[VHGT] Sơ cứu cho người bị gặp tai nạn trên đường

hieusghd

Xe hơi
Biển số
OF-300196
Ngày cấp bằng
29/11/13
Số km
111
Động cơ
309,010 Mã lực
Sơ cứu cho người bị gặp tai nạn trên đường

Tai nạn giao thông là điều không ai biết trước được, nếu có xảy ra thì việc sơ cứu ban đầu rất quan trọng. Những kinh nghiệm sau đây sẽ giúp các bác tài biết cách sơ cứu ban đầu cho mình và người khác khi có tai nạn xảy ra

Gọi cấp cứu 115

Khi gặp tình huống tai nạn giao thông có người bị thương, bạn phải thông báo vụ tai nạn đến cơ quan thi hành pháp luật gần nhất (gọi 113) hoặc Trung tâm cấp cứu (gọi 115) và nhận thông tin phải làm gì tiếp theo. Hoặc có thể nhờ sự giúp đỡ của những người xung quanh đồng thời tiến hành sơ cứu.



Kỹ thuật sơ cứu ban đầu

Những kỹ năng sơ cứu ban đầu cho người bị tai nạn giao thông tưởng như đơn giản nhưng nhiều người lại không nắm rõ. Mỗi người nên cần trang bị những kinh nghiệm sơ cứu cần thiết, vừa để bảo vệ bản thân vừa có thể giúp đỡ những người gặp tai nạn trên các tuyến đường.

Các chuyên gia của Trung ương hội chữ thập đỏ đã hướng dẫn 3 trường hợp phổ biến cần sơ cứu khi xảy ra tai nạn giao thông là nạn nhân bất tỉnh; gãy xương, chấn thương cột sống và chảy máu.

Chẳng hạn với trường hợp bất tỉnh (gọi hỏi không phản ứng, người mềm nhũn, biểu hiện toàn thân: da tím tái, người lạnh, vã mồ hôi) mà nạn nhân còn thở thì cần xoay nạn nân nằm nghiêng theo đúng tư thế để dễ thở hơn, không để nạn nhân nằm ngửa.



Nguy hiểm hơn là trường hợp nạn nhân ngừng thở, tim ngừng đập, sau 4 phút não tổn thương, sau 10 phút não tổn thương không hồi phục, cần hồi sinh tim, phổi để cung cấp ô xy cho cơ thể, ngăn ngừa tổn thương não, chờ hỗ trợ nâng cao. Người hỗ trợ cần thực hiện các biện pháp ép tim, hà hơi thổi ngạt theo đúng cách…



Với trường hợp bị gãy xương (kín và hở), các chuyên gia yêu cầu thực hiện 4 không: không lắc chi gẫy, không kéo nắn chi về vị trí tự nhiên, không cởi bỏ quần áo giầy dép, không vận chuyển nạn nhân khi chưa cố định gãy xương.

Trường hợp nạn nhân bị chảy máu ngoài, cần băng ép trực tiếp cầm máu, nếu có dị vật tuyệt đối không rút bỏ dị vật bởi có thể làm máu chảy mạnh hơn…

Ngoài ra, các chuyên gia cũng nhấn mạnh, không được di chuyển nạn nhân bằng xe đạp, xe gắn máy vì có nhiều trường hợp gãy cột sống cổ, bị chở đi đường xóc đã tử vong trước khi vào viện do liệt hô hấp; không đưa bất kỳ vật lạ, nước vào miệng người bị nạn, có thể gây tử vong do sặc, ngạt thở.

Kiểm tra hô hấp của người bị nạn
Khi sơ cứu trong hầu hết trường hợp, việc đầu tiên là cần phải kiểm soát được đường hô hấp cho bệnh nhân, làm đường thở thông thoáng.

Nếu đường thở bị tắc nghẽn do đất, cát, răng giả, đờm dãi... phải dùng tay móc ngay ra.

Trường hợp người bị thương khó thở, sau khi tạo ra được đường thoáng khí, thực hiện hô hấp nhân tạo. Đây là cách cấp cứu an toàn nhất và hiệu quả nhất.

Thông thường thì hô hấp nhân tạo bằng cách miệng đối miệng, người cấp cứu ngậm miệng hít sâu rồi áp miệng vào miệng nạn nhân thổi mạnh, đồng thời ngón cái và ngón trỏ bóp cho cánh mũi nạn nhân kín lại.

Quan sát lồng ngực nạn nhân khi thổi, nếu lồng ngực phồng lên là không khí đã vào phổi., ngẩng lên lấy hơi để thổi lần sau và bỏ ngón tay bịt cánh mũi nạn nhân ra. Tần số đối với nạn nhân người lớn thì cứ 3 – 4 giây thổi một lần, nạn nhân là trẻ em thì nhanh hơn cứ 2 – 3 giây thổi một lần.
 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,540
Động cơ
434,730 Mã lực
Sơ cứu cho người bị gặp tai nạn trên đường

Tai nạn giao thông là điều không ai biết trước được, nếu có xảy ra thì việc sơ cứu ban đầu rất quan trọng. Những kinh nghiệm sau đây sẽ giúp các bác tài biết cách sơ cứu ban đầu cho mình và người khác khi có tai nạn xảy ra

Gọi cấp cứu 115

Khi gặp tình huống tai nạn giao thông có người bị thương, bạn phải thông báo vụ tai nạn đến cơ quan thi hành pháp luật gần nhất (gọi 113) hoặc Trung tâm cấp cứu (gọi 115) và nhận thông tin phải làm gì tiếp theo. Hoặc có thể nhờ sự giúp đỡ của những người xung quanh đồng thời tiến hành sơ cứu.



Kỹ thuật sơ cứu ban đầu

Những kỹ năng sơ cứu ban đầu cho người bị tai nạn giao thông tưởng như đơn giản nhưng nhiều người lại không nắm rõ. Mỗi người nên cần trang bị những kinh nghiệm sơ cứu cần thiết, vừa để bảo vệ bản thân vừa có thể giúp đỡ những người gặp tai nạn trên các tuyến đường.

Các chuyên gia của Trung ương hội chữ thập đỏ đã hướng dẫn 3 trường hợp phổ biến cần sơ cứu khi xảy ra tai nạn giao thông là nạn nhân bất tỉnh; gãy xương, chấn thương cột sống và chảy máu.

Chẳng hạn với trường hợp bất tỉnh (gọi hỏi không phản ứng, người mềm nhũn, biểu hiện toàn thân: da tím tái, người lạnh, vã mồ hôi) mà nạn nhân còn thở thì cần xoay nạn nân nằm nghiêng theo đúng tư thế để dễ thở hơn, không để nạn nhân nằm ngửa.



Nguy hiểm hơn là trường hợp nạn nhân ngừng thở, tim ngừng đập, sau 4 phút não tổn thương, sau 10 phút não tổn thương không hồi phục, cần hồi sinh tim, phổi để cung cấp ô xy cho cơ thể, ngăn ngừa tổn thương não, chờ hỗ trợ nâng cao. Người hỗ trợ cần thực hiện các biện pháp ép tim, hà hơi thổi ngạt theo đúng cách…



Với trường hợp bị gãy xương (kín và hở), các chuyên gia yêu cầu thực hiện 4 không: không lắc chi gẫy, không kéo nắn chi về vị trí tự nhiên, không cởi bỏ quần áo giầy dép, không vận chuyển nạn nhân khi chưa cố định gãy xương.

Trường hợp nạn nhân bị chảy máu ngoài, cần băng ép trực tiếp cầm máu, nếu có dị vật tuyệt đối không rút bỏ dị vật bởi có thể làm máu chảy mạnh hơn…

Ngoài ra, các chuyên gia cũng nhấn mạnh, không được di chuyển nạn nhân bằng xe đạp, xe gắn máy vì có nhiều trường hợp gãy cột sống cổ, bị chở đi đường xóc đã tử vong trước khi vào viện do liệt hô hấp; không đưa bất kỳ vật lạ, nước vào miệng người bị nạn, có thể gây tử vong do sặc, ngạt thở.

Kiểm tra hô hấp của người bị nạn
Khi sơ cứu trong hầu hết trường hợp, việc đầu tiên là cần phải kiểm soát được đường hô hấp cho bệnh nhân, làm đường thở thông thoáng.

Nếu đường thở bị tắc nghẽn do đất, cát, răng giả, đờm dãi... phải dùng tay móc ngay ra.

Trường hợp người bị thương khó thở, sau khi tạo ra được đường thoáng khí, thực hiện hô hấp nhân tạo. Đây là cách cấp cứu an toàn nhất và hiệu quả nhất.

Thông thường thì hô hấp nhân tạo bằng cách miệng đối miệng, người cấp cứu ngậm miệng hít sâu rồi áp miệng vào miệng nạn nhân thổi mạnh, đồng thời ngón cái và ngón trỏ bóp cho cánh mũi nạn nhân kín lại.

Quan sát lồng ngực nạn nhân khi thổi, nếu lồng ngực phồng lên là không khí đã vào phổi., ngẩng lên lấy hơi để thổi lần sau và bỏ ngón tay bịt cánh mũi nạn nhân ra. Tần số đối với nạn nhân người lớn thì cứ 3 – 4 giây thổi một lần, nạn nhân là trẻ em thì nhanh hơn cứ 2 – 3 giây thổi một lần.
Cảm ơn cụ. Nhưng chỉ nhớ gọi 115. Còn phần sau khó nhớ và cần phải có thưc hành.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top