "Hàm Rồng"), núi có độ cao 726m, còn 25km về phía tây nam-núi Chúa ( "Quân vương"), có cao độ 1040m, bay gần dễ xảy ra tai nạn. Bởi vậy người chỉ huy chuyến bay tại sân bay Cam Ranh-thượng tá Arbouzov ra lệnh: khi bay vòng lượn chuyển tiếp để chuẩn bị hạ cánh phải giữ độ cao 1500m. Các máy bay Su-27 được lệnh tách tốp và hạ cánh từng chiếc một với giãn cách 1km.
Tuy nhiên, chỉ huy của chiếc Il-76 Grebennikov lại đòi phải hạ cánh cả nhóm theo sơ đồ "quả nang lớn". Sơ đồ này hình dung như sau: lấy chuẩn là trạm phát sóng dẫn đường ở phía xa; xoay 180 độ và đổi hướng bay về phía đường băng hạ cánh, thực hiện vòng ngoặt thứ ba theo hướng xoay 280 độ: thực hiện xong vòng ngoặt thứ tư; hạ cánh.
Trong hành trình thẳng góc khép kín có hai đoạn hành trình bay dài: một cắt qua đường cất-hạ cánh (ВПП- Взлётно-посадочная полоса) theo hướng đường hạ cánh và lấy chuẩn trạm vô tuyến dẫn đường phía xa; đoạn còn lại song song với nó và ngược hướng đường hạ cánh. Vòng ngoặt quan trọng nhất-vòng ngoặt thứ ba, ước định là khử hướng ra xa khỏi sân bay, và vòng thứ tư, sau vòng này, máy bay sẽ lấy được hướng đường hạ cánh. Việc khử hướng tối ưu là ở vòng ngoặt thứ tư-10 đến 12km, sẽ cho phép phi công kịp sửa chữa các lỗi có thể mắc phải.
Gần tới đường hạ cánh sân bay, phi công theo lệnh của chỉ huy chuyến bay xếp theo đội hình "quả nang", bắt đầu hạ độ cao theo tiến trình vòng lượn. Đối với sân bay vùng bình nguyên, độ cao vòng lượn là 200-300m, với sân bay vùng núi như Cam Ranh-độ cao đó là 900m hoặc hơn. Từ đài chỉ huy mặt đất, mệnh lệnh đưa ra cho "các tráng sỹ" là hãy xếp hình "quả nang" với cao độ 1500m. Độ cao ấy, các máy bay phải đạt được sau vòng ngoặt 180 độ.
Trong chuyến bay khi gần tới căn cứ, chỉ huy biên đội Grebennikov thậm chí còn chưa xin lệnh hạ cánh như quy định, máy tự động ghi hành trình bay bố trí trên máy bay số 623 ghi: "Chúng tôi sẽ tiếp dầu ở chỗ các anh 30 phút. Ngày mai chúng tôi sẽ đi lúc 5h 30 phút giờ địa phương; hãy tổ chức tiếp dầu ngay lập tức khi chúng tôi ghé xuống".
.............
Phục vụ mặt đất còn đang cố gắng chính xác hóa vấn đề gì đó, nhưng phi công đầu đàn vẫn giữ quan điểm của mình: "Fenol, tôi sáu trăm hai mươi ba đây, tôi quyết định hạ độ cao". Ông tướng cũng chẳng nghe các máy bay bay sau. Khi chiếc 601 (dẫn đầu tốp bên trái và nhóm Su-27) vừa báo cáo vị trí của các tiêm kích, ngay lập tức Grebennikov ngắt lời anh ta: "Gượm nào, hãy hạ độ cao trước đi!"
Người chỉ huy chuyến bay dưới mặt đất Arbouzov (MĐ) vẫn gắng sức điều khiển cuộc hạ cánh mà đó là việc không dễ gì trong các điều kiện như vậy. "Các tráng sỹ", đang bước vào, như người ta thường gọi, hành trình hạ cánh. Hết sức khó khăn, chiếc 604 dẫn đầu tốp ba chiếc bên phải, sau khi lặp lại thao tác đội hình bám theo chiếc chỉ huy, khẩn cầu: "Hãy nhẹ nhàng hơn đi, tôi chỉ còn một chút dầu thôi", nhưng lập tức chiếc chỉ huy "chỉnh" ngay : "Tôi không hiểu-anh muốn gì?". Sau đó chẳng thấy ai hỏi nữa.
