- Biển số
- OF-87582
- Ngày cấp bằng
- 6/3/11
- Số km
- 107
- Động cơ
- 409,278 Mã lực
Kế hoạch mới với Su-30K
Trong năm 2015, nhà máy sửa chữa máy bay 558 ở Baranavichy có kế hoạch hoàn tất việc sửa chữa và hiện đại hóa các máy bay chiến đấu Su-30K, đồng thời bắt đầu sửa chữa các chiến đấu cơ Su-27K và Su-30MK.
Trong đó, các máy bay Su-30K này được cho là những chiếc Su-30K mà Ấn Độ đã trả lại cho Nga sau khi trang bị mới các chiến đấu cơ Su-30MKI.
Thông tin về kế hoạch nâng cấp được đưa ra trong một cuộc triển lãm do Ủy ban công nghiệp-quân sự Belarus tổ chức vào ngày 30/01/2015 tại khu vực nhà máy Minsk.
Theo nguồn tin trên, nhà máy 558 cũng có ý định tiếp tục công việc thử nghiệm thiết kế để hiện đại hóa máy bay chiến đấu Su-25 và bắt đầu sửa chữa các hệ thống chịu tải của các trực thăng Mi-8 và Mi-24.
Theo báo cáo của hãng tin BelaPAN, trong năm 2015, nhà máy này có kế hoạch sửa chữa 08 máy bay chiến đấu MiG-29 và 02 Su-25UBK cho Quân đội Belarus, 14 chiếc MiG-29 (UB) và 9 trực thăng Mi-24 cho khách hàng nước ngoài.
Tiêm kích Su-30K khi còn phục vụ trong Không quân Ấn Độ.
Việt Nam từng nói "không" với 18 máy bay Su-30K
Theo báo chí Nga, trong năm 1996, Nga đã ký với Ấn Độ hợp đồng cung cấp chiến đấu cơ Su-30MKI đầu tiên.
Theo đó, hợp đồng cung cấp 40 máy bay này được thực hiện trong vài giai đoạn, trong đó lô giao hàng đầu tiên là 8 chiến đấu cơ Su-30K.
Tháng 12/1998, Ấn Độ lại ký hợp đồng mua bổ sung 10 chiến đấu cơ Su-30K theo thỏa thuận cho vay giữa hai bên.
Đây được coi là bước đệm để chờ phiên bản Su-30MKI (chuyên xuất khẩu cho Ấn Độ) hoàn tất.
Tuy nhiên, phía Ấn Độ sau này đã bỏ kế hoạch nâng cấp toàn bộ 18 chiến đấu cơ Su-30K lên chuẩn Su-30MKI và muốn thay vào đó bằng các máy bay Su-30MKI hoàn toàn mới.
Kết quả là Nga đã được trao trả lại 18 chiếc Su-30K đã qua sử dụng.
Các máy bay này sau đó được đưa tới Nhà máy sửa chữa máy bay 558 ở Baranavichy, Belarus để sửa chữa và hiện đại hóa.
Tất cả các chiến cơ Su-30K sẽ được hoàn tất sửa chữa trong năm 2015?
Theo thông tin mới, các chiến cơ Su-30K sẽ được hoàn tất sửa chữa trong năm 2015
Từng có nhiều đồn đoán về số phận của 18 chiếc Su-30K và đích tới của nó.
Có nguồn tin cho biết rằng, Belarus, Sudan và cả Việt Nam cũng đã ngỏ ý muốn mua lại, thậm chí còn gửi cả các phái đoàn quân sự sang kiểm tra.
Tuy nhiên, cuối tháng 8/2013, hãng tin Interfax-AVN trích dẫn một nguồn tin ngoại giao quân sự cho biết, Việt Nam đã từ chối mua lại Su-30K với giá rẻ nhưng chất lượng khó kiểm định, mà thay vào đó là đặt mua thêm 12 chiến đấu cơ đa năng Su-30MK2 từ Nga.
Tháng 10/2013, báo chí Nga đưa tin toàn bộ lô 18 máy bay Su-30K đã được bán cho khách hàng là Angola.
