- Biển số
- OF-91173
- Ngày cấp bằng
- 7/4/11
- Số km
- 60
- Động cơ
- 405,200 Mã lực
Nhằm đáp ứng cho công cuộc hiện đại hóa, tăng cường sức mạnh hải quân, từ năm 2008 đến nay, Trung Quốc đã hạ thủy và đưa vào sử dụng 7 tàu khu trục mang tên lửa điều khiển Type-054A .
Đây là những chiến hạm được đánh giá là tàu khu trục mang tên lửa điều khiển hiện đại nhất trong biên chế của hải quân nước này, thể hiện nỗ lực lớn của ngành công nghiệp đóng tàu Trung Quốc, hướng tới mục tiêu rút ngắn khoảng cách với các tàu chiến cùng loại của Mỹ, Nga và các nước trong khu vực như Hàn Quốc, Nhật Bản.
Đặc điểm
Tàu khu trục mang tên lửa điều khiển Type-054A, còn gọi là tàu tên lửa lớp Giang Khải II, thuộc loại tàu khu trục đa chức năng mang tên lửa điều khiển được phát triển từ tàu khu trục Type-054.
Tàu được đóng tại nhà máy đóng tàu Hudong-Zhonghua, Thượng Hải và nhà máy đóng tàu Hoàng Phố tại Quảng Châu, (cả hai nhà máy đều thuộc Tổng công ty đóng tàu nhà nước Trung Quốc CSSC).
Chiếc Type-054A mang số hiệu 529, có tên Châu Hán.
Khinh hạm La Fayette, nguyên mẫu thiết kế hình học của tàu khu trục lớp Giang Khải II.
Type-054A được được cho là sao chép từ thiết kế của khinh hạm La Fayette của Pháp, với những công nghệ tiên tiến nhất của mà Trung Quốc sở hữu, nhằm nâng cao khả năng “tàng hình”. Hai bên mạn tàu được thiết kế dốc nghiêng khoảng 10 độ nhằm giảm mặt cắt radar theo chiều ngang, thân tàu được sơn một lớp sơn có khả năng hấp thu sóng điện từ.
Type-054A được thiết kế chủ yếu cho vai trò đảm bảo phòng không hạm đội, song cũng có khả năng tấn công tàu nổi và chống ngầm.
Vũ khí
Với vai trò là đảm bảo phòng không hạm đội nên Type-054A được trang bị hỏa lực phòng không khá mạnh, sử dụng hệ thống 32 ống phóng thẳng đứng, dùng đạn tên lửa phòng không tầm trung đa kênh, loại tên lửa đối không tầm trung 9M317 Shtil, (NATO định danh là SA-N-12, tầm bắn 38km của Nga) hoặc loại sao chép tương tự do Trung Quốc tự phát triển có tên HQ-16.
Hệ thống được bố trí phía trước mũi tàu sau pháo chính. Bệ phóng thẳng đứng này cũng được cho là có khả năng dùng để phóng rocket chống ngầm Yu-8, phát triển từ ngư lôi Yu-7 (bản sao của ngư lôi Mk-46 của Mỹ).
Vũ khí đáng kể nhất trên chiến hạm lớp Giang Khải II: Hệ thống ống phóng thẳng đứng, được cho là có thể phóng cả tên lửa đối không lẫn chống ngầm.
8 tên lửa chống tàu YJ-83 C-803, có đầu đạn nặng 165kg, tầm bắn 180 km, được bố trí trong 2 cụm phóng ở giữa thân. Tên lửa được dẫn đường bằng phương pháp quán tính và radar chủ động.
Ngoài ra, tàu được trang bị pháo hạm 76mm (sao chép từ pháo hạm đa năng AK-176 của Nga), hai hệ thống phòng thủ tầm cực gần Type-730 7 nòng cỡ 30mm, tầm bắn tối đa 3.000m, tốc độ bắn 5800 phát/phút,
Để chống ngầm, tàu có hai hệ thống phóng rocket chống ngầm Type-87,cơ số 36 quả rocket, cỡ nòng 240mm, đầu đạn nặng 34kg, tầm bắn 1.200m.
