- Biển số
- OF-120114
- Ngày cấp bằng
- 10/11/11
- Số km
- 1,006
- Động cơ
- 392,960 Mã lực
http://autocarvietnam.vn/tin-tuc/1798/so-san-sap-het-thoi
Số sàn sắp hết thời?
Số tự động điều khiển bằng lẫy chuyển số gắn trên vô-lăng dường như đang thay thế dần số sàn.
Dù muốn hay không thì 2013 vẫn là năm số sàn mai một và “chết dần”. Danh sách các mẫu xe mới, được xem là dành cho những tín đồ xe hơi, xuất hiện năm 2013 không có tùy chọn số sàn rất dài và ở một số loại xe, không có tùy chọn số sàn là một điều khá bất ngờ. Trong số này có Porsche 911 GT3 và 911 Turbo mới, Clio RS 200 Turbo mới của Renault, V12 Vantage S mới nhất của Aston Martin và tất cả các siêu xe mới của Lamborghini.
Với những dấu hiệu trên liệu số sàn có sắp hết thời?
Tại Anh, bất chấp sự cường điệu về “cái chết” của số sàn và sự gia tăng đều đặn của số điều khiển bằng lẫy chuyển số trên vô-lăng, thì vẫn có khoảng 75% trong số 1,8 triệu xe bán ra trước thời điểm 20/10/2013 lắp số sàn. Nói cách khác, chỉ 1/4 số xe mới bán ra trong năm 2013 ở Anh dùng số tự động, mà không phải tất cả đều là số tự động điều khiển bằng lẫy, số tự động ly hợp kép còn ít hơn.
Dựa trên tổng số xe tiêu thụ từ năm 2004, đúng là sự phổ biến của số sàn đã giảm nhẹ, song với tỷ lệ không nhanh như bạn nghĩ. Năm 2004, 17,6% trong số 2,55 triệu xe mới bán ra lắp số tự động, nghĩa là chỉ tăng 7,6% trong một thập kỷ. Vì vậy không thể nói số sàn sắp diệt vong, ngay cả khi chỉ 7% lượng xe mới bán ra trong năm 2013 tại Mỹ lắp số sàn.
Dù có như vậy, các nhà sản xuất như Ferrari và Jaguar từ lâu đều biết rằng việc phát triển những chiếc xe thể thao cao cấp lắp số sàn là điều không thể, bởi khách hàng của họ sẽ không bao giờ muốn mua chúng. Tuy nhiên, sự phổ biến ngày càng tăng của số tự động điều khiển bằng lẫy ở xe bình dân, chẳng hạn như chiếc Honda City mới ra đời đã cho thấy rõ hơn hướng đi chung của thị trường.
Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu giả dụ bạn dùng xe lắp số ly hợp kép để thi lấy bằng nhưng sau đó lại mua xe cũ chạy số sàn? Liệu bạn có được phép lái xe số sàn sau khi đã vượt qua kỳ thi lấy bằng với chiếc Corsa lắp số tự động ly hợp kép?
Và tại sao chính số tự động ly hợp kép – chế tạo tốn kém hơn và thường nặng hơn số sàn tương đương – lại trở thành lựa chọn tốt nhất, đặc biệt là với những mẫu xe mới dành riêng cho những tín đồ mê xe?
Autocar đã phỏng vấn một số kỹ sư chủ chốt của các nhà sản xuất xe thể thao danh tiếng về nguyên nhân số sàn không được sử dụng trong năm 2013.
Ian Minards
Giám đốc phát triển sản phẩm của Aston Martin, ông Ian Minards giải thích nguyên nhân V12 Vantage S mới - một trong những mẫu xe thể thao thuần khiết và nam tính nhất – chuyển sang sử dụng số tự động.