Tuy nhiên, tới cuối tháng 6/2014, Giám đốc Trung tâm Phân tích buôn bán vũ khí thế giới (Nga) Igor Korotchenko tiết lộ rằng:
Trong số 18 chiếc Su-30K của Nga mà Không quân Ấn Độ trả lại, chỉ 12 chiếc được ký hợp đồng bán cho Angola, 6 chiếc còn lại nhiều khả năng đã được Iraq mua khẩn cấp.
Tuy nhiên, chính phủ Belarus đã phủ nhận thỏa thuận cung cấp vũ khí cho Iraq.
Tới tháng 8/2014, tờ Arm-Tass (Nga) một lần nữa khẳng định đầu năm 2014, Nga đã đồng ý bán 12 máy bay Su-30K cho Angola theo khuôn khổ khoản vay tài chính trị giá 1 tỷ USD.
Tuy nhiên, nước này vẫn chưa tìm được khách hàng mua nốt 6 tiêm kích Su-30K còn lại.
Vì vậy, hãng chế tạo hàng không Sukhoi đã quyết định sẽ tháo dỡ các máy bay Su-30K này nếu không tìm được khách hàng chấp nhận mua chúng trong tương lai gần.
Su-30K được phát triển trên cơ sở biến thể Su-27PU của Không quân Nga.
Về hệ thống radar, Su-30K trang bị radar xung Doppler N001V tương tự như Su-27PU.
Radar của Su-30K có khả năng theo dõi cùng lúc 10 mục tiêu, nhưng chỉ có thể dẫn tên lửa tấn công một mục tiêu duy nhất.
Phạm vi phát hiện mục tiêu tối đa là 240km, theo dõi mục tiêu ở cự ly 100km.
Su-30K có khả năng mang được các tên lửa không đối không hiện đại như R-77, tên lửa chống radar Kh-31P, tên lửa chống tàu Kh-31A, tên lửa hành trình đối đất Kh-29, các loại bom thông minh và vũ khí không điều khiển.
Tuy nhiên, xét một cách toàn diện, Su-30K được đánh giá là có khả năng không đối không mạnh, nhưng trong tác chiến đối đất/ đối hải thì vẫn thua kém Su-30MK2.
Nguồn: Công nghệ & Đời sống
Trong năm 2015, nhà máy sửa chữa máy bay 558 ở Baranavichy có kế hoạch hoàn tất việc sửa chữa và hiện đại hóa các máy bay chiến đấu Su-30K, đồng thời bắt đầu sửa chữa các chiến đấu cơ Su-27K và Su-30MK.
Trong đó, các máy bay Su-30K này được cho là những chiếc Su-30K mà Ấn Độ đã trả lại cho Nga sau khi trang bị mới các chiến đấu cơ Su-30MKI.
Thông tin về kế hoạch nâng cấp được đưa ra trong một cuộc triển lãm do Ủy ban công nghiệp-quân sự Belarus tổ chức vào ngày 30/01/2015 tại khu vực nhà máy Minsk.
Theo nguồn tin trên, nhà máy 558 cũng có ý định tiếp tục công việc thử nghiệm thiết kế để hiện đại hóa máy bay chiến đấu Su-25 và bắt đầu sửa chữa các hệ thống chịu tải của các trực thăng Mi-8 và Mi-24.
Theo báo cáo của hãng tin BelaPAN, trong năm 2015, nhà máy này có kế hoạch sửa chữa 08 máy bay chiến đấu MiG-29 và 02 Su-25UBK cho Quân đội Belarus, 14 chiếc MiG-29 (UB) và 9 trực thăng Mi-24 cho khách hàng nước ngoài.
Tiêm kích Su-30K khi còn phục vụ trong Không quân Ấn Độ.
Việt Nam từng nói "không" với 18 máy bay Su-30K
Theo báo chí Nga, trong năm 1996, Nga đã ký với Ấn Độ hợp đồng cung cấp chiến đấu cơ Su-30MKI đầu tiên.
Theo đó, hợp đồng cung cấp 40 máy bay này được thực hiện trong vài giai đoạn, trong đó lô giao hàng đầu tiên là 8 chiến đấu cơ Su-30K.
