Các cụ thấy đội hình nào tốt hơn ?
Hai năm sau kỳ tích Thường Châu, lực lượng của U23 Việt Nam đã có những xáo trộn lớn trong lần trở lại giải U23 châu Á.
Trở lại U23 châu Á sau 2 năm, HLV Park Hang-seo chỉ còn trong tay 7 người học trò đã cùng ông đi tới trận chung kết châu Á tại Thường Châu. U23 Việt Nam hiện tại có nhiều thay đổi ở hầu hết vị trí so với 2 năm về trước. Hãy cùng Zing.vn đánh giá sự khác biệt giữa 2 đội hình U23 Việt Nam 2018 và 2020.
Thủ môn: Bùi Tiến Dũng (2018, 8,5 điểm) - Nguyễn Văn Toản (2020, 7,5 điểm): Để thủng lưới nhiều nhưng Tiến Dũng vẫn là chốt chặn đáng tin cậy của U23 Việt Nam ở Trung Quốc 2 năm trước với đỉnh cao là 2 lần chiến thắng trên chấm luân lưu trước U23 Iraq và Qatar. Trong khi đó, Văn Toản dù đang có ưu thế ở U23 Việt Nam nhưng thể hiện thật tốt tại SEA Games. Anh có vị trí phần nào nhờ sự sa sút của Tiến Dũng.
Hậu vệ phải: Vũ Văn Thanh (2018, 8,5 điểm) - Hồ Tấn Tài (2020, 7,5 điểm): Văn Thanh đã là ngôi sao lớn ở tuyển quốc gia khi dự giải đấu 2 năm trước trong khi Tấn Tài lúc này còn là sao trẻ tiềm năng. Văn Thanh sở hữu khả năng lên công, về thủ toàn diện, có quả phạt đền mang tính biểu tượng còn Tấn Tài là mối đe dọa trong các pha bóng bổng.
Trung vệ lệch phải: Đỗ Duy Mạnh (2018, 8 điểm) - Huỳnh Tấn Sinh (2020, 7,5 điểm): Cả Duy Mạnh và Tấn Sinh đều là mẫu cầu thủ ổn định, có khả năng phát động tốt từ tuyến dưới. Tuy nhiên, Duy Mạnh giàu kinh nghiệm hơn khi lên tuyển quốc gia từ năm 2015 còn Tấn Sinh mới đá chính ở U23 quốc gia từ năm 2019.
Trung vệ giữa: Trần Đình Trọng (2018, 8,5 điểm) - Trần Đình Trọng (2020, 8 điểm): HLV Park có lý khi giữ Đình Trọng ở lại. Anh là cầu thủ đá chính duy nhất trong bộ tam vệ còn sót lại từ thời Thường Châu. Tuy nhiên, phong độ của Trọng tại giải châu Á lần này là dấu hỏi lớn khi anh vừa hồi phục chấn thương.
Trung vệ lệch trái: Bùi Tiến Dũng (2018, 8 điểm) - Nguyễn Thành Chung (8,5 điểm): Thành Chung đang trải qua mùa giải hay nhất sự nghiệp. Anh trưởng thành vượt bậc ở CLB Hà Nội, “chỉ” đá 17 trận V.League nhưng gần như chiếm suất chính thức ở đấu trường châu Á. So với đàn anh Bùi Tiến Dũng, Thành Chung chơi đầu không kém hơn và tỏ ra nhỉnh hơn ở khả năng làm bàn.
Hậu vệ trái: Đoàn Văn Hậu (2018, 7,5 điểm) - Thanh Thịnh (2020, 7,5 điểm): Văn Hậu chỉ chơi 3/6 trận trong hành trình kỳ diệu tại Trung Quốc vì chấn thương. Đó là lý do khiến anh không đóng góp được quá nhiều trong chiến công chung. Năm nay, Văn Hậu không thể về dự giải vì phải tập trung cho Heerenveen, tạo cơ hội cho Thanh Thịnh giữ vị trí này. Hậu vệ trưởng thành từ PVF tấn công rất tốt nhưng còn cần cải thiện thêm về khả năng phòng ngự.
Tiền vệ trung tâm: Phạm Đức Huy (2018, 8 điểm) - Nguyễn Đức Chiến (2020, 8,5 điểm): Cả hai đều là những chiếc “máy quét” từ xa của U23 Việt Nam, người hùng thầm lặng ở tuyến giữa. Tuy nhiên, Đức Huy khi đó mới làm quen với vị trí này chưa lâu còn Đức Chiến đã chơi rất hay ở V.League trong vai trò tương tự. Cao tới 1,84 m, nặng 79 kg, Đức Chiến đang trên đường trở thành tiền vệ phòng ngự hàng đầu Việt Nam trong tương lai gần.