Ông Minards cho biết: “V12 Vantage S lắp hộp số Sportshift III, phiên bản cải tiến mới của hộp số sàn vận hành tự động của chúng tôi là có nguyên do. Ngoài việc nhẹ hơn 20kg so với số sàn tương đương, hộp số này không chỉ còn làm tăng sự hấp dẫn của Vantage S trên các thị trường, nơi có rất ít hoặc hầu như không còn quan tâm tới số sàn, mà còn đem đến cho chiếc xe khả năng vận hành kiểu xe đua thể thao vốn không thể có được với số sàn truyền thống.
Tuy nhiên, chúng tôi hiện vẫn sử dụng số sàn cho V8 Vantage, và tôi nghĩ còn hơi sớm để tuyên bố số sàn đã chết – ít nhất là đối với các dòng xe của chúng tôi”.
Tobias Moers
Thế còn AMG? Chưa bao giờ số sàn lại không hiện diện trong các mẫu xe của thương hiệu này, tuy nhiên năm 2013, mẫu hatch tốc độ đầu tiên mang nhãn hiệu AMG đã được bán ra với tên gọi A45, lại không có tùy chọn số sàn. Nguyên nhân?
Tobias Moers, Chủ tịch AMG giải thích: “Tôi là người hơi bảo thủ trong tư duy và có thể hiểu tại sao mọi người muốn gắn bó với số sàn, tuy nhiên, số tự động đem đến cho chúng tôi nhiều lựa chọn hơn về kỹ thuật. Chúng có thể chịu được đòi hỏi ngày càng lớn về công suất và mô-men xoắn mà chúng tôi đặt ra và, về khía cạnh nào đó, chúng hiệu quả hơn hẳn số sàn. Các lẫy chuyển số cũng tiện dụng hơn khi bạn thực sự tăng tốc đồng thời sử dụng thoải mái mà không làm ảnh hưởng nhiều đến các yếu tố khác”.
Christophe Besseau
Thế còn lời giải thích của Renault về nguyên nhân họ không lắp số sàn cho Renaultsport Clio - chiếc hatchback tốc độ có lẽ là gắn kết nhất hiện nay?
“Đó là bởi xu hướng khách hàng ngày càng có nhu cầu chuyển sang sử dụng số ly hợp kép, và xu hướng này phản ánh những gì có thể thấy trên thị trường xe thể thao cao cấp”, Christophe Besseau, Giám đốc dự án của Renault Sport Technologies cho biết.
“Hơn 50% các mẫu xe tốc độ đối thủ sử dụng số ly hợp kép. Hộp số EDC hiệu quả hơn số sàn, đặc biệt là tốc độ chuyển số và sự kinh tế. Số ly hợp kép EDC chúng tôi phát triển có tùy chọn hoàn toàn đổi số bằng tay. Ở chế độ Race, nó hoàn toàn có thể chuyển bằng tay, bằng lẫy hay bằng cần số. Thời gian đổi số chưa tới 150 mili giây, nó không tăng và hạ số ở tốc độ tua tối đa, và hiệu quả hơn nhiều so với số sàn”.
Andreas Preuninger
Có lẽ quyết định bỏ số sàn gây tranh cãi nhất trong năm 2013 là của Porsche, khi chiếc 911 GT3 (và Turbo) mới chỉ sử dụng số PDK (số ly hợp kép). Người đứng đầu dự án phát triển xe GT của Porsche, ông Andreas Preuninger, thừa nhận đó là động thái gây tranh cãi, song cần thiết. Ông nói: “Rất nhiều fan vẫn phản đối và cho rằng ‘GT3 mà thiếu số sàn thì không phải là GT3’ và tôi chỉ có thể đáp lại: “Đúng, như vậy đấy”.
“Triết lí ‘đơn giản và nhẹ’ để xe chạy nhanh hơn, đặc biệt là ở ba thế hệ đã qua của GT3, đã không còn được áp dụng. Ngày nay, các hộp số có thể làm tăng thêm trọng lượng song đã được đền bù xứng đáng bằng tốc độ. Sự giản đơn và tốc độ không còn gắn chặt với nhau. Mà quả thực nay ngày càng đối chọi nhau”.