Tháng 12/1998, Ấn Độ lại ký hợp đồng mua bổ sung 10 chiến đấu cơ Su-30K theo thỏa thuận cho vay giữa hai bên.
Đây được coi là bước đệm để chờ phiên bản Su-30MKI (chuyên xuất khẩu cho Ấn Độ) hoàn tất.
Tuy nhiên, phía Ấn Độ sau này đã bỏ kế hoạch nâng cấp toàn bộ 18 chiến đấu cơ Su-30K lên chuẩn Su-30MKI và muốn thay vào đó bằng các máy bay Su-30MKI hoàn toàn mới.
Kết quả là Nga đã được trao trả lại 18 chiếc Su-30K đã qua sử dụng.
Các máy bay này sau đó được đưa tới Nhà máy sửa chữa máy bay 558 ở Baranavichy, Belarus để sửa chữa và hiện đại hóa.
Tất cả các chiến cơ Su-30K sẽ được hoàn tất sửa chữa trong năm 2015?
Theo thông tin mới, các chiến cơ Su-30K sẽ được hoàn tất sửa chữa trong năm 2015
Từng có nhiều đồn đoán về số phận của 18 chiếc Su-30K và đích tới của nó.
Có nguồn tin cho biết rằng, Belarus, Sudan và cả Việt Nam cũng đã ngỏ ý muốn mua lại, thậm chí còn gửi cả các phái đoàn quân sự sang kiểm tra.
Tuy nhiên, cuối tháng 8/2013, hãng tin Interfax-AVN trích dẫn một nguồn tin ngoại giao quân sự cho biết, Việt Nam đã từ chối mua lại Su-30K với giá rẻ nhưng chất lượng khó kiểm định, mà thay vào đó là đặt mua thêm 12 chiến đấu cơ đa năng Su-30MK2 từ Nga.
Tháng 10/2013, báo chí Nga đưa tin toàn bộ lô 18 máy bay Su-30K đã được bán cho khách hàng là Angola.
Tuy nhiên, tới cuối tháng 6/2014, Giám đốc Trung tâm Phân tích buôn bán vũ khí thế giới (Nga) Igor Korotchenko tiết lộ rằng:
Trong số 18 chiếc Su-30K của Nga mà Không quân Ấn Độ trả lại, chỉ 12 chiếc được ký hợp đồng bán cho Angola, 6 chiếc còn lại nhiều khả năng đã được Iraq mua khẩn cấp.
Tuy nhiên, chính phủ Belarus đã phủ nhận thỏa thuận cung cấp vũ khí cho Iraq.
Tới tháng 8/2014, tờ Arm-Tass (Nga) một lần nữa khẳng định đầu năm 2014, Nga đã đồng ý bán 12 máy bay Su-30K cho Angola theo khuôn khổ khoản vay tài chính trị giá 1 tỷ USD.
Tuy nhiên, nước này vẫn chưa tìm được khách hàng mua nốt 6 tiêm kích Su-30K còn lại.
Vì vậy, hãng chế tạo hàng không Sukhoi đã quyết định sẽ tháo dỡ các máy bay Su-30K này nếu không tìm được khách hàng chấp nhận mua chúng trong tương lai gần.
Su-30K được phát triển trên cơ sở biến thể Su-27PU của Không quân Nga.
Về hệ thống radar, Su-30K trang bị radar xung Doppler N001V tương tự như Su-27PU.
Radar của Su-30K có khả năng theo dõi cùng lúc 10 mục tiêu, nhưng chỉ có thể dẫn tên lửa tấn công một mục tiêu duy nhất.
Phạm vi phát hiện mục tiêu tối đa là 240km, theo dõi mục tiêu ở cự ly 100km.
Su-30K có khả năng mang được các tên lửa không đối không hiện đại như R-77, tên lửa chống radar Kh-31P, tên lửa chống tàu Kh-31A, tên lửa hành trình đối đất Kh-29, các loại bom thông minh và vũ khí không điều khiển.
Tuy nhiên, xét một cách toàn diện, Su-30K được đánh giá là có khả năng không đối không mạnh, nhưng trong tác chiến đối đất/ đối hải thì vẫn thua kém Su-30MK2.
Nguồn: Công nghệ & Đời sống