Thảo luận SsangYong nộp đơn xin phá sản

trieuhuynh

Xe máy
Biển số
OF-8547
Ngày cấp bằng
19/8/07
Số km
53
Động cơ
537,882 Mã lực
Các cụ có lo lắng không ạ?
===
Nguồn: Zing
Hãng xe Hàn Quốc SsangYong Motor vừa nộp đơn xin phá sản vì không còn khả năng trả khoản nợ 54,4 triệu USD.
Theo Reuters, SsangYong Motor đã đệ đơn xin phá sản sau khi không trả được khoản vay khoảng 60 tỷ won (54,4 triệu USD). Nhà sản xuất ôtô Hàn Quốc thông báo rằng động thái này dự kiến gây ra sự gián đoạn lớn trong hoạt động của họ.
Hãng đã đệ đơn lên tòa án sau khi không thể đạt được thỏa thuận gia hạn thời gian trả nợ với các ngân hàng nước ngoài. SsangYong nợ Ngân hàng Mỹ (Bank of America) khoảng 30 tỷ won (27,2 triệu USD), nợ JP Morgan Chase 20 tỷ won (18,1 triệu USD) và BNP Paribas 10 tỷ won (9 triệu USD).
Ngày 14/12, Mahindra & Mahindra - công ty nắm giữ 74,65% cổ phần của SsangYong đã cho biết tổng số tiền phải trả. Nhà sản xuất ôtô Ấn Độ đã cứu SsangYong khỏi vỡ nợ bằng một thỏa thuận vào năm 2010, nhưng không thành công trong việc xoay chuyển tình thế.
Trước đó, công ty cho biết sẽ đầu tư 423 triệu USD vào SsangYong để tạo ra lợi nhuận vào năm 2022, nhưng kế hoạch bị phá sản vì dịch Covid-19.
Hồi tháng 4, Mahindra cho biết họ sẽ không đầu tư vào SsangYong nữa và yêu cầu hãng xe Hàn Quốc tìm kiếm nhà đầu tư mới. Đến tháng 6, công ty Ấn Độ cho biết họ sẵn sàng từ bỏ cổ phần sở hữu và đang tìm kiếm đơn vị mua lại SsangYong.
Doanh số bán hàng của SsangYong đang giảm dần. Hãng xe này chỉ bán được 96.825 xe trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 11, ít hơn 20% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong hồ sơ của mình, SsangYong cho biết họ đã đăng ký chương trình hỗ trợ tái cơ cấu tự chủ, trong đó có 3 tháng để thương lượng với các bên liên quan, bao gồm cả chủ nợ để giải quyết vấn đề.
Vào đầu năm 2020, SsangYong đã lên kế hoạch kinh doanh phiên bản chạy điện hoàn toàn của chiếc SUV Korando tại châu Âu. Mẫu xe điện được dự kiến trưng bày tại Triển lãm Ôtô Geneva, tuy nhiên sự kiện này bị buộc phải hủy bỏ vì dịch Covid-19.
SsangYong de don xin pha san anh 2
Thương hiệu SsangYong xuất hiện tại Việt Nam từ năm 2016 và từng tham gia Triển lãm VIMS 2017.
Tại Việt Nam, SsangYong xuất hiện như một thương hiệu mới trên thị trường ở Triển lãm ôtô VIMS 2017. Tuy nhiên, SsangYong nhanh chóng mất hút và không để lại dấu ấn gì đặc biệt.
SsangYong Motor Company là nhà sản xuất ôtô lớn thứ tư tại Hàn Quốc, được thành lập năm 1954. Đây không phải lần đầu tiên hãng xe này tuyên bố phá sản. Cuối năm 2004, Tập đoàn Công nghiệp Ôtô Thượng Hải (SAIC) mua lại 49% cổ phần hãng xe này. Tuy nhiên chỉ 5 năm sau, vào ngày 9/1/2009, Ssangyong nộp đơn xin phá sản để bảo vệ tài sản khỏi các chủ nợ do làm ăn thua lỗ và hãng mẹ không bơm tiền cứu.
Cuối năm 2009, Ssangyong được giải cứu và SAIC bị cắt giảm cổ phần từ 51% xuống 11,2%. Tháng 8/2010, Tập đoàn Mahindra & Mahindra của Ấn Độ mua lại 51% cổ phần SsangYong.
 