“Ở Porsche, tất cả chúng tôi đều thích số sàn, song chúng tôi còn thích hơn khi xe đạt tốc độ nhanh nhất. Do đó, hộp số PDK là điều kiện cần. Hộp số này có thể nặng hơn 20kg so với hộp số sàn 7 cấp ở các mẫu 991 hiện hành (thế hệ 911 mới nhất), tuy nhiên hộp số nặng hơn 20kg thì động cơ lại nhẹ hơn so với mẫu xe trước đó (GT3 thế hệ 997) và điều này khiến cho quyết định được đưa ra một cách dễ dàng hơn. Xe phải có hộp số PDK.
“Hộp số PDK của GT3 cũng phải thú vị, gắn kết, đồng thời bổ sung thêm giá trị thể thao và cảm xúc. Nó phải chuyển số nhanh hơn bất kỳ hộp số nào khác. Và quả đúng như vậy. Thời gian vào số khi đủ tải là 100 mili giây, dẫn đầu về tốc độ đổi số. Người lái sẽ cảm nhận nó như hộp số xe đua chứ không phải số sàn vận hành tự động”.
“Cơ chế vận hành của hộp số của GT3 cũng khác (so với các hộp số PDK khác). Nếu người lái muốn chuyển sang chế độ điều khiển hoàn toàn bằng tay, không có sự can thiệp điện tử nào; tốc độ tua động cơ sẽ tăng tới mức giới hạn và xe chấp nhận lệnh giảm số ngay cả ở khoảng tốc độ nhanh nhất”.
“Tuy nhiên lợi ích của PDK không chỉ là động lực theo phương dọc. Bơm thủy lực do ly hợp vận hành trong PDK tạo ra điều kiện tiên quyết không thể thiếu để cải thiện năng lực cốt lõi khác của GT3 là động lực hướng tâm. Nó cho phép sử dụng khóa trục sau điều khiển điện tử - gọi là “e-diff” hay vi sai điện tử mà xe lắp số sàn truyền thống hầu như không thể có được”.
“Cũng cần lưu ý rằng chúng tôi đã chế tạo một chiếc 991 GT3 lắp số sàn và chạy chiếc xe này trong thời gian phát triển các nguyên mẫu sử dụng PDK - và trong mọi trường hợp, cả về cảm xúc và trải nghiệm, PDK vẫn xếp đầu bảng. Đó là lý do chúng tôi chế tạo xe theo cách này”.
Roberto Fedeli
Thế còn Ferrari, hãng xe tiên phong trong việc sử dụng hộp số có lẫy chuyển số gắn trên vô-lăng cho xe thương mại với F355 F1 Berlinetta có từ năm 1997 thì sao?
Ban đầu, hệ thống số F1 của Ferrari trên lý thuyết là rất tuyệt vời song thực tế không được như vậy. Với thời gian chuyển số chậm (350 mili giây so với chỉ 60 mili giây ở chiếc 430 Scuderia), xe có thói quen “cắn” ly hợp khi xuất phát trên đồi và vì thế lúc đầu khách hàng không chuộng hệ thống này.
Tuy nhiên theo năm tháng, Ferrari – cũng như hầu hết các nhà sản xuất khác - đã có những bước tiến lớn với phần mềm và phần cứng của hộp số điều khiển bằng lẫy chuyển số trên vô-lăng. Khi 430 Scuderia được giới thiệu năm 2007 – chỉ với lẫy chuyển số F1 – quan điểm khách hàng đã thực sự thay đổi.
Sau đó, phần mềm hộp số của hãng xe ở Maranello đã được tích hợp với hệ thống kiểm soát độ bám đường và hệ thống vi sai điện tử, nên có thể điều chỉnh mức tốc độ và khả năng kiểm soát của lái xe thông qua lẫy chuyển số Manettino gắn trên vô-lăng nay đã nổi tiếng.