Vào thời gian đó đội bay đang thực hiện vòng ngoặt vào hướng hạ cánh và xếp theo đội hình "quả nang". Phi đội đã đạt độ cao 1500m và hướng tới trạm dẫn đường phía xa, sau đó sẽ là vòng ngoặt lần thứ nhất về bên phải.
MĐ: Hãy giữ độ cao một ngàn năm trăm.
Ngay lập tức có trả lời từ một chiếc tiêm kích: "Hạ thấp tốt hơn không?"
Chỉ huy IL-76: Tiếp tục hạ độ cao.....
MĐ cố gắng ghìm sự nóng vội của chiếc chỉ huy xuống: "Sau khi bay qua trạm dẫn đường tiếp tục hạ độ cao tới sáu trăm. Anh (IL-76: ghi chú của tác giả bài báo) cần phải giữ ở độ cao một ngàn năm trăm mét, còn nhóm tiêm kích (tốp đôi và tốp ba) hạ độ cao, tách ra để hạ cánh".
MĐ và các đồng sự còn cố gắng vài lần nữa để hướng dẫn và tách tốp nhưng không thành công-ông tướng vẫn nằng nặc: hạ cánh cả nhóm và ngay lần đáp đầu tiên.
Trong khoang lái IL-76 thời điểm trước khi xảy ra tai nạn, đã diễn ra một cuộc tranh cãi gay gắt giữa những người đàn ông-hoa tiêu Kriazevskii gắng can thiệp vào quá trình hạ cánh và giải thích cho Grebennikov sự mạo hiểm của đội hình hạ cánh. Tuy nhiên đoạn băng từ máy ghi tự động, dựa vào đó sẽ xác định rõ ràng vụ scandal này đã biến mất một cách bí ẩn.
............
Tất cả sáu chiếc máy bay đều thực hiện vòng ngoặt trong mây, hạ thấp độ cao, trong khi đó vẫn giữ nguyên đội hình chặt chẽ. Sau nửa phút bay như vậy, chiếc tiêm kích đi đầu thú nhận: "Ở đây khó nhìn quá, hãy hạ xuống dưới mây đi!..."
IL-76: Rõ rồi, rõ rồi...
Tiếp theo là vòng ngoặt 180 độ; rồi tất cả lấy hướng ngược đường hạ cánh.
MĐ: Sáu trăm hai mươi ba, mặt đất dưới máy bay anh có thấy rõ không?
IL-76 (623): Thực sự thì không, thỉnh thoảng ....
MĐ: Tôi không nhìn thấy đỉnh núi trọc (thời tiết tồi đến nỗi ngay cả ở dưới mặt đất cũng không nhìn thấy đỉnh núi-chú thích của tác giả bài báo).
Nhưng cả phi hành đoàn cũng không thể kiểm soát được vòng lượn, bởi vì máy đo xa của sân bay không làm việc được, các vật chuẩn dưới mặt đất cũng không nhìn thấy.
604: Số 6, chỗ anh thấy gì không?
606: Có trời mà biết.
MĐ trong điều kiện thiếu khí tài, ước lượng bằng mắt là các máy bay đã vào khu vực vòng lượn thứ ba, nơi có đỉnh núi cao 600m. MĐ cảnh báo Grebennikov: "Không kéo dài vòng lượn thứ ba sau khi chuyển qua hướng vuông góc.... Tôi vẫn chưa thấy đỉnh núi".
Tất cả các "tráng sỹ" dồn sự chú ý vào IL-76, và họ giữ đúng vị trí trong đội hình chiến đấu để tránh va vào nhau, đồng thời không để mất dấu nhau trong mây dày đặc. Bắt đầu vào vòng ngoặt thứ ba, rất gần với đỉnh núi cao 700m mà chẳng ai để ý đến nó, đơn giản là họ không ở trong hoàn cảnh có thể làm điều đó.