Đuôi tàu có sàn đáp và nhà chứa cho một trực thăng chống ngầm Ka-28 của Nga hoặc Z-9C của Trung Quốc
Hệ thống điện tử
Hệ thống điện tử của Type-054A được xây dựng trên cơ sở hệ thống điện tử của tàu khu trục Project 956 Sovremenny của Nga
(>> xem thêm); Radar tìm kiếm mục tiêu trên không 3D Fregat-MAE-5 (NATO định danh là Top Plate) băng tần E.
Radar này có khả năng theo dõi 40 mục tiêu cùng lúc, tầm phát hiện với máy bay là 120km, với tên lửa chống tàu là 50km.
4 radar MR-90 (NATO định danh Front Dome) băng tần F, kiểm soát hỏa lực cho hệ thống tên lửa đối không 9M317 Shtil, mỗi radar cung cấp 2 kênh dẫn hướng cho 2 tên lửa tấn công mục tiêu cùng lúc, phạm vi từ 35-50km.
Radar tìm kiếm mục tiêu tàu nổi ở đường chân trời và dẫn hướng cho tên lửa chống tàu Mineral-ME của Nga, tầm phát hiện mục tiêu lên đến 450km, radar có khả năng phát hiện 200 mục tiêu, theo dõi 50 mục tiêu cùng lúc.
Hệ thống radar của chiến hạm lớp Giang Khải II.
3 hệ thống radar bản địa Type 347G băng tần I, 2 radar kiểm soát hỏa lực cho hai hệ thống phòng thủ tầm gần Type-730, 1 sử dụng kiểm soát hỏa lực cho pháo chính 76mm, ngoài ra còn có một radar tìm kiếm mục tiêu Type-364 (sao chép từ MR36 của Nga).
Trái tim của tàu là hệ thống dữ liệu chiến đấu ZKJ-4B/6 sao chép từ hệ thống dữ liệu chiến đấu TAVITAC của Pháp trang bị cho kinh hạm lớp La Fayette.
Hệ thống liên kết dữ liệu HN-900 được cho là tương đương với hệ thống liên kết dữ liệu TADIL-A/Link 11 được sử dụng trong khối NATO, hệ thống liên lạc vệ tinh SNTI-240 Satcom.
Radar cảnh báo Type 922-1, hệ thống đối phó điện tử và cung cấp thông tin tình báo HZ-100, hệ thống sonar kéo theo MGK-335 của Nga để phát hiện và định vị tàu ngầm, hai hệ thống phóng mồi bẫy với 18 ống phóng được bố trí ở giữa thân tàu.
Hệ thống động lực
Type-054A được trang bị hệ thống động cơ kết hợp diesel-diesel CODAD với 4 động cơ diesel SEMT Pielstick 16 PA6 STC, được sản xuất bởi Nhà máy động cơ Thiểm Tây Trung Quốc theo giấy phép của MAN diesel của Pháp, công suất 6.330 sức ngựa, mô men xoắn cực đại 1084 vòng/phút, cung cấp tốc độ tối đa 30 hải lý/giờ, tầm hoạt động 3800 dặm.
Thông số cơ bản: Dài 134m, rộng 16m, tải trọng 3600 tấn tiêu chuẩn, 4053 tấn đầy tải
Hiện tại đã có 7 chiếc được hạ thủy và đưa vào sử dụng bao gồm, 530 Từ Châu, 529 Châu Hán, 570 Hoàng Sơn, 568 Sào Hồ, 571 Vận Thành, 569 Ngọc Lâm, 548 Ích Dương, 549 Thường Châu, hai chiếc nữa có thể được đưa vào sử dụng trong năm 2011.
(Theo baodatviet