Và đó cũng là lúc nhu cầu số sàn của khách hàng Ferrari giảm mạnh. Mẫu xe Ferrari mới nhất có tùy chọn số sàn truyền thống là California 2008 - và chỉ 2 chiếc như vậy được tiêu thụ. Kỹ sư trưởng của hãng, ông Roberto Fedeli giải thích nguyên nhân tâm lý khách hàng thay đổi đáng kể như vậy trong những năm gần đây.
“Những khách hàng của chúng tôi không ngần ngại sử dụng hộp số có lẫy chuyển số trên vô-lăng và sớm hiểu rằng đây là cách để có được trải nghiệm lái hoàn toàn gắn kết, khả năng vận hành ấn tượng hay cảm giác lái mạnh.
Với sự ra đời của hộp số ly hợp kép, được giới thiệu trên Ferrari California 2008, sự chuyển số đã được thực hiện một cách nhanh chóng và liền mạch. Điều này cho cảm giác thực sự như đang điều khiển một chiếc xe thể thao với khả năng tăng tốc tích cực khi tăng số, mà không cần giảm mô-men xoắn rồi tăng tốc lại như ở số sàn”.
“Tuy nhiên, sự gắn kết hơn nữa với tất cả các hệ thống điện tử của xe – vi sai điện tử, F1-Trac, ABS hiệu suất cao, hệ thống treo từ lưu biến – của số DCT còn đem đến cho chúng tôi nhiều lợi thế hơn, ít nhất là khả năng chế tạo một chiếc xe vô cùng nhanh nhẹn song vẫn có thể kiểm soát ở mức giới hạn, cũng như tiết kiệm hơn”.
“Phần mềm DCT mới nhất, được giới thiệu trên 458 Speciale mới cho phép chúng tôi tiếp tục cải thiện tốc độ khi giảm số, phù hợp với tốc độ tua động cơ để tăng tốc trên đường nhanh hơn 44% (so với chiếc 458 Italia thông thường). Điều này giúp chúng tôi tạo ra cảm giác lái thuần khiết nhất có thể. Và đó là điều khách hàng của chúng tôi không sẵn sàng nhượng bộ”.
Vì vậy, có thể nói, nguyên nhân khiến số sàn không còn thịnh hành ở các dòng xe thể thao cao cấp trong năm 2013 là do: chúng không nhanh nhạy hay hoạt động hiệu quả như số tự động ly hợp kép; chúng không còn nhẹ như trước so với số DSG; chúng khó tích hợp hơn nhiều với tất cả các hệ thống điện tử khác ở xe thể thao ngày nay (vi sai điều khiển điện, ESP, hệ thống kiểm soát bám đường,…).
Và, điều quan trọng nhất, là rất ít khách hàng trên thị trường xe thể thao cao cấp muốn sở hữu chúng - dù chưa có sự đánh giá khi sử dụng hộp số này cho xe giá phải chăng, chẳng hạn như chiếc Renault Clio RS 200 Turbo mới nhất.
Quay trở lại với câu hỏi hóc búa về việc kiểm tra lấy bằng, câu trả lời là “không” - bạn không thể lái xe số sàn nếu khi thi lấy bằng bạn sử dụng xe lắp bất kỳ loại số tự động nào. Đây là kết luận trực tiếp của các chuyên gia.
Tất cả đều cho thấy, dù thích hay không, từ nay, hộp số có chức năng chuyển số bằng lẫy sẽ hiện diện trong những chiếc xe nhanh nhất thế giới, những chiếc xe hấp dẫn nhất thế giới - hoặc ít nhất là loại hộp số này sẽ trở nên thông dụng cho tới khi một ai đó phát minh ra một loại hộp số nhanh hơn, hiệu quả hơn và chuyển số tốt hơn.
Số sàn sắp hết thời?
Số tự động điều khiển bằng lẫy chuyển số gắn trên vô-lăng dường như đang thay thế dần số sàn.