IL-76: Ngoặt phải!
Chỉ còn hai phút rưỡi trước khi xảy ra tai nạn.
604:Nhắm hướng đường hạ cánh...dưới mây à?
IL-76: Rõ rồi... (Rõ cái gì , thật khó hiểu --tác giả bài báo chú thích.)
Bắt đầu vòng ngoặt phải, chao nghiêng 15 độ. Các tiêm kích bay bên trái IL-76 (chính là những chiếc sống sót), hơi dâng cao, tương ứng những chiếc bên phải hạ thấp. Để không mất dấu máy bay chỉ huy trong những điều kiện tầm nhìn kém, trước khi ra khẩu lệnh "Tản ra" các tiêm kích cần phải xích lại máy bay chỉ huy ở khoảng cách tối thiểu. "Bay sát vào, chúng ta lạc đội mất (IL-76 và các máy bay trong nhóm-chú thích của tác giả bài báo),-khẩu lệnh này được chiếc dẫn đầu nhắc lại vài lần với những chiếc bám theo. Kết quả của sự xích gần lại là đèn chiếu trong buồng lái Su-27UB do hai phi công dẫn đầu nhóm bộ ba là Boris Grigoriev và hoa tiêu Aleksandr Syrovyi điều khiển, soi rõ các động cơ cánh chiếc IL-76. Nikolai Gretsanov và Viktor Kordioukov trên hai chiếc Su-27 một chỗ ngồi bám theo sau ở giãn cách chỉ 3-5m. Thời gian để điều khiển khí tài thực tế cũng không có, cái chính là-không đụng vào nhau.
Grebennikov lấy hướng 280 độ-tới vòng ngoặt thứ tư, như ông đã dự tính. Thực chất, toàn đội đang ở đúng khu vực đỉnh núi, đỉnh núi khu vực này đang bị mây mù che phủ hoàn toàn. Vòng ngoặt thứ ba đã được thực hiện với độ lệch vài km. MĐ không ở trong tình trạng có khả năng giúp đỡ các phi công, bởi vì màn hình máy định vị thô sơ của ông ta đầy nhiễu từ mây mù và "địa vật"-các vệt nhiễm sáng từ chính đỉnh núi đó.
Trong tình hình như vậy, MĐ cần phải phát một khẩu lệnh duy nhất tới các phi công-"Tất cả nâng độ cao gấp, không chậm trễ!", nhưng khẩu lệnh đó đã không được phát ra. Đơn giản là Arbouzov không có đủ tri thức và kinh nghiệm chỉ huy các chuyến bay trong những điều kiện phức tạp, nhất là lại chỉ có những khí tài bảo đảm thô sơ như thế.
Các máy bay đã tiến gần đến sườn núi ở độ cao 604m, cách sân bay là 25km. Nhưng như về sau các chuyên viên giám định đã đánh giá, chuỗi sai lầm chồng chất này không phải là không thể tránh được.
Khi thực hiện vòng ngoặt thứ tư, trong khoang lái IL-76 hệ thống tín hiệu phát cảnh báo về sự nguy hiểm khi đến gần địa vật. Đèn báo màu vàng nhấp nháy: "Nguy hiểm, mặt đất!", còi hiệu rít liên tục. Quy định về chỉ huy bay trong trường hợp này là phải cương quyết và nhanh chóng đưa máy bay về chế độ chiếm độ cao khẩn cấp, đưa chế độ làm việc của động cơ lên mức tối đa. Grebennikov có trách nhiệm báo cho tốp bám sát về mối nguy hiểm và các thao tác tiếp theo cần làm.
Bức tranh về những sự việc xảy ra trong khoang lái IL-76 được dựng lại vị tất đã đạt độ chính xác, bởi cuộc trao đổi giữa các thành viên phi hành đoàn không được ghi lại (có thể tác giả bài báo có ý nhắc đến một mẩu băng đã mất-xem đoạn trên: qtdc). Tín hiệu cảnh báo liên tục phát trong 25 giây. Suốt thời gian này, Grebennikov không có hành động khả dĩ nào. Theo lời ông tướng, người đưa ông thoát ra khỏi trạng thái sốc này là phi công phụ bên tay phải, Soukhar. Chỉ từ lúc đó, viên chỉ huy mới chợt tỉnh, kéo gấp cần lái về phía mình, đưa máy bay vọt lên cao, đồng thời phát khẩu lệnh vào không trung: "Tản ra, nâng độ cao gấp lên.......năm trăm". Nhưng Grebennikov đã lỡ nhịp.
606: Chút xíu nữa tôi lạc rồi!
603: Số 4, hãy giữ vị trí dưới cánh IL-76, không sẽ lạc nhau.
Đến đỉnh núi định mệnh kia còn 350m-chỉ hơn hai phút bay.
Có tiếng thét khẩu lệnh từ chiếc IL-76 dẫn đường: "Nâng cao gấp!"
Các hành khách đã nhìn thấy trên cửa ló sáng các bụi cây trên đỉnh núi-và khi đó chiếc đầu tiên của tốp bộ ba Su-27 vừa vặn chồm vào đỉnh núi.
604 còn gắng báo cho các chiếc sau: "Nhảy!..."-nhưng không kịp kết thúc khẩu lệnh. Hai chiếc 603 và 606 không kịp làm động tác cứu vãn tình thế.
Trong vòng ngoặt cuối cùng, mà sau đó cần phải có lệnh tản đội hình khỏi mạn chiếc IL-76, tốp bộ ba tiêm kích bên phải lúc này đang ở cao độ thấp nhất và trong tình thế nguy hiểm nhất. Bám theo chiếc chỉ huy và tuân thủ quy định bay nhóm nghiêm ngặt và giữ độ cao thấp hơn chiếc dẫn đường chỉ 2-3m, máy bay của Nikolai Gretsanov và Aleksandr Syrovyi đã đâm ngang sườn núi.
Đội bay trên Su-27UB có thể cố gắng nhảy dù. Nhưng trong trường hợp này chiếc máy bay không còn được điều khiển có thể va chạm với chiếc IL-76. Có khả năng để ngăn ngừa tai nạn của chiếc IL-76 với các hành khách trên boong, Boris Grigoriev và Aleksandr Syrovyi đã không sử dụng cơ hội thoát hiểm và đã hy sinh. Hai chiếc sau cũng không tránh được tai nạn.
601: Thoát nhanh, lên cao gấp!
602: Tôi bám theo anh, Sasa!
Các phi công có kinh nghiệm và "thuộc" nhau đã lâu, giật mạnh cần lái về mình và bay vút lên khỏi lớp mây mù.
Chiếc IL-76 may mắn trượt xuống một thung lũng nhỏ trong rặng núi, ở độ cao 32m so với mặt đất, trước khi vọt được lên cao. Các giám định viên khẳng định rằng sau khi có tín hiệu báo động, thậm chí cả khi chậm có phản ứng đúng cách trong khoảng 18-19 giây, vẫn còn đủ thời gian cho cả đội bay thoát lên độ cao an toàn. Các phi công tiêm kích thoát nạn đã kịp trấn tĩnh và chỉ hiểu được tổn thất vừa xảy ra khi đã ở trên độ cao 1500-2000m.
Chiếc dẫn đầu cặp bên trái gọi: "Số 4, số 4 đâu, số 3 đâu, số 6 đâu!". Không có trả lời. ChiếcIL-76 đã thực hiện hạ cánh chuyển tiếp trên sân bay Cam Ranh, hai chiếc Su-27 còn lại tiếp đất tại sân bay của thị xã Phan Rang-cách đó khoảng 70km về phía nam.