Tiền vệ trung tâm: Lương Xuân Trường (2018, 8 điểm) - Nguyễn Hoàng Đức (2020, 8 điểm): Điểm mạnh của Xuân Trường trong giải đấu năm 2018 là sự ổn định, khả năng gắn kết tập thể và những hành động mang tính biểu tượng. So với Xuân Trường, Hoàng Đức mạnh mẽ, đa năng hơn và kỹ thuật không kém. Anh cũng gánh trách nhiệm nặng nề hơn khi Quang Hải dính chấn thương ở nửa sau SEA Games nhưng đã chơi khá tốt.
Tiền vệ công: Nguyễn Quang Hải (2018, 9,5 điểm) - Nguyễn Quang Hải (2020, 8,5 điểm): Màn trình diễn của Quang Hải 2 năm trước là đỉnh cao mà hiếm cầu thủ Việt Nam nào từng đạt tới. Hải đã trưởng thành rất nhiều và duy trì phong độ ấn tượng trong 2 năm qua. Tuy nhiên, anh vừa trở lại sau chấn thương và khó có thể bùng nổ như trong quá khứ.
Tiền đạo: Nguyễn Công Phượng (2018, 7,5 điểm) - Hà Đức Chinh (2020, 8,5 điểm): Khó có thể nói giải đấu năm 2018 thực sự thành công với Phượng trên tư cách cá nhân. Anh đá chính cả 6 trận nhưng chỉ ghi 1 bàn, thành tích khá khiêm tốn với cầu thủ đá cao nhất trên hàng công U23 Việt Nam. Ở chiều ngược lại, Đức Chinh cũng có 1 bàn ở giải năm ấy và vừa rời SEA Games với thành tích Vua phá lưới sau 8 lần lập công.
Tiền đạo: Phan Văn Đức (2018, 8 điểm) - Nguyễn Tiến Linh (2020, 8,5 điểm): Khởi đầu giải trong vai trò dự bị nhưng Văn Đức càng chơi càng hay, đá chính trong giai đoạn cuối và tận dụng bước đà U23 châu Á để vươn mình thành ngôi sao lớn của bóng đá Việt Nam. Trở lại giải châu Á sau 2 năm, ông Park không còn Văn Đức nhưng lại sở hữu một ngôi sao mới khác là Tiến Linh, người đã ghi 6 bàn tại SEA Games vừa qua.
So sánh đội hình U23 Việt Nam 2018 và 2020 của Zing.vn.
Hai năm sau kỳ tích Thường Châu, lực lượng của U23 Việt Nam đã có những xáo trộn lớn trong lần trở lại giải U23 châu Á.
Trở lại U23 châu Á sau 2 năm, HLV Park Hang-seo chỉ còn trong tay 7 người học trò đã cùng ông đi tới trận chung kết châu Á tại Thường Châu. U23 Việt Nam hiện tại có nhiều thay đổi ở hầu hết vị trí so với 2 năm về trước. Hãy cùng Zing.vn đánh giá sự khác biệt giữa 2 đội hình U23 Việt Nam 2018 và 2020.
Thủ môn: Bùi Tiến Dũng (2018, 8,5 điểm) - Nguyễn Văn Toản (2020, 7,5 điểm): Để thủng lưới nhiều nhưng Tiến Dũng vẫn là chốt chặn đáng tin cậy của U23 Việt Nam ở Trung Quốc 2 năm trước với đỉnh cao là 2 lần chiến thắng trên chấm luân lưu trước U23 Iraq và Qatar. Trong khi đó, Văn Toản dù đang có ưu thế ở U23 Việt Nam nhưng thể hiện thật tốt tại SEA Games. Anh có vị trí phần nào nhờ sự sa sút của Tiến Dũng.
Hậu vệ phải: Vũ Văn Thanh (2018, 8,5 điểm) - Hồ Tấn Tài (2020, 7,5 điểm): Văn Thanh đã là ngôi sao lớn ở tuyển quốc gia khi dự giải đấu 2 năm trước trong khi Tấn Tài lúc này còn là sao trẻ tiềm năng. Văn Thanh sở hữu khả năng lên công, về thủ toàn diện, có quả phạt đền mang tính biểu tượng còn Tấn Tài là mối đe dọa trong các pha bóng bổng.
Trung vệ lệch phải: Đỗ Duy Mạnh (2018, 8 điểm) - Huỳnh Tấn Sinh (2020, 7,5 điểm): Cả Duy Mạnh và Tấn Sinh đều là mẫu cầu thủ ổn định, có khả năng phát động tốt từ tuyến dưới. Tuy nhiên, Duy Mạnh giàu kinh nghiệm hơn khi lên tuyển quốc gia từ năm 2015 còn Tấn Sinh mới đá chính ở U23 quốc gia từ năm 2019.
Trung vệ giữa: Trần Đình Trọng (2018, 8,5 điểm) - Trần Đình Trọng (2020, 8 điểm): HLV Park có lý khi giữ Đình Trọng ở lại. Anh là cầu thủ đá chính duy nhất trong bộ tam vệ còn sót lại từ thời Thường Châu. Tuy nhiên, phong độ của Trọng tại giải châu Á lần này là dấu hỏi lớn khi anh vừa hồi phục chấn thương.
Trung vệ lệch trái: Bùi Tiến Dũng (2018, 8 điểm) - Nguyễn Thành Chung (8,5 điểm): Thành Chung đang trải qua mùa giải hay nhất sự nghiệp. Anh trưởng thành vượt bậc ở CLB Hà Nội, “chỉ” đá 17 trận V.League nhưng gần như chiếm suất chính thức ở đấu trường châu Á. So với đàn anh Bùi Tiến Dũng, Thành Chung chơi đầu không kém hơn và tỏ ra nhỉnh hơn ở khả năng làm bàn.
Hậu vệ trái: Đoàn Văn Hậu (2018, 7,5 điểm) - Thanh Thịnh (2020, 7,5 điểm): Văn Hậu chỉ chơi 3/6 trận trong hành trình kỳ diệu tại Trung Quốc vì chấn thương. Đó là lý do khiến anh không đóng góp được quá nhiều trong chiến công chung. Năm nay, Văn Hậu không thể về dự giải vì phải tập trung cho Heerenveen, tạo cơ hội cho Thanh Thịnh giữ vị trí này. Hậu vệ trưởng thành từ PVF tấn công rất tốt nhưng còn cần cải thiện thêm về khả năng phòng ngự.
Tiền vệ trung tâm: Phạm Đức Huy (2018, 8 điểm) - Nguyễn Đức Chiến (2020, 8,5 điểm): Cả hai đều là những chiếc “máy quét” từ xa của U23 Việt Nam, người hùng thầm lặng ở tuyến giữa. Tuy nhiên, Đức Huy khi đó mới làm quen với vị trí này chưa lâu còn Đức Chiến đã chơi rất hay ở V.League trong vai trò tương tự. Cao tới 1,84 m, nặng 79 kg, Đức Chiến đang trên đường trở thành tiền vệ phòng ngự hàng đầu Việt Nam trong tương lai gần.
Tiền vệ trung tâm: Lương Xuân Trường (2018, 8 điểm) - Nguyễn Hoàng Đức (2020, 8 điểm): Điểm mạnh của Xuân Trường trong giải đấu năm 2018 là sự ổn định, khả năng gắn kết tập thể và những hành động mang tính biểu tượng. So với Xuân Trường, Hoàng Đức mạnh mẽ, đa năng hơn và kỹ thuật không kém. Anh cũng gánh trách nhiệm nặng nề hơn khi Quang Hải dính chấn thương ở nửa sau SEA Games nhưng đã chơi khá tốt.
Tiền vệ công: Nguyễn Quang Hải (2018, 9,5 điểm) - Nguyễn Quang Hải (2020, 8,5 điểm): Màn trình diễn của Quang Hải 2 năm trước là đỉnh cao mà hiếm cầu thủ Việt Nam nào từng đạt tới. Hải đã trưởng thành rất nhiều và duy trì phong độ ấn tượng trong 2 năm qua. Tuy nhiên, anh vừa trở lại sau chấn thương và khó có thể bùng nổ như trong quá khứ.
Tiền đạo: Nguyễn Công Phượng (2018, 7,5 điểm) - Hà Đức Chinh (2020, 8,5 điểm): Khó có thể nói giải đấu năm 2018 thực sự thành công với Phượng trên tư cách cá nhân. Anh đá chính cả 6 trận nhưng chỉ ghi 1 bàn, thành tích khá khiêm tốn với cầu thủ đá cao nhất trên hàng công U23 Việt Nam. Ở chiều ngược lại, Đức Chinh cũng có 1 bàn ở giải năm ấy và vừa rời SEA Games với thành tích Vua phá lưới sau 8 lần lập công.
Tiền đạo: Phan Văn Đức (2018, 8 điểm) - Nguyễn Tiến Linh (2020, 8,5 điểm): Khởi đầu giải trong vai trò dự bị nhưng Văn Đức càng chơi càng hay, đá chính trong giai đoạn cuối và tận dụng bước đà U23 châu Á để vươn mình thành ngôi sao lớn của bóng đá Việt Nam. Trở lại giải châu Á sau 2 năm, ông Park không còn Văn Đức nhưng lại sở hữu một ngôi sao mới khác là Tiến Linh, người đã ghi 6 bàn tại SEA Games vừa qua.
So sánh đội hình U23 Việt Nam 2018 và 2020 của Zing.vn.