75% trong số 1,8 triệu xe mới tiêu thụ tại Anh từ tháng 1 tới 20/10/2013 lắp số sàn
Dù muốn hay không thì 2013 vẫn là năm số sàn mai một và “chết dần”. Danh sách các mẫu xe mới, được xem là dành cho những tín đồ xe hơi, xuất hiện năm 2013 không có tùy chọn số sàn rất dài và ở một số loại xe, không có tùy chọn số sàn là một điều khá bất ngờ. Trong số này có Porsche 911 GT3 và 911 Turbo mới, Clio RS 200 Turbo mới của Renault, V12 Vantage S mới nhất của Aston Martin và tất cả các siêu xe mới của Lamborghini.
Với những dấu hiệu trên liệu số sàn có sắp hết thời?
Tại Anh, bất chấp sự cường điệu về “cái chết” của số sàn và sự gia tăng đều đặn của số điều khiển bằng lẫy chuyển số trên vô-lăng, thì vẫn có khoảng 75% trong số 1,8 triệu xe bán ra trước thời điểm 20/10/2013 lắp số sàn. Nói cách khác, chỉ 1/4 số xe mới bán ra trong năm 2013 ở Anh dùng số tự động, mà không phải tất cả đều là số tự động điều khiển bằng lẫy, số tự động ly hợp kép còn ít hơn.
V12 Vantage S lắp số sàn tự động
Dựa trên tổng số xe tiêu thụ từ năm 2004, đúng là sự phổ biến của số sàn đã giảm nhẹ, song với tỷ lệ không nhanh như bạn nghĩ. Năm 2004, 17,6% trong số 2,55 triệu xe mới bán ra lắp số tự động, nghĩa là chỉ tăng 7,6% trong một thập kỷ. Vì vậy không thể nói số sàn sắp diệt vong, ngay cả khi chỉ 7% lượng xe mới bán ra trong năm 2013 tại Mỹ lắp số sàn.
Dù có như vậy, các nhà sản xuất như Ferrari và Jaguar từ lâu đều biết rằng việc phát triển những chiếc xe thể thao cao cấp lắp số sàn là điều không thể, bởi khách hàng của họ sẽ không bao giờ muốn mua chúng. Tuy nhiên, sự phổ biến ngày càng tăng của số tự động điều khiển bằng lẫy ở xe bình dân, chẳng hạn như chiếc Honda City mới ra đời đã cho thấy rõ hơn hướng đi chung của thị trường.
Sử dụng lẫy chuyển số giúp Aston Martin giảm 20kg
Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu giả dụ bạn dùng xe lắp số ly hợp kép để thi lấy bằng nhưng sau đó lại mua xe cũ chạy số sàn? Liệu bạn có được phép lái xe số sàn sau khi đã vượt qua kỳ thi lấy bằng với chiếc Corsa lắp số tự động ly hợp kép?
Và tại sao chính số tự động ly hợp kép – chế tạo tốn kém hơn và thường nặng hơn số sàn tương đương – lại trở thành lựa chọn tốt nhất, đặc biệt là với những mẫu xe mới dành riêng cho những tín đồ mê xe?
Autocar đã phỏng vấn một số kỹ sư chủ chốt của các nhà sản xuất xe thể thao danh tiếng về nguyên nhân số sàn không được sử dụng trong năm 2013.
Giám đốc phát triển sản phẩm của Aston Martin, ông Ian Minards giải thích nguyên nhân V12 Vantage S mới - một trong những mẫu xe thể thao thuần khiết và nam tính nhất – chuyển sang sử dụng số tự động.
Ông Minards cho biết: “V12 Vantage S lắp hộp số Sportshift III, phiên bản cải tiến mới của hộp số sàn vận hành tự động của chúng tôi là có nguyên do. Ngoài việc nhẹ hơn 20kg so với số sàn tương đương, hộp số này không chỉ còn làm tăng sự hấp dẫn của Vantage S trên các thị trường, nơi có rất ít hoặc hầu như không còn quan tâm tới số sàn, mà còn đem đến cho chiếc xe khả năng vận hành kiểu xe đua thể thao vốn không thể có được với số sàn truyền thống.
Tuy nhiên, chúng tôi hiện vẫn sử dụng số sàn cho V8 Vantage, và tôi nghĩ còn hơi sớm để tuyên bố số sàn đã chết – ít nhất là đối với các dòng xe của chúng tôi”.
Thế còn AMG? Chưa bao giờ số sàn lại không hiện diện trong các mẫu xe của thương hiệu này, tuy nhiên năm 2013, mẫu hatch tốc độ đầu tiên mang nhãn hiệu AMG đã được bán ra với tên gọi A45, lại không có tùy chọn số sàn. Nguyên nhân?
Tobias Moers, Chủ tịch AMG giải thích: “Tôi là người hơi bảo thủ trong tư duy và có thể hiểu tại sao mọi người muốn gắn bó với số sàn, tuy nhiên, số tự động đem đến cho chúng tôi nhiều lựa chọn hơn về kỹ thuật. Chúng có thể chịu được đòi hỏi ngày càng lớn về công suất và mô-men xoắn mà chúng tôi đặt ra và, về khía cạnh nào đó, chúng hiệu quả hơn hẳn số sàn. Các lẫy chuyển số cũng tiện dụng hơn khi bạn thực sự tăng tốc đồng thời sử dụng thoải mái mà không làm ảnh hưởng nhiều đến các yếu tố khác”.
A45 AMG là chiếc hot hatch đầu tiên của Mercedes sử dụng hộp số tự động ly hợp kép
Thế còn lời giải thích của Renault về nguyên nhân họ không lắp số sàn cho Renaultsport Clio - chiếc hatchback tốc độ có lẽ là gắn kết nhất hiện nay?
“Đó là bởi xu hướng khách hàng ngày càng có nhu cầu chuyển sang sử dụng số ly hợp kép, và xu hướng này phản ánh những gì có thể thấy trên thị trường xe thể thao cao cấp”, Christophe Besseau, Giám đốc dự án của Renault Sport Technologies cho biết.
“Hơn 50% các mẫu xe tốc độ đối thủ sử dụng số ly hợp kép. Hộp số EDC hiệu quả hơn số sàn, đặc biệt là tốc độ chuyển số và sự kinh tế. Số ly hợp kép EDC chúng tôi phát triển có tùy chọn hoàn toàn đổi số bằng tay. Ở chế độ Race, nó hoàn toàn có thể chuyển bằng tay, bằng lẫy hay bằng cần số. Thời gian đổi số chưa tới 150 mili giây, nó không tăng và hạ số ở tốc độ tua tối đa, và hiệu quả hơn nhiều so với số sàn”.
Lẫy chuyển số thay cho cần số truyền thống trên Renaultsport Clio mới nhất
Có lẽ quyết định bỏ số sàn gây tranh cãi nhất trong năm 2013 là của Porsche, khi chiếc 911 GT3 (và Turbo) mới chỉ sử dụng số PDK (số ly hợp kép). Người đứng đầu dự án phát triển xe GT của Porsche, ông Andreas Preuninger, thừa nhận đó là động thái gây tranh cãi, song cần thiết. Ông nói: “Rất nhiều fan vẫn phản đối và cho rằng ‘GT3 mà thiếu số sàn thì không phải là GT3’ và tôi chỉ có thể đáp lại: “Đúng, như vậy đấy”.
“Triết lí ‘đơn giản và nhẹ’ để xe chạy nhanh hơn, đặc biệt là ở ba thế hệ đã qua của GT3, đã không còn được áp dụng. Ngày nay, các hộp số có thể làm tăng thêm trọng lượng song đã được đền bù xứng đáng bằng tốc độ. Sự giản đơn và tốc độ không còn gắn chặt với nhau. Mà quả thực nay ngày càng đối chọi nhau”.