Một trong những thành viên "Tráng sỹ Nga" thoát nạn trong vụ này vì ngồi trên chiếc IL76-Igor Tkatsenko.
Máy bay Su-27 được trang bị hệ thống ghế phóng nhảy dù ở độ cao thấp, cho phép các phi công thoát hiểm chỉ trong vài phần giây trước khi máy bay đâm xuống đất. Thậm chí khi tai nạn xảy ra trên biển thì phi công cũng có cơ hội được cứu sống. Việt Nam có một vùng biển ấm, và nếu điều đó xảy ra, ngay cả những người dân chài bị đắm thuyền không hề có phương tiện cứu hộ nào cũng vẫn cầm cự được ít nhất hai ngày đêm.
Ngay sau khi tai nạn xảy đến, các lực lượng vũ trang Việt Nam đã lùng sục sườn núi số 400 gần Cam Ranh, mà mọi người cho rằng cú va chạm đầu tiên của chiếc tiêm kích là ở đó, nhưng không tìm thấy gì. Sau đó có thông báo là đã tìm thấy mảnh vỡ của một trong ba máy bay Nga, nhưng ngay sau đó được giải thích rằng, những người dân địa phương tìm thấy mảnh xác máy bay bỏ lại từ thời chiến tranh Việt Nam.
Các mảnh xác Su-27 chỉ được tìm thấy ngày 16 tháng 12: từ trên trực thăng người ta đã phát hiện ra điểm máy bay rơi và dù treo trên cây. Sau đó đã cắt nghĩa được rằng, đó là do một trong những hệ thống ghế phóng đã hoạt động khi máy bay đâm vào đá núi, nhưng tiếc thay, không cứu nổi phi công.
Thường thì trong những tháng mùa đông ở phần cận xích đạo của Việt Nam-mùa này là mùa khô, tuy nhiên trên thực tế trời mưa suốt quá trình tìm kiếm cứu hộ, vì thế những người cứu hộ phải đốn cây mở đường trong rừng rậm nhiệt đới khá lâu để có thể đến được nơi có xác máy bay.
Thi thể của Nikolai Gretsanov và Viktor Kordioukov được tìm thấy vào ngày thứ mười một của cuộc tìm kiếm. Ba ngày trước đó đã tìm thấy một phần thi thể còn lại của thượng tá Boris Grigoriev và thiếu tá Aleksandr Syrovyi.
Tai nạn đã xảy ra ở núi Chúa, cách sân bay Cam Ranh 25km về phía tây nam. Kết quả điều tra đã buộc tội những người có lỗi trong sự hy sinh của các "tráng sỹ" là chỉ huy một trong những bộ phận quân sự đóng căn cứ tại sân bay "Tskalovskoie", thiếu tướng Grebennikov, hoa tiêu-thượng tá Kriazevskii và người chỉ huy bay từ mặt đất tại sân bay Cam Ranh-thượng tá Arbouzov.

Lỗi của phi công chính và hoa tiêu chiếc 623 được chứng minh hoàn toàn. Chưa có lệnh của người chỉ huy hạ cánh, chỉ huy chiếc IL-76 đã bắt đầu vòng ngoặt thứ nhất. Ông tướng đã kéo một cách không cần thiết vòng ngoặt thứ ba với tốc độ hạ cánh 450km/h (giá mà những chiếc tiêm kích bay sau "không cuốn theo" nó), thay vì sử dụng tốc độ tiêu chuẩn của dòng máy bay IL này là 350km/h. Grebennikov thông báo về điểm ngoặt chuyển hướng sau 53 giây khi thực tế đã vượt qua nó phải đến 10km. Còn trạm điều hành mặt đất không thể kết nối tuyến hạ cánh-không có bất cứ một điểm để gắn kết nào-với địa hình núi rừng tại địa phương. Theo quy định đề ra với sân bay Cam Ranh, độ cao tối thiểu để bắt đầu vào hạ cánh từ đất liền là 1500m. Còn theo thiết bị hiện có trên máy bay IL-76 bay trước các máy bay Su-27 thì hạ xuống 600m.
Đồng thời. người chỉ huy bay Arbouzov vẫn có thể đặt ông tướng còn đang bay mới gần tới Cam Ranh về đúng chỗ của mình, huống hồ ông tướng dù sao cũng không phải là chỉ huy của ông. Các chiếc đầu đàn tốp bên trái và bên phải có toàn quyền đòi hỏi lần hạ cánh thứ hai. Về nguyên tắc, bất kỳ người phi công nào đều có thể từ chối thi hành mệnh lệnh, ngay cả chiếc 606, nhưng đã không ai làm điều đó. Trong khi đó hoa tiêu chiếc IL-76 cứ nằng nặc theo ý mình và hành động như ma xui quỷ khiến.
Trường hợp này, chiếc 605 đã gặp may hơn tất cả-chỉ vì một trục trặc không đáng kể nó đã bị bỏ lại Sangana.
Sau thời gian dài điều tra, tòa án quân sự quân khu Moskva ngày 13 tháng 3 năm 1998 đã tuyên án thiếu tướng không quân Vladimir Grebennikov sáu năm tù giam, tuy nhiên ngay sau đó ông ta được ân xá. Phiên tòa đã xét hoàn cảnh của bị cáo có nhiều công lao và tặng thưởng của chính phủ và bản thân là phi công quân sự công huân của Nước Nga. Công bằng mà nói, trong thảm kịch này lỗi không phải chỉ do hành động độc đoán của Grebennikov. Như đã nhấn mạnh, trang bị kỹ thuật của sân bay Cam Ranh thời điểm lên kế hoạch và bay qua không phù hợp với yêu cầu của "Tiêu chuẩn sử dụng các sân bay quân sự" (НГВА-92). Tuy nhiên do chậm trễ, thông tin về vấn đề này từ Bộ chỉ huy không quân Hạm đội Thái Bình Dương đã không đến được với các phi công lúc đó đang ở Malaysia.
Sau khi tai nạn đã xảy ra rồi, tại tòa người ta đã sắp đặt, nhằm mục đích "biện hộ" cho sự bất lực của các nhân vật có trách nhiệm của bộ tham mưu không quân hạm đội, họ không đưa ra được những biện pháp kịp thời sửa chữa và thay thế các thiết bị kỹ thuật trên một sân bay đã từng được khai thác sử dụng từ năm 1969, vào tài liệu chính thức "Chỉ dẫn về quản lý, vận hành và khai thác bay tại khư vực sân bay Cam Ranh", về sau này tài liệu đó mới được bổ sung chỉnh sửa-siết chặt lại điều kiện khí tượng tối thiểu để khai thác bay. Từ tài liệu điều tra công bố tại phiên tòa, có thể thấy rằng việc chỉ dẫn không phù hợp cho người đứng đầu bộ phận quân quản sân bay Cam Ranh về áp dụng những thay đổi trên vào quy định vận hành khai thác chỉ được Bộ tham mưu Hạm đội Thái Bình Dương đưa ra ba ngày sau tai nạn, còn tại Bộ tham mưu không quân Hạm đội Hải quân Nga người ta chỉ biết đến quy định điều kiện khí tượng tối thiểu vào ngày 18 tháng 12.
còn đây là 3 cái link từ báo cho bác coi
Cam Ranh, lịch sử một tượng đài - kỳ 1

http://www.tienphong.vn/Phong-Su/181492/Cam-Ranh-lich-su-mot-tuong-dai---ky-1.html

Cam Ranh, lịch sử một tượng đài - kỳ 2

http://www.tienphong.vn/Phong-Su/181494/Cam-Ranh-lich-su-mot-tuong-dai---ky-2.html

Cam Ranh, lịch sử một tượng đài - kỳ 3

http://www.tienphong.vn/Phong-Su/182177/Cam-Ranh-lich-su-mot-tuong-dai---ky-3.html
 

Mazspeed

Xe container
Biển số
OF-648
Ngày cấp bằng
6/7/06
Số km
6,420
Động cơ
641,331 Mã lực
dù gì thì Boeing cũng vẫn nổi tiếng là máy bay rơi nhiều nên cũng chả lạ =))
Nói thế này thì không thuyết phục. Cần xem xét tỷ lệ tai nạn trên số lần cất hạ cánh thì mới kết luận được thằng nào an toàn hơn. Chẳng hạn như trong 20 năm, giả swr tổng số lần cất hạ cánh của Boeing trên toàn cầu gấp 50 lần Tu, trong khi tổng số tai nạn gặp phải chỉ gấp 5 lần thôi thì biết chất lượng hàng ngay.
 
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,882
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
đúng rồi đấy ạ ng dứoi đất chỉ dẫn ng trên trời còn ng trên trời theo đó để tác chiến
phe nào cũng vậy cả
Tác chiến dùng GCI Ground Control Instruction .. chủ yếu dùng khi phòng thủ hoặc oánh gần, khu vực tác chiến nằm trong tầm kiểm soát của rada quân nhà thoai .. Giống như CT phá hoại miên bắc ấy .. Miền bắc có rất nhiều trạm rada nên mỗi mig xuất kích cũng được chỉ dẫn cụ thể .. mấy chú F thì không hẳn được như thế mằ dù nó cũng có rada dẫn đường tầu chiến từ ngoài vào hoặc ở Lào trông sang.
Trong tác chiến thấy giang hồ đồn là các phi công phe XHCN thường hay dựa vào GCI lắm .. chả biết có đúng không ..
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
đúng rồi đấy ạ ng dứoi đất chỉ dẫn ng trên trời còn ng trên trời theo đó để tác chiến
phe nào cũng vậy cả
Vậy là ko ổn chút nào, vì hồi trước em có đọc vài bài phân tích, kiểu tác chiến của mấy ông chính ủy XHCN vs tác chiến tự do của mấy bạn pilot Tư Bản (tuy vẫn có dẫn đường, nhưng pilot bên TB tự do thoải mái hơn Pilot bên XHCN dưới đất vừa phải nghe chỉ dẫn, vừa phải vâng lời ông chính ủy nữa :D). Iraq là 1 ví dụ về sự tác chiến ấy, bại hoàn toàn bác ợ :( , vì tụi Rắc đi học LX, Đông Âu tất dù có sát đam là TTg TB.....

N
Tác chiến dùng GCI Ground Control Instruction .. chủ yếu dùng khi phòng thủ hoặc oánh gần, khu vực tác chiến nằm trong tầm kiểm soát của rada quân nhà thoai .. Giống như CT phá hoại miên bắc ấy .. Miền bắc có rất nhiều trạm rada nên mỗi mig xuất kích cũng được chỉ dẫn cụ thể .. mấy chú F thì không hẳn được như thế mằ dù nó cũng có rada dẫn đường tầu chiến từ ngoài vào hoặc ở Lào trông sang.
Trong tác chiến thấy giang hồ đồn là các phi công phe XHCN thường hay dựa vào GCI lắm .. chả biết có đúng không ..
hư em đã trình bày ở trên, GCI bên XHCN còn + thêm mấy ông chính ủy, thủ trưởng nên ôm chặt GCI luôn chứ ko phải dựa nữa. Ngày xưa thì còn được vì pk ta dày đặc, chứ ngày nay toàn là áp chế pk, không quân mà cứ rập khuôn kiểu ấy có mà đi tong
 
Chỉnh sửa cuối:

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
18,529
Động cơ
605,842 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Tác chiến dùng GCI Ground Control Instruction .. chủ yếu dùng khi phòng thủ hoặc oánh gần, khu vực tác chiến nằm trong tầm kiểm soát của rada quân nhà thoai .. Giống như CT phá hoại miên bắc ấy .. Miền bắc có rất nhiều trạm rada nên mỗi mig xuất kích cũng được chỉ dẫn cụ thể .. mấy chú F thì không hẳn được như thế mằ dù nó cũng có rada dẫn đường tầu chiến từ ngoài vào hoặc ở Lào trông sang.
Trong tác chiến thấy giang hồ đồn là các phi công phe XHCN thường hay dựa vào GCI lắm .. chả biết có đúng không ..
Ông nào đi tác chiến đều có chỉ huy cả. Bên phòng thủ thì có GCI còn bên tấn công thì có AWACS cũng là một dạng rada + đài dẫn dường bay trên trời mà thôi.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top