Hung Phuc

Xe điện
Biển số
OF-470465
Ngày cấp bằng
15/11/16
Số km
2,742
Động cơ
226,889 Mã lực
SsangYong nộp đơn phá sản
Hãng ôtô nội địa không thể trả nổi khoản vay 54,4 triệu USD và đã nộp đơn lên tòa án hôm 21/12.

Trong thông báo, hãng xe Hàn cho biết quá trình xin bảo hộ phá sản diễn ra trước nguy cơ mọi hoạt động bị gián đoạn bởi hãng có thể không đạt được thỏa thuận gia hạn khoản vay với các ngân hàng nước ngoài.
Tập đoàn Ấn Độ Mahindra, nơi nắm giữ 74,65% cổ phần ở SsangYong, nói hồi tuần trước, rằng hạn thanh toán của khoản vay là 14/12.

Trong số đó, khoảng 27 triệu USD thuộc về Bank of America, 18 triệu USD là của JPMorgan Chase & Co, và 9 triệu từ BNP Paribas.

SsangYong hiện chìm trong nợ nần. Hãng cho biết đã áp dụng một chương trình hỗ trợ tái cấu trúc tự quản nhằm có được tối đa 3 tháng để đàm phán với các cổ đông, gồm cả chủ nợ, để cứu vãn tình hình, trì hoãn quyết định của tòa án.
Hồi tháng 4, Mahindra thông báo sẽ không đầu tư thêm vào thương hiệu con đang gặp khó khăn ở Hàn Quốc, khi các nhà sản xuất ôtô trên toàn cầu cố gắng tiết kiệm tiền trong nỗ lực vượt qua khủng hoảng của dịch Covid-19 hiện nay. SsangYong đứng bên bờ vực. Từ tháng 6, Mahindra cho thấy đang tìm kiếm một khách hàng để bán lại tất cả hoặc một phần của gần 75% số cổ phần ở SsangYong.

Trước đó, vào năm 2010 Mahindra đã giải cứu SsangYong khỏi tình trạng gần như mất khả năng thanh toán. Hãng xe Hàn Quốc vất vả để hồi sinh vận may, từng cân nhắc vào thị trường Mỹ nhưng cuối cùng quyết định tập trung vào Trung Quốc.

Tại thị trường nội địa, SsangYong có một năm kinh doanh ảm đạm. Doanh số xe trong 11 tháng đầu năm 2020 là 96.825, giảm hơn 20% so với cùng kỳ 2019, xếp cuối trong số 5 hãng xe Hàn và có 15 quý liên tiếp thua lỗ. Trong khi đó, bốn hãng còn lại là Hyundai, Kia, Renault Samsung và GM Korea đều tăng trưởng.
 

G811

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-750979
Ngày cấp bằng
24/11/20
Số km
422
Động cơ
57,179 Mã lực
Cứ gì tại Hàn

Ngay bọn Hàn xẻng ở VN cũng đầy chú gọi nv lên bảo thôi mày nghỉ cmnd, cô vít thế này tao đếu có tiền đâu, mai tao cũng té. ;))
 

Ngẩu Pín

Xe tải
Biển số
OF-431973
Ngày cấp bằng
23/6/16
Số km
242
Động cơ
216,780 Mã lực
Gần 100k xe/năm mà vẫn ko ăn thua nhỉ, các hãng Việt Nam đc thế mừng húm :)
 

banmotnucuoi

Xe cút kít
Biển số
OF-400400
Ngày cấp bằng
9/1/16
Số km
15,017
Động cơ
80,630 Mã lực
Gần 100k xe/năm mà vẫn ko ăn thua nhỉ, các hãng Việt Nam đc thế mừng húm :)
Thế nên các a ý bảo các hãng nước ngoài nội địa hoá, nó bảo bán cả năm ở Việt nam ko bằng sản lượng của nhà máy ở Tàu 1 ngày. Nội địa hoá với sản lượng như vậy khác gì đốt tiền
 

hanoi1266

Xe tải
Biển số
OF-421794
Ngày cấp bằng
11/5/16
Số km
239
Động cơ
220,950 Mã lực
Tuổi
66
ssangyong chairman

chay rất thích
 

anhtrangvn

Tháo bánh
Biển số
OF-117009
Ngày cấp bằng
16/10/11
Số km
1,054
Động cơ
404,318 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cái tên này, ngay cái tên phát âm cũng khó khăn, nên từ ngày biết đến cái tên này chả hiểu sao em cứ nghĩ sẽ khó tồn tại lâu ạ.
 

xebetong

Xe lăn
Biển số
OF-159622
Ngày cấp bằng
6/10/12
Số km
11,663
Động cơ
426,066 Mã lực
Anh Vượng hồi đó đừng làm vifast để tiền mua cái hãng san dông này có phải ngon không :)
 

h_mdc

Xe điện
Biển số
OF-16441
Ngày cấp bằng
18/5/08
Số km
2,426
Động cơ
530,404 Mã lực
Hãng Hàn đầu tiên vào VN thì phải, xe Mekong gì đó, tiếp theo là Daewo.
 

bimbim5656

Xe container
Biển số
OF-143913
Ngày cấp bằng
30/5/12
Số km
8,446
Động cơ
426,953 Mã lực
Xe xấu kinh, chất lg thì cg bình thg, hơn Tàu một chút. Phá sản hơi muộn :D
 

Hoa Anh Túc

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-52066
Ngày cấp bằng
3/12/09
Số km
2,833
Động cơ
476,349 Mã lực
Xe xấu lại bán giá điên giờ mới phá sản là lâu đấy
 

RAVA

Xe ba gác
Biển số
OF-24857
Ngày cấp bằng
27/11/08
Số km
21,166
Động cơ
695,381 Mã lực
Nơi ở
Đâu đó quanh Bờ Hồ
-Thế là đi toi 1 thương hiệu đã từng là hãng xe lớn th3 và là nhà sx xe suv duy nhất của Hàn quốc, nơi đã cho ra đời những sp xấu kinh ng như con MPV Stavic đời đầu tiên 2004-2013? :P
 

blackhole1

Xe tăng
Biển số
OF-702152
Ngày cấp bằng
29/9/19
Số km
1,953
Động cơ
140,065 Mã lực
Tuổi
38
Bọn này phá sản là đúng xe thì xấu bán giá trên mây hết Tàu rồi Ấn mua lại cũng không vực dậy nổi ,thế kỷ này là kỷ nguyên của xe điện đó là xu hướng không thể đảo ngược vài năm nữa hãng nào không thích ghi là phá sản thôi .
 

benq

Xe điện
Biển số
OF-40087
Ngày cấp bằng
7/7/09
Số km
4,280
Động cơ
515,841 Mã lực
Xe hãng này xấu đều các sp rồi, nhưng khá ấn tượng con bán tải,.cụ nào bán e vẫn mua :D
 

8828

Xe buýt
Biển số
OF-90858
Ngày cấp bằng
4/4/11
Số km
612
Động cơ
412,298 Mã lực
Nơi ở
Freedom
Các cụ cứ chê nó chứ e thấy có con Tivoli nhìn cũng đc mà, còn các con khác thì xấu thật. Giá thì xe CBU về VN thì giá xe nào chẳng cao.
 

duyawa

Xe điện
Biển số
OF-457552
Ngày cấp bằng
30/9/16
Số km
2,568
Động cơ
224,900 Mã lực
Con này nhiều OFER 1 thời vẫn tung hô là "vỏ xe Hàn, ruột xe Mẹc" nè:D
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top