“Ở Porsche, tất cả chúng tôi đều thích số sàn, song chúng tôi còn thích hơn khi xe đạt tốc độ nhanh nhất. Do đó, hộp số PDK là điều kiện cần. Hộp số này có thể nặng hơn 20kg so với hộp số sàn 7 cấp ở các mẫu 991 hiện hành (thế hệ 911 mới nhất), tuy nhiên hộp số nặng hơn 20kg thì động cơ lại nhẹ hơn so với mẫu xe trước đó (GT3 thế hệ 997) và điều này khiến cho quyết định được đưa ra một cách dễ dàng hơn. Xe phải có hộp số PDK.
911 GT3 mới từ bỏ số sàn
“Hộp số PDK của GT3 cũng phải thú vị, gắn kết, đồng thời bổ sung thêm giá trị thể thao và cảm xúc. Nó phải chuyển số nhanh hơn bất kỳ hộp số nào khác. Và quả đúng như vậy. Thời gian vào số khi đủ tải là 100 mili giây, dẫn đầu về tốc độ đổi số. Người lái sẽ cảm nhận nó như hộp số xe đua chứ không phải số sàn vận hành tự động”.
“Cơ chế vận hành của hộp số của GT3 cũng khác (so với các hộp số PDK khác). Nếu người lái muốn chuyển sang chế độ điều khiển hoàn toàn bằng tay, không có sự can thiệp điện tử nào; tốc độ tua động cơ sẽ tăng tới mức giới hạn và xe chấp nhận lệnh giảm số ngay cả ở khoảng tốc độ nhanh nhất”.
“Tuy nhiên lợi ích của PDK không chỉ là động lực theo phương dọc. Bơm thủy lực do ly hợp vận hành trong PDK tạo ra điều kiện tiên quyết không thể thiếu để cải thiện năng lực cốt lõi khác của GT3 là động lực hướng tâm. Nó cho phép sử dụng khóa trục sau điều khiển điện tử - gọi là “e-diff” hay vi sai điện tử mà xe lắp số sàn truyền thống hầu như không thể có được”.
“Cũng cần lưu ý rằng chúng tôi đã chế tạo một chiếc 991 GT3 lắp số sàn và chạy chiếc xe này trong thời gian phát triển các nguyên mẫu sử dụng PDK - và trong mọi trường hợp, cả về cảm xúc và trải nghiệm, PDK vẫn xếp đầu bảng. Đó là lý do chúng tôi chế tạo xe theo cách này”.
Thế còn Ferrari, hãng xe tiên phong trong việc sử dụng hộp số có lẫy chuyển số gắn trên vô-lăng cho xe thương mại với F355 F1 Berlinetta có từ năm 1997 thì sao?
Ban đầu, hệ thống số F1 của Ferrari trên lý thuyết là rất tuyệt vời song thực tế không được như vậy. Với thời gian chuyển số chậm (350 mili giây so với chỉ 60 mili giây ở chiếc 430 Scuderia), xe có thói quen “cắn” ly hợp khi xuất phát trên đồi và vì thế lúc đầu khách hàng không chuộng hệ thống này.
Tuy nhiên theo năm tháng, Ferrari – cũng như hầu hết các nhà sản xuất khác - đã có những bước tiến lớn với phần mềm và phần cứng của hộp số điều khiển bằng lẫy chuyển số trên vô-lăng. Khi 430 Scuderia được giới thiệu năm 2007 – chỉ với lẫy chuyển số F1 – quan điểm khách hàng đã thực sự thay đổi.
Sau đó, phần mềm hộp số của hãng xe ở Maranello đã được tích hợp với hệ thống kiểm soát độ bám đường và hệ thống vi sai điện tử, nên có thể điều chỉnh mức tốc độ và khả năng kiểm soát của lái xe thông qua lẫy chuyển số Manettino gắn trên vô-lăng nay đã nổi tiếng.
Và đó cũng là lúc nhu cầu số sàn của khách hàng Ferrari giảm mạnh. Mẫu xe Ferrari mới nhất có tùy chọn số sàn truyền thống là California 2008 - và chỉ 2 chiếc như vậy được tiêu thụ. Kỹ sư trưởng của hãng, ông Roberto Fedeli giải thích nguyên nhân tâm lý khách hàng thay đổi đáng kể như vậy trong những năm gần đây.
Hộp số của Ferrari đã có bước tiến lớn kể từ hệ thống số F1 năm 1997 của F355
“Những khách hàng của chúng tôi không ngần ngại sử dụng hộp số có lẫy chuyển số trên vô-lăng và sớm hiểu rằng đây là cách để có được trải nghiệm lái hoàn toàn gắn kết, khả năng vận hành ấn tượng hay cảm giác lái mạnh.
Với sự ra đời của hộp số ly hợp kép, được giới thiệu trên Ferrari California 2008, sự chuyển số đã được thực hiện một cách nhanh chóng và liền mạch. Điều này cho cảm giác thực sự như đang điều khiển một chiếc xe thể thao với khả năng tăng tốc tích cực khi tăng số, mà không cần giảm mô-men xoắn rồi tăng tốc lại như ở số sàn”.
“Tuy nhiên, sự gắn kết hơn nữa với tất cả các hệ thống điện tử của xe – vi sai điện tử, F1-Trac, ABS hiệu suất cao, hệ thống treo từ lưu biến – của số DCT còn đem đến cho chúng tôi nhiều lợi thế hơn, ít nhất là khả năng chế tạo một chiếc xe vô cùng nhanh nhẹn song vẫn có thể kiểm soát ở mức giới hạn, cũng như tiết kiệm hơn”.
“Phần mềm DCT mới nhất, được giới thiệu trên 458 Speciale mới cho phép chúng tôi tiếp tục cải thiện tốc độ khi giảm số, phù hợp với tốc độ tua động cơ để tăng tốc trên đường nhanh hơn 44% (so với chiếc 458 Italia thông thường). Điều này giúp chúng tôi tạo ra cảm giác lái thuần khiết nhất có thể. Và đó là điều khách hàng của chúng tôi không sẵn sàng nhượng bộ”.
Vì vậy, có thể nói, nguyên nhân khiến số sàn không còn thịnh hành ở các dòng xe thể thao cao cấp trong năm 2013 là do: chúng không nhanh nhạy hay hoạt động hiệu quả như số tự động ly hợp kép; chúng không còn nhẹ như trước so với số DSG; chúng khó tích hợp hơn nhiều với tất cả các hệ thống điện tử khác ở xe thể thao ngày nay (vi sai điều khiển điện, ESP, hệ thống kiểm soát bám đường,…).
Và, điều quan trọng nhất, là rất ít khách hàng trên thị trường xe thể thao cao cấp muốn sở hữu chúng - dù chưa có sự đánh giá khi sử dụng hộp số này cho xe giá phải chăng, chẳng hạn như chiếc Renault Clio RS 200 Turbo mới nhất.
Quay trở lại với câu hỏi hóc búa về việc kiểm tra lấy bằng, câu trả lời là “không” - bạn không thể lái xe số sàn nếu khi thi lấy bằng bạn sử dụng xe lắp bất kỳ loại số tự động nào. Đây là kết luận trực tiếp của các chuyên gia.
Tất cả đều cho thấy, dù thích hay không, từ nay, hộp số có chức năng chuyển số bằng lẫy sẽ hiện diện trong những chiếc xe nhanh nhất thế giới, những chiếc xe hấp dẫn nhất thế giới - hoặc ít nhất là loại hộp số này sẽ trở nên thông dụng cho tới khi một ai đó phát minh ra một loại hộp số nhanh hơn, hiệu quả hơn và chuyển số tốt hơn.
Chỉnh sửa